Các quốc gia phải ‘tuyệt đối cẩn trọng’ về lạm phát, theo IMF

Các quốc gia phải ‘tuyệt đối cẩn trọng’ về lạm phát, theo IMF

  • Daniel Thomas
  • Phóng viên Kinh doanh, New York

8 giờ trước

\"Một

Biến thể Delta đã làm suy yếu quá trình hồi phục kinh tế ở hầu hết quốc gia giàu có, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Trả lời BBC, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết lạm phát sẽ \”vẫn tăng\” trong những tháng tiếp theo ở những nước như Anh và Mỹ, và các ngân hàng trung ương cần phải cẩn trọng.

IMF đã cắt dự báo dự báo tăng trưởng năm 2021 cho những nền kinh tế phát triển – đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và Đức – nhưng cho biết hầu hết các nền kinh tế này sẽ tăng trưởng mạnh vào năm tới.

Thế nhưng IMF cho biết các quốc gia nghèo hơn có thể bị thụt lùi.

Trong một động thái khác, IMF đã bỏ phiếu thông qua việc bà Kristalina Georgieva vẫn giữ vị trí Chủ tịch IMF theo sau vụ bê bối dàn xếp dữ liệu nhằm nâng điểm cho Trung Quốc.

Bà Georgieva đã kịch liệt bác bỏ cáo buộc cho rằng bà đã gây áp lực cho nhân viên nhằm thay đổi dữ liệu có lợi cho Trung Quốc khi bà còn là Tổng Giám đốc Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Nguy cơ tăng cao

Nền kinh tế toàn cầu đã sụt giảm nghiêm trọng vào năm 2020, nhưng đã hồi phục mạnh mẽ trong nửa đầu của năm nay khi các quốc gia gỡ bỏ phong tỏa.

Tuy nhiên, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook) mới nhất, IMF nói \”động lực đã yếu dần\” kể từ thời điểm trên với việc biến chủng Delta với khả năng lây nhiễm cao, đã ngăn \”sự trở lại hoàn toàn bình thường\”.

Gita Gopinath, Trưởng bộ phận kinh tế của IMF cho biết một trong những vấn đề lớn nhất là lạm phát cao, đặc biệt tại Anh Quốc và Mỹ với mức tương ứng là 3,2% và 5,3%.

Một phần là vì \”sự mất cân đối cung cầu\”, và cũng trong trường hợp giá xăng ở Anh tăng vọt.

Bà cho biết lạm phát có thể ổn định ở hầu hết trước thời điểm giữa năm 2022, mặc dù đối với Anh sẽ phải đến năm 2023. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương \”nên hoàn toàn cẩn trọng về điều gì đang xảy ra\”.

Bà Golpinath cũng cho biết việc kinh tế tăng trưởng chậm lại là vì các rủi ro dịch bệnh và sự đứt gãy chuỗi cung ứng, đồng thời cảnh báo rằng \”các nguy cơ ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế đã tăng lên\”.

Tăng trưởng chậm lại

IMF đã cắt giảm nhẹ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2021 xuống chỉ còn 5,9%, nhưng cho biết báo cáo đã không nhấn mạnh đến phần hạ thấp đánh giá cho một số nước giàu.

Đáng chú ý IMF dự báo Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng trưởng chỉ 6% trong năm nay, hạ từ mức 7% dự báo vào tháng 7.

IMF cũng cho biết Nhật Bản và Đức, nền kinh tế lớn thứ 3 và 4 thế giới sẽ tăng trưởng chỉ 2,4% và 3,1% – giảm từ mức 2,8% và 3,6%.

Nền kinh tế của Anh Quốc được dự báo tăng chỉ 6,8% trong năm nay, hạ từ mức dự báo 7% trước đó.

Tuy nhiên, IMF dự báo các nền kinh tế phát triển nhất sẽ quay trở lại xu thế phát triển trước đại dịch vào năm sau khi các vấn đề chuỗi cung ứng được giải quyết và tăng thêm khoảng 1% vào năm 2024.

Trái lại IMF cũng cho biết các nền kinh tế phát triển và mới nổi (không bao gồm Trung Quốc) cũng có thể sụt giảm và vẫn duy trì ở mức 5,5%, thấp hơn dự báo trước đại dịch từ nay đến trước năm 2024.

\"IMF
Chụp lại hình ảnh,IMF nói ngày càng có sự chia rẽ vaccine giữa các quốc gia giàu và nghèo

\”Những chệch hướng này là kết quả của \’sự chia rẽ to lớn trong vấn đề vaccine\’ và sự chênh lệch lớn trong hỗ trợ chính sách,\” bà Gopinatch cho biết.

\”Trong khi hơn 60% dân số ở các nền kinh tế phát triển đã được tiêm vaccine đầy đủ và một số người hiện đang được tiêm liều tăng cường, thì 96% dân số ở những quốc gia thu nhập thấp vẫn chưa được tiêm vaccine.\”

\”Mức sống\” ở những quốc gia này đã chịu một đòn giáng mạnh hơn, bà Gopinath nói với BBC.

