Phần 1: Hoa Kỳ tràn ngập thuốc giả có chứa Fentanyl từ Trung Quốc

Phần 1: Hoa Kỳ tràn ngập thuốc giả có chứa Fentanyl từ Trung Quốc

October 11, 2021

\"\"
A Drug Enforcement Administration (DEA) chemist checks confiscated powder containing fentanyl at the DEA Northeast Regional Laboratory on October 8, 2019 in New York. – According to US government data, about 32,000 Americans died from opioid overdoses in 2018. That accounts for 46 percent of all fatal overdoses. Fentanyl, a powerful painkiller approved by the US Food and Drug Administration for a range of conditions, has been central to the American opioid crisis which began in the late 1990s. (Photo by Don EMMERT / AFP) (Photo by DON EMMERT/AFP via Getty Images)

Sự lan tràn của loại ma túy gây chết người fentanyl đang gia tăng ở Hoa Kỳ.

Hôm 30/09, Bộ Tư pháp thông báo rằng các quan chức thực thi pháp luật đã thu giữ hơn 1.8 triệu viên thuốc kê đơn giả có chứa fentanyl và hơn 1,543 pound (700 kg) bột fentanyl. Cơ quan Phòng chống Ma túy Hoa Kỳ (DEA) chỉ ra rằng hầu hết các loại ma túy được ngụy trang dưới dạng thuốc kê đơn ở Hoa Kỳ được sản xuất tại Mexico, và các thành phần được sử dụng để sản xuất fentanyl đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Bà Lisa O. Monaco, phó tổng chưởng lý Bộ Tư pháp, cho biết trong một bài diễn văn hôm 30/09 rằng hồi năm 2020, có hơn 93,000 người Mỹ tử vong do sử dụng ma túy quá liều, nhiều hơn 30% so với năm 2019 và đó là con số ca tử vong do sử dụng ma túy quá liều cao nhất từng được ghi nhận ở Hoa Kỳ. Thuốc phiện là nguyên nhân gây ra 75% số ca tử vong này, trong đó fentanyl, một chất dạng thuốc phiện tổng hợp, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Bà nói, “Thuốc giả đã được phát hiện ở tất cả các tiểu bang tại quốc gia này. Chúng đang được bán ở các nội thành, ngoại ô và các cộng đồng nông thôn.”

Bà nói về chiến dịch “Một viên thuốc có thể gây tử vong” và trích dẫn rằng, “Cho đến thời điểm này, có hơn 9.5 triệu viên thuốc giả đã bị thu giữ trong năm nay – con số này nhiều hơn hai năm qua cộng lại.”

Theo bà Monaco, những loại ma túy này trông giống như thuốc kê đơn. Chúng rẻ tiền, nhắm vào thanh thiếu niên và vô cùng nguy hại cho xã hội Hoa Kỳ.

Ma túy có nguồn gốc từ Trung Quốc

Hôm 24/08, Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc (USCC), đã công bố một báo cáo, nói rằng “Trung Quốc vẫn là quốc gia xuất xứ chính của fentanyl và các chất liên quan đến fentanyl bất hợp pháp được buôn lậu vào Hoa Kỳ.” Trong khi số lượng các sản phẩm fentanyl trực tiếp từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ ngày càng giảm, thì số lượng các sản phẩm fentanyl chuyển hướng sang Mexico và sau đó được đưa trái phép vào Hoa Kỳ đang tăng vọt. Báo cáo này nói rõ rằng sự hợp tác của chính quyền Trung Quốc trong lĩnh vực này “vẫn còn hạn chế.”

Từ lâu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phủ nhận rằng fentanyl chủ yếu đến từ Trung Quốc. Hôm 02/09, phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ đã đưa ra một tuyên bố về vấn đề fentanyl, nhấn mạnh rằng, “Cho đến nay, phía Trung Quốc chưa từng phát hiện bất kỳ trường hợp tiền chất nào được kiểm soát ở Trung Quốc được xuất cảng sang Mexico, cũng như không có trường hợp mà Mexico thông báo cho phía Trung Quốc về việc thu giữ tiền chất từ ​​Trung Quốc.”

Phát ngôn viên này cũng nói rằng những tuyên bố mà “phần lớn lượng fentanyl ở Hoa Kỳ đến từ Trung Quốc” và “các luồng fentanyl của Trung Quốc đến Hoa Kỳ qua Mexico” là “sai sự thật.” Lý do khiến vấn đề fentanyl tiếp tục trở nên tồi tệ hơn ở Hoa Kỳ, với số lượng người tử vong tăng lên thay vì giảm xuống, là vì “Hoa Kỳ đã không nắm bắt được vấn đề chủ chốt trong việc giải quyết vấn đề lạm dụng ma túy.” Trung Quốc đã nhiều lần nhắc nhở phía Hoa Kỳ “tăng cường giám sát đối với việc kê đơn thuốc fentanyl và tăng cường việc quảng bá và giáo dục.”

Tuy nhiên, việc xem xét báo cáo chống ma túy thường niên của Trung Quốc và các báo cáo hội nghị liên quan cho thấy rằng ĐCSTQ đã đạt được “sự cải thiện bền vững” về tình hình ma túy ở Trung Quốc thông qua các chiến dịch “làm sạch biên giới” trong nhiều năm, có nghĩa là biên giới được bảo vệ tốt và các đường dây ma túy đã bị triệt phá.

ĐCSTQ từ lâu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn ma túy từ hải ngoại. Ngay từ 10 năm trước, ĐCSTQ đã khai triển các cuộc tuần tra chung với Lào, Miến Điện (còn gọi là Myanmar) và Thái Lan để kiểm soát luồng ma túy đi qua sông Mekong vào Trung Quốc. Tính đến cuối tháng 06/2021, các cơ quan chấp pháp của bốn quốc gia này đã phá được 3,387 vụ án liên quan đến ma túy, thu giữ 20.25 tấn ma túy và bắt giữ 3,010 nghi phạm liên quan.

Báo cáo của USCC, được công bố vào tháng Tám, cho biết sự hợp tác của Trung Quốc “vẫn còn hạn chế.” Báo cáo này cũng lưu ý rằng các cơ quan quản lý Trung Quốc thường trì hoãn việc thanh tra và điều tra các địa điểm mà các công ty Trung Quốc có thể đã sản xuất trái phép các nguyên liệu hóa học. “Các yêu cầu thường bị trì hoãn trong nhiều ngày, cho phép mọi hoạt động trái phép di dời hoặc dọn dẹp những cơ sở,” báo cáo cho biết.

Hôm 30/08, khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ treo mức thưởng lên đến 5 triệu USD cho manh mối có liên quan đến việc buôn lậu fentanyl của ông Trương Kiện (Zhang Jian), một công dân Trung Quốc và là kẻ buôn ma túy khét tiếng, ĐCSTQ đã yêu cầu Hoa Kỳ ngừng treo thưởng.

Ông Trương Kiện đã bị Bộ Tư pháp Hoa Kỳ truy tố vào năm 2017 vì tội buôn bán fentanyl và các chất giống fentanyl qua internet cho các cá nhân và người buôn ma túy ở Hoa Kỳ, sau đó gửi chúng qua đường bưu điện. Hồi tháng 04/2018, ông Trương bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ tuyên bố là “Kẻ buôn Ma túy Ngoại quốc Chủ chốt,” trong khi Bộ Tư pháp công bố cáo trạng của bốn công dân Trung Quốc khác về tội rửa tiền cho đường dây buôn bán ma túy của ông Trương.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin), đã lập luận trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm 31/08 rằng các loại ma túy này là hóa chất thông thường không được kiểm soát ở Trung Quốc vào thời điểm đó và cho đến nay, về phía Hoa Kỳ chưa đưa ra bằng chứng cho thấy nhân sự có liên quan này đã vi phạm luật pháp Trung Quốc. Ông Uông cũng nói rằng việc treo một phần thưởng cho bằng chứng “sẽ phá hoại nghiêm trọng cơ sở hợp tác kiểm soát ma túy Trung – Mỹ và tạo ra những trở ngại cho bước tiếp theo của hợp tác song phương, và hậu quả là do phía Hoa Kỳ gánh chịu.” Ngoài ra, phía Trung Quốc, “trịnh trọng yêu cầu phía Hoa Kỳ ngừng treo thưởng cho vụ bắt giữ.”

\"thuốc
Ma túy tổng hợp và các chất bị kiểm soát do Hải quan và Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ thu giữ ở Cincinnati, Ohio, vào ngày 11/05/2020. (Ảnh: CBP Cincinnati)

Ngành công nghiệp ma túy được bảo vệ về mặt thể chế

Trang web của DEA liệt kê 11 cái tên phổ biến của fentanyl, trong đó có ba tên có chữ Trung Quốc như: “Cô gái Trung Hoa” (China Girl), “Khu phố Tàu” (China Town) và “Trung Hoa trắng” (China White).

