Thủ tướng mới của Nhật Bản hứa hẹn \’chủ nghĩa tư bản mới\’ thế nào?
- Mariko Oi
- Phóng viên Kinh tế Châu Á
1 tháng 11 2021
Thủ tướng mới của Nhật Bản, ông Fumio Kishida, đã giới thiệu kế hoạch tái phân phối sự thịnh vượng trong nước như một \”chủ nghĩa tư bản mới\”.
Nhưng một số nhà phê bình trên mạng xã hội gợi ý rằng, đối với họ, kế hoạch này nghe giống như chủ nghĩa xã hội hơn – thậm chí còn gọi đây là \”sự thịnh vượng chung\” của Nhật Bản, ý nói đến một chính sách then chốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hiroshi Mikitani, giám đốc điều hành của Rakuten – gã khổng lồ bán lẻ bán lẻ trực tuyến của Nhật Bản đăng một dòng tweet: \”Ông ta thậm chí có hiểu cách thức vận hành của chủ nghĩa tư bản không?\”
Ông Mikitani đặc biệt tức giận về đề xuất tăng thuế trên thặng dư vốn (CGT) của thủ tướng; chính phủ đánh vào lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư, gọi nó là \”đánh thuế hai lần\”.
Ông chủ Rakuten không phải người duy nhất bày tỏ sự phản đối với kiến nghị mới gây tranh cãi này, nhiều người khác cũng lo ngại nó có thể nhanh chóng nhấn chìm làn sóng quan tâm mới vào thị trường chứng khoán từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Ở Nhật Bản, cuộc bầu cử thủ tướng mới theo thông lệ sẽ khởi động một thời kỳ tăng điểm của thị trường chứng khoán, nhưng thay vào đó, sự xuất hiện của ông Kishida vào tháng 10, (trước cuộc bầu cử hạ viện) đã khiến chỉ số Nikkei 225 bị giảm điểm nhanh chóng .
Chỉ số này đã giảm trong tám ngày liên tiếp, một mức giảm mà hiện được gọi là \’cú sốc Kishida\’.
Đáp lại, ông Kishida đã ngay lập tức đính chính về đề xuất về thuế lãi vốn (CGT) của mình, nói rằng thay vào đó ông sẽ tìm cách thay đổi thuế về lãi vốn và cổ tức, ngay lúc này.
Sự đảo ngược chính sách rối rắm này, đã cho thấy sự tương phản rõ rệt về phong cách thực hiện chính sách kinh tế của ông Kishida và cách tiếp cận của những người tiền nhiệm; Yoshihide Suga và Shinzo Abe.
Cả hai đều thúc đẩy Abenomics, chính sách kinh tế nổi tiếng hiện nay được biết đến với cái gọi là \”ba mũi tên\”: nới lỏng tài khóa, thúc đẩy chi tiêu công và chiến lược tăng trưởng dài hạn. Mục đích của họ là sử dụng ba đòn bẩy này để đưa nền kinh tế Nhật Bản vượt qua hàng thập kỷ của tình trạng tăng trưởng chậm và không tăng trưởng.
Trong nhiệm kỳ của hai nhà lãnh đạo trên, họ đã gặt hái được một số thành công – giá trị thị trường chứng khoán của đất nước đã tăng hơn gấp đôi. Khi ông Abe lần hai trở thành thủ tướng của Nhật Bản vào tháng 12 năm 2012, chỉ số Nikkei 225 ở mức dưới 10.000 yên. Vào tháng 2 năm nay, chỉ số này đã đạt đỉnh 30.000 lần đầu tiên kể từ năm 1990.
Chỉ số Nikkei đã mất ba thập kỷ để phục hồi sau sự sụp đổ vào cuối những năm 1980 dẫn đến hàng thập kỷ suy giảm kinh tế của nước Nhật.
Mức lương không tương xứng
Tuy nhiên, có một số người chỉ trích gay gắt chiến lược kinh tế Abe – gồm cả ông Kishida – cho rằng Abenomics chỉ làm cho người giàu ở Nhật Bản trở nên giàu hơn. Họ muốn thấy của cải được chia sẻ rộng rãi hơn trong quần chúng.
Bất chấp tất cả sự thổi phồng và sự chú ý của quốc tế xung quanh Abenomics, người dân bình thường không cảm thấy có được nhiều lợi ích từ chính sách này. Một số ý kiến cho rằng nó thậm chí còn khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. (Mặc dù rằng một thước đo, hệ số Gini – đo lường sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập – đã thu hẹp một chút trong thập kỷ qua.)
Một trong những lý do khiến mọi người không cảm thấy mình có nhiều tiền hơn trong túi là vì mức lương trung bình hầu như không tăng trong ba thập kỷ qua.
Theo số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mức lương trung bình ở Nhật Bản đã chững lại so với các nước như Mỹ và Đức trong ba thập kỷ qua.
Các chỉ số về năng suất cũng có những hạn chế, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Nhật Bản – tức sản lượng kinