Ông Tập thanh tra triệt để hệ thống tài chính, loại bỏ mọi ‘chân rết’ của đối thủ chính trị sau vụ Evergrande

\"Ông

Ông Tập thanh tra triệt để hệ thống tài chính nhằm đảm bảo quyền kiểm soát tối cao và duy nhất của ĐCSTQ đối với hệ thống tài chính.(Ảnh: Andrea Verdelli/Getty Images)

Ông Tập thanh tra triệt để hệ thống tài chính, loại bỏ mọi ‘chân rết’ của đối thủ chính trị sau vụ Evergrande

 Bình luậnĐức Duy  • 13/10/21

Những người quen thuộc với kế hoạch này cho biết, các cuộc thanh tra này nhằm đảm bảo quyền kiểm soát tối cao, duy nhất của ĐCSTQ đối với huyết mạch của nền kinh tế – hệ thống tài chính.

Tạp chí Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thanh tra các mối quan hệ thân hữu, mờ ám giữa các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) của Trung Quốc, các công ty tài chính (CTTC) lớn với các công ty lớn của khu vực tư nhân. Có vẻ như Bắc Kinh tăng cường kiềm chế các lực lượng tư bản của nền kinh tế này. 

Một bước nằm trong kế hoạch kiểm soát kinh tế tư nhân

Kinh tế Trung Quốc đón nhận công cuộc cải cách sâu rộng nhắm vào khu vực kinh tế tư nhân. Sau khi tuyên bố rằng khu vực kinh tế tư nhân đã ‘đủ lớn’ và ĐCSTQ cần nắm quyền quản lý các doanh nghiệp tư nhân, các chi bộ của đảng đã lấp đầy hàng loạt doanh nghiệp tư nhân. 

Nhưng đó chỉ là bước đầu, bước tiếp theo là quốc hữu hoá và thắt chặt hoạt động của các ông lớn tư nhân có nguồn tài nguyên lớn và được cho là ‘tài sản quốc gia’ về thông tin người dùng như Alibaba, Alipay, Tencent, Didi,… Một chiếc taxi tự hành của Didi đang thực hiện một cuộc lái thử trên đường phố ở Thượng Hải, hôm 22/07/2020. (Ảnh: Hector Retamal / AFP qua Getty Images)

Và giờ đây, với sự kiện quả bom nợ Evergrande, Bắc Kinh bắt đầu siết chặt hơn nữa mối quan hệ thân hữu giữa các định chế tài chính (gồm cả định chế nhà nước và tư nhân) với các doanh nghiệp tư nhân lớn trong nước này. Đây hẳn là bước đi nằm trong kế hoạch có tính toán của Trung Quốc khi thực thi chiến lược cải tạo kinh tế tư nhân triệt để ở đất nước này. 

Theo tạp WSJ, ông Tập đang chỉ đạo mở một đợt thanh tra toàn diện các tổ chức tài chính. Theo những người am hiểu về kế hoạch, các cuộc thanh tra, được công bố chung chung vào tháng 9, tập trung vào việc liệu các ngân hàng quốc doanh, quỹ đầu tư, và cơ quan quản lý tài chính có quá ưu ái các công ty tư nhân, đặc biệt là một số doanh nghiệp gần đây đã rơi vào ống ngắm của Bắc Kinh , chẳng hạn như tập đoàn bất động sản (BĐS) khổng lồ China Evergrande Group, công ty gọi xe Didi Global và công ty tài chính – công nghệ Ant Group .

Cuộc thanh tra do cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc chủ trì, tập trung vào 25 tổ chức tài chính trung tâm của nền kinh tế Trung Quốc, là cuộc kiểm tra quy mô nhất trong lĩnh vực huyết mạch kinh tế mà ông Tập đã nghi ngờ kể từ khi lên nắm quyền gần một thập kỷ trước. Đây là một phần trong nỗ lực rộng lớn của ông nhằm hướng hệ thống kinh tế Trung Quốc thoát khỏi chủ nghĩa tư bản kiểu phương Tây trong quá trình chuyển đổi lãnh đạo vào cuối năm tới, khi ông Tập được cho là sẽ bỏ qua thông lệ và tiếp tục ‘cai trị’ thêm một nhiệm kỳ nữa ngoài 2 nhiệm kỳ như thông lệ. 

Theo những người quen thuộc với kế hoạch trên, bắt đầu từ tháng này, những chuyên gia chống tham nhũng từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đang đi khắp các văn phòng của 25 tổ chức nhà nước, xem xét các hồ sơ cho vay & đầu tư, hồ sơ quy định, và yêu cầu câu trả lời về cách thức các giao dịch hoặc căn cứ quyết định rót vốn liên quan đến các công ty tư nhân. 

Những người này cho biết những cá nhân bị nghi ngờ tham gia vào các giao dịch không phù hợp có thể sẽ bị ĐCSTQ chính thức điều tra và có khả năng bị buộc tội sau đó, trong khi bất kỳ định chế nào bị phát hiện đi chệch hướng sẽ bị kỷ luật.

Ban lãnh đạo cũng sẽ sử dụng những phát hiện từ các cuộc thanh tra để quyết định xem có nên cắt giảm lương, thưởng của các giám đốc điều hành tại các CTTC nhà nước này hay không. Một số quan chức tại Bộ Tài chính, đơn vị tài trợ cho các tổ chức tài chính nhà nước lớn, đã thúc đẩy việc cắt giảm lương thưởng trong lĩnh vực tài chính được coi là quá cao so với các ngành khác.

Tại cuộc họp ngày 26/9, trong cuộc họp khởi động cuộc thanh tra, ông Zhao Leji, người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của Bắc Kinh cho biết các  thanh tra viên phụ trách việc kiểm tra 25 cơ sở sẽ “tìm kiếm kỹ lưỡng bất kỳ sai lệch chính trị nào”, theo Tân Hoa Xã.

Ngăn chặn các tập đoàn kinh tế tư nhân biến ngân hàng thành con tin vì… nợ khủng

Sự giám sát lĩnh vực tài chính được đưa ra khi Bắc Kinh cũng đang cố gắng giải quyết sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các công trình xây dựng chạy bằng nợ, vốn đang gây ra bất ổn trong lĩnh vực BĐS của Trung Quốc. Việc siết chặt nợ qua thanh tra như thế này, động lực tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ suy giảm nghiêm trọng trong những tháng tới. 

Các nhà phân tích cho biết trong bối cảnh không chắc chắn, nhiều ngân hàng đã rút lui khỏi hoạt động cho vay đối với các công ty tư nhân trong ngành BĐS và một số ngành khác. 

Michael Pettis, giáo sư tài chính tại Đại học Bắc Kinh cho biết: “Khi sự không chắc chắn tăng lên, cách duy nhất để phản ứng là ngừng làm những gì bạn đang làm”. Nhưng sự suy giảm hoạt động kinh tế trong khu vực tư nhân – từ những gã khổng lồ công nghệ không chắc chắn về môi trường pháp lý cho đến các nhà phát triển BĐS tư nhân bị cắt đứt khoản cho vay – đưa ra một tình thế khó xử đối với Bắc Kinh. Ông Pettis nói: “Nếu không tạo ra nợ \’xấu\’, bạn sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng”.Khách hàng và các đại lý bất động sản xem một số mô hình tòa nhà tại một triển lãm bất động sản ở huyện Jiashan, phía đông tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc hôm 19/10/2012. (Ảnh: AFP / Getty Images)

Vậy Bắc Kinh sẽ làm thế nào để bù đắp tăng trưởng khi chặn lại nguồn vốn vay đổ vào khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và thị trường BĐS nói chung? Giải pháp truyền thống có vẻ sẽ được ưa chuộng ở đây, đó là nhà nước tăng cường đầu tư công vào cơ sở hạ tầng. Càng đầu tư công nhiều, mất cân đối của nền kinh tế càng sâu sắc trong dài hạn vì đầu tư công hiệu quả thấp trong dài hạn dù mang lại tăng trưởng tức thời tại thời điểm giải ngân. Nhưng có vẻ như, Trung Quốc không có lựa chọn nào khác. 

Một số quan chức cho biết, mục tiêu của ông Tập là đảm bảo Đảng có toàn quyền kiểm soát mạch máu kinh tế của đất nước, ngăn chặn việc các tập đoàn kinh tế tư nhân bành trướng nợ nhờ mối quan hệ thân hữu và từ đó biến hệ thống tài chính – huyết mạch của nền kinh tế – trở thành con tin của các tập đoàn kinh tế này. Điều này không chỉ đe dọa sự ổn định hệ thống, mà còn đe dọa vị trí độc tôn trong tiếp cận nguồn lực kinh tế của khu vực nhà nước. 

Loại bỏ ‘chân rết’ của đối thủ chính trị trong huyết mạch nền kinh tế? 

Thông tin chi tiết của các hoạt động chống tham nhũng tại Trung Quốc thường không rõ ràng. Trong những năm đầu cầm quyền, ông Tập đã sử dụng chiến dịch “đả hổ – diệt ruồi – săn cáo” để đánh gục phe đối thủ chính trị, đảm bảo quyền lực tuyệt đối cho lực lượng của mình. 

Tại Trung Quốc, khu vực tài chính nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Chủ tịch Vương Kỳ Sơn, người từng nổi danh khi điều hành Tập đoàn Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước vào những năm 1990 và trong nhiều năm đã cài đặt những người thân cận của ông vào các vị trí quan trọng tại các định chế tài chính được nhà nước hậu thuẫn, trong đó có Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc. 