Hướng dẫn của chính phủ tiểu bang Úc về fentanyl đề cập đến tám tên thông dụng của loại ma túy này, hai trong số đó là “China Girl” và “China White”.

Theo thông tin công khai, có một số “ngôi làng sản xuất ma túy” ở Trung Quốc, mà các bí thư thôn là những người đã dẫn dắt người dân trở nên giàu có bằng cách sản xuất ma túy. Những kẻ buôn lậu ma túy đã cấu kết với các quan chức ĐCSTQ địa phương để sản xuất và buôn lậu ma túy bán bán công khai vào thời điểm đó.

Theo thông tin công khai, vụ việc sản xuất ma túy trái phép lớn nhất Trung Quốc trong 20 năm qua xảy ra tại làng Bắc Xá (Boshe), thành phố Lục Phong, tỉnh Quảng Đông. Có hơn 20% người dân trong làng tham gia sản xuất hoặc buôn bán ma túy trực tiếp hoặc thông qua tham gia cổ phần. Khoảng năm 2009, một số người dân trong làng đã nhanh chóng giàu lên nhờ sản xuất và buôn bán ma túy. Ngôi làng này được biết đến với cái tên “Little Hong Kong.”

Ông Sái Đông (Cai Dong), cựu bí thư thôn, là ông trùm đứng đằng sau việc sản xuất và buôn lậu ma túy ở làng Bắc Xá. Một cột đá bằng cẩm thạch duy nhất trên hiên biệt thự của ông trị giá hơn 46,500 USD.

Mãi cho đến ngày 29/12/2013, tỉnh Quảng Đông mới điều 3,000 cảnh sát đi dẹp “ngôi làng sản xuất ma túy số 1” này. Cảnh sát đã thu giữ 3 tấn ma tuý đá, triệt phá 18 băng nhóm buôn lậu ma túy và hơn 70 nhà máy chế biến ma túy. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất ma túy vẫn đang chạy trốn. Một số cảnh sát địa phương ở Lục Phong đã đóng vai trò là “những chiếc ô bảo vệ” cho ngôi làng này. Mười hai người đã bị bắt và một số cảnh sát trưởng của Lục Phong đã bị điều tra do liên quan đến vụ án.

Sản xuất ma túy ở Trung Quốc đã trở nên lén lút hơn. Hồi tháng 06/2020, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã của ĐCSTQ tiết lộ rằng ông Sái Chấn Hào (Cai Zhenhao), đến từ làng Bắc Xá và được thả trước đó vì thiếu bằng chứng, đã lập một ổ sản xuất ma túy trong một trang trại ẩn náu ở thành phố Lan Châu. Bên ngoài trang trại là những cánh đồng trồng rau và trang trại chăn nuôi, nơi mà phân của gà, cừu và các động vật khác được chất thành đống để che đi mùi sản xuất ma túy. Các nhà sản xuất ma túy tại địa điểm này đều đến từ làng Bắc Xá.

Fentanyl được gọi là ma túy thế hệ thứ ba hoặc ma túy “phòng thí nghiệm.” Theo các chuyên gia, các tiền chất fentanyl rất dễ tạo ra, cũng như các hóa chất và thiết bị chế biến. Quá trình tổng hợp rất đơn giản, vì vậy các băng đảng ma túy có thể dễ dàng sản xuất và bán ma tuý này. Ngoài ra, bằng cách thay đổi cấu trúc hóa học của fentanyl, các dẫn xuất mới liên tục được “tạo ra.” Hoạt động sản xuất ngầm đang gia tăng và khó kiểm soát.

Không thể xác định chính xác có bao nhiêu xưởng sản xuất ma túy trái phép ở Trung Quốc, nhưng theo thông tin công khai trên một trang web của viện kiểm sát Trung Quốc, những người mà trình độ chỉ ở bậc tiểu học cũng có thể chế tạo ma túy bằng các thiết bị thô sơ. Ví dụ, lượng tiêu thụ nguyên liệu hóa chất để sản xuất ma túy ở Thanh Đảo lên tới 10 tấn.

Dựa trên manh mối do Hoa Kỳ cung cấp vào tháng 09/2017, cảnh sát Trung Quốc đã triệt phá một nhà máy chế biến ngầm và hai cửa hàng bán các chất kích thích thần kinh mới, thu giữ hơn 66 pound (gần 30kg) các chất tác động thần kinh mới như fentanyl, cathinone và alprazolam, cùng với hơn 330 pound (148.5 kg) nguyên liệu thô như anilin.

(Còn tiếp)

Tịnh Nhi biên dịch

Bài Liên Quan

Leave a Comment