Điện đàm Anh-Việt: Thủ tướng Johnson khuyến nghị VN bỏ dần điện than và ngăn phá rừng
9 giờ trước
Trong cuộc điện đảm hôm 26/10, Thủ tướng Anh Boris Johnson khuyến nghị chính phủ Việt Nam cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 0 vào năm 2050 và tiếp tục thực hiện các bước để loại bỏ dần điện than và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030.
Cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Boris Johnson và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu (COP26) được tổ chức từ đầu tháng 11 tại Glasgow, Anh.
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị này.
Theo thông cáo báo chí của chính phủ Anh, hai bên đã thảo luận về vai trò hàng đầu trong khu vực của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Hai nhà lãnh đạo ghi nhận mối quan hệ ngày càng bền chặt giữa Vương quốc Anh và Việt Nam và cam kết làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược của hai nước, bao gồm cả về quốc phòng và an ninh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh sự hỗ trợ gần đây của Vương quốc Anh về vaccine và trang thiết bị y tế cho cuộc chiến chống Covid-19.
Hai bên nhất trí tiếp tục làm việc cùng nhau để giải quyết đại dịch toàn cầu, tăng cường thương mại và đầu tư giữa hai nước, dựa trên nền tảng Hiệp định Thương mại Tự do Anh-Việt và kế hoạch gia nhập khối thương mại CPTPP của Vương quốc Anh.
Bài phát biểu của Greta Thunberg tại Youth4Climate 2021
Thủ tướng Anh Boris Johnson bày tỏ mong muốn được chào đón Việt Nam đến Glasgow tham dự COP26 và cùng nhau thúc đẩy hành động toàn cầu về biến đổi khí hậu.
Vương quốc Anh đã cam kết giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 0 vào năm 2050.
Ông Boris Johnson đặt mục tiêu đến năm 2035, toàn bộ lượng điện của Vương quốc Anh sẽ đến từ các nguồn sạch.
Vương quốc Anh là quốc gia dẫn đầu thế giới về điện gió ngoài khơi. Anh hiện có công suất khoảng 10GW, mà chính phủ đã hứa sẽ tăng gấp bốn lần vào năm 2030.
Ô tô và taxi chiếm 16% lượng khí thải của Vương quốc Anh vào năm 2019 và chính phủ cho biết sẽ không có xe chạy xăng và động cơ diesel mới nào được bán từ năm 2030.
Chính phủ Anh cho biết họ sẽ cắt giảm lượng khí thải từ sản xuất khoảng 2/3 từ năm 2018 đến năm 2035.
Việt Nam \’nghiện\’ than?
Trong khi xu hướng chung trên toàn thế giới là bỏ nhiệt điện chạy than do chúng hủy hoại môi trường, Việt Nam dường như chưa có động thái gì tích cực để tham gia vào tiến trình này.
Bên cạnh những nhà máy điện than cũ, Việt Nam đang tiếp tục cho xây thêm các nhà máy mới.
Dự án nhà máy điện than II gây tranh cãi ở Vũng Áng, cuối cùng, sẽ chính thức được khởi công vào tháng 12/2021, theo Reuters.
Biến đổi khí hậu: Nồng độ khí nhà kính đạt mức cao mới vào năm 2020
Sản lượng điện từ các nhà máy điện than của Việt Nam có thể được nâng lên gấp đôi vào năm 2030, theo bản dự thảo chiến lược phát triển được trình Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt hồi giữa tháng 10.
Giới quan sát cho rằng dự thảo này cho thấy Việt Nam chắc chắn tiếp tục phụ thuộc chủ yếu vào điện than để phục vụ phát triển kinh tế, vào thời điểm mà các nhà tài chính và công ty bảo hiểm đang từ chối hỗ trợ các dự án điện than mới vì tác động khủng khiếp của chúng tới biến đổi khí hậu.
Giữa tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam sẽ nâng cao tỷ trọng năng lượng tái tạo trong bối cảnh trữ lượng nhiên liệu hóa thạch đang giảm dần.\”Là một quốc gia đang phát triển còn nhiều khó khăn, Việt Nam đang xây dựng một lộ trình hài hòa và cân đối để chuyển đổi năng lượng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải carbon\”, Reuters trích lời ông Chính.
Lộ trình \’hài hòa\’ của ông Phạm Minh Chính là vào năm 2030, điện than chiếm 31.4%. Trong khi điện từ khí tự nhiên chỉ chiếm 22,4%, thủy điện 20%, năng lượng tái tạo 25,7%https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/vietnam-59047135/p0b09myr/viChụp lại video,
Thượng đỉnh khí hậu LHQ COP26 là gì?
Trong bài viết có tiêu đề \’Có phải Việt Nam nghiện điện than?\”, South China Morning Post cho hay các nhà máy điện than của Việt Nam chủ yếu được tài trợ bởi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và một số ít từ Mỹ.
Sản lượng điện từ các nhà máy điện than hiện đáp ứng 50% nhu cầu điện tại Việt Nam. Hiện chỉ có khoảng 12% điện ở Việt Nam được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió.
Không chỉ gây ô nhiễm nghiêm trọng, các nhà máy điện than tại Việt Nam được cho là đã gây ra 4.359 ca tử vong sớm vào năm 2017, theo một nghiên cứu năm 2020 về chất lượng không khí và sức khỏe của tổ chức phi chính phủ phát triển bền vững GreenID có trụ sở tại Hà Nội – một con số mà tổ chức này dự kiến có thể tăng nếu có thêm các nhà máy điện than.