Trong thời gian giữ chức tổng chỉ huy chống tham nhũng của ông Tập trong nhiệm kỳ đầu tiên của nhà lãnh đạo, ông Vương hầu như tránh điều tra lĩnh vực tài chính, trong khi ông theo đuổi các cuộc điều tra vào các bộ phận khác của nền kinh tế. Nhưng rủi ro tài chính ở Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng, một phần là do các ngân hàng nhà nước cho vay ‘một cách quá tích cực’ đối với một số tập đoàn kinh tế lớn có mối quan hệ thân hữu với họ. 

Ảnh hưởng chính trị của ông Vương đã giảm bớt trong những tháng gần đây. Vào tháng 8, một phụ tá lâu năm của ông đã bị buộc tội nhận hối lộ hơn 71 triệu USD. Ngay cả một số định chế tài chính có mối quan hệ gần gũi với ông Vương hiện cũng đang bị giám sát chặt chẽ, theo WSJ

Ví dụ, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã tài trợ cho các vụ mua lại Tập đoàn HNA ở nước ngoài. Chủ tịch của Tập đoàn HNA là Chen Feng, từng là cựu trợ lý của ông Vương, năm ngoái đã tuyên bố phá sản do gánh nặng nợ nần chồng chất. Ông Chen gần đây đã bị tạm giữ vì nghi ngờ phạm tội hình sự (theo nguồn tin từ HNA cuối tháng 9 vừa qua). Trụ sở chính của Evergrande ở Thâm Quyến. Các Ngân hàng Thương mại Nhà nước cho Evergrande vay sẽ bị ông Tập thanh tra triệt để. (Ảnh: Getty Images)

Các NHTMNN cho Evergrande vay sẽ bị thanh tra triệt để. Evergrande đang phải đối mặt với một trong những vụ vỡ nợ lớn nhất Trung Quốc, lên tới 300 tỷ USD. Quan trọng hơn, của Evergrande có mối quan hệ mật thiết với đối thủ chính trị lớn nhất của ông Tập là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Việc thanh tra triệt để các mối quan hệ thân hữu với tập đoàn này trong hệ thống NHTMNN Trung Quốc sẽ giúp ông Tập thanh tẩy hệ thống này, đảm bảo toàn bộ huyết mạch nền kinh tế nằm dưới sự kiểm soát của ông. 

Một trong những người cho vay chính của Evergrande là tập đoàn tài chính Citic Group, hiện đang bị thanh tra kỹ lưỡng. Citic được thành lập vào cuối những năm 1970 bởi Rong Yiren, “nhà tư bản đỏ” ​​nổi tiếng nhất Trung Quốc, để thử nghiệm chủ nghĩa tư bản. Thành công của Citic đã giúp nền tài chính của Trung Quốc tiếp cận gần hơn với Phố Wall. 

Trong vài năm qua, bất chấp những cảnh báo liên tục của Bắc Kinh chống lại việc cho vay BĐS, Citic đã cung cấp hơn 10 tỷ USD cho Evergrande, theo những người thân cận với ngân hàng này.

Theo cơ quan chống tham nhũng, ông Xie Hongru, người từng điều hành văn phòng của Citic Bank ở phía nam thành phố Quảng Châu, gần căn cứ Thâm Quyến của Evergrande, đã bị các quan chức kỷ luật của đảng điều tra kể từ tháng trước. Ông Xie quản lý chi nhánh ngân hàng từ năm 2015 đến năm 2018, giai đoạn Citic tăng cường tài trợ cho Evergrande. 

Một rủi ro đối với ông Tập và Trung Quốc là việc mở rộng thanh tra tài chính tại thời điểm khó khăn này khiến khu vực kinh tế tư nhân khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng hơn, điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng và phục hồi. 

Lần cuối cùng ông Tập tiến hành giám sát ngành tài chính là sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 2015, khiến ông phải cử các quan chức an ninh công cộng đến cơ quan giám sát chứng khoán hàng đầu của Trung Quốc và các công ty môi giới do nhà nước hậu thuẫn để điều tra xem liệu các cơ quan quản lý đã làm việc với các công ty để thúc đẩy việc bán tháo cổ phiếu trong một \”cuộc đảo chính tài chính\” bị nghi ngờ nhằm gây mất ổn định nền kinh tế Trung Quốc và sự cai trị của ông Tập.

Cuộc điều tra đó đã dẫn đến án tù cho một số nhà quản lý, giám đốc điều hành ngân hàng và các nhà đầu tư bị cáo buộc trục lợi từ thông tin nội bộ. Nó cũng khiến Bắc Kinh phải tạm dừng một số chính sách đổi mới đã được chờ đợi từ lâu, chẳng hạn như những thay đổi nhằm giúp các công ty tư nhân bán cổ phần dễ dàng hơn.

Đức Duy 

Theo Wall Street Journal

Bài Liên Quan

Leave a Comment