Về chính sách tài khóa, IMF nói các nước sẽ vừa phải kiểm soát lạm phát vừa tung ra đầy đủ các gói kích thích để giúp kinh tế phục hồi.

IMF cũng cho biết thêm nợ ở nhiều quốc gia đang ở mức kỷ lục vì số tiền chi tiêu quá cao cho tình hình khẩn cấp vì đại dịch, và tình hình việc làm vẫn ở mức thấp đáng kể so với các mức trước đại dịch.

\"2px
\"Biên
\"2px

Sự hồi phục sau phong tỏa đang trở nên rối rắm. Đây là thông điệp từ IMF trong bảng nhận định về triển vọng kinh tế toàn cầu được công bố hai lần trong một năm.

Sự đứt gãy chuỗi cung ứng \”lâu hơn dự đoán\” đã làm gia tăng áp lực lạm phát và dẫn đến tăng trưởng sụt giảm trong năm nay đối với Mỹ và Anh.

Mặc dù vậy tác động lớn nhất có thể được cảm nhận tại các nền kinh tế đang phát triển nơi bị thiếu vaccine, và giá cả hàng hóa và thực phẩm tăng cao đã tác động đến các triển vọng kinh tế.

Trong khi đó, nhìn chung áp lực lạm phát toàn cầu có thể giảm vào giữa năm sau, IMF đã đưa Anh vào cùng nhóm với Mỹ cùng một số nền kinh tế mới nổi khác là những nơi có \”rủi ro tăng giá\” từ việc giá cả tăng cao.

Nguy cơ lớn nhất, dĩ nhiên là từ việc xuất hiện trở lại các biến thể Covid, đặc biệt ở những nước có tốc độ tiêm chủng chậm. Thành công trong quá trình tiêm chủng vaccine ở Anh đã góp phần nổi bật trong việc giúp vực dậy nền kinh tế.

Sau dự báo tăng trưởng năm 2021 của Mỹ bị hạ thấp hơn Anh, thì Thủ tướng và Bộ trưởng Anh sẽ có thể nói rằng IMF đang dự báo nước Anh sẽ có tăng trưởng cao nhất trong nhóm G7 vào năm 2021.

Không nên tin hoàn toàn vào điều này. Dĩ nhiên cái gì bị đánh mất đang được tạo dựng lại, thế nhưng nền kinh tế Anh đã sụt giảm hơn so với bất kỳ quốc gia G7 nào khác trong năm 2020 vì làn sóng đại dịch đầu tiên, điều này khiến việc mở cửa nền kinh tế trông như một vụ bùng nổ.

Argentina thì tăng trưởng thậm chí hơn Anh, nhưng cũng mất gần 10% giá trị nền kinh tế vào năm ngoái.

Thế nhưng bức tranh lớn bây giờ là vấn đề chuỗi cung ứng và giá cả hàng hóa tăng. Vấn đề là điều này đã khiến các ngân hàng trung ương, bao gồm Ngân hàng Trung ương Anh Quốc (BoE) có thể sẽ nhanh chóng tăng lãi suất.

\"2px
\"Quỹ
Chụp lại hình ảnh,Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã bỏ phiếu thông qua việc bà Kristalina Georgieva vẫn giữ vị trí Chủ tịch IMF

Bà Georgieva vẫn là Chủ tịch IMF

Tương lai của bà Georgieva, Chủ tịch IMF đã bị ngờ vực theo sau báo cáo do công ty luật WilmerHale thực hiện.

Báo cáo của WilmerHale được gửi cho ban giám đốc World Bank về những bê bối liên quan đến điểm số cho Trung Quốc trong báo cáo thường niên Doing Business (Môi trường kinh doanh các nước).

Ngân hàng Thế giới (World Bank) hôm 16/9 nói họ đã hủy báo cáo này.

Báo cáo này cáo buộc bà Georgieva và các quan chức cấp cao khác đã áp \”gây áp lực phi lý\” lên nhân viên của World Bank vào năm 2017 để thay đổi báo cáo nhằm nâng hạng cho Trung Quốc.

Vụ việc xảy ra vào thời điểm World Bank đang tìm kiếm sự hậu thuẫn của Bắc Kinh đối trong việc tăng một nguồn vốn lớn.

Hồi tuần rồi, bà Georgieva đã có được sự ủng hộ từ Pháp và các chính phủ Châu Âu khác, nhưng các quan chức Mỹ và Nhật đã hối thúc có một cuộc xem xét toàn diện về các cáo buộc, một số báo cáo cho biết.

Vào ngày 11/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yellen nói báo cáo đã có thấy những quan ngại \”chính đáng\”, nhưng \”thiếu bằng chứng trực tiếp\” vốn đóng vai trò căn bản cho sự thay đổi lãnh đạo tại IMF.

Bà Georgieva nói: \”Rõ ràng đây là một giai đoạn khó khăn cho tôi, xét về mặt cá nhân. Tuy nhiên, tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ không thể thay đổi cho sự độc lập và thống nhất của các định chế như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế; và là sự kính trọng của tôi dành cho tất cả những người đã cam kết bảo vệ những giá trị mang tính nền tảng của các tổ chức này.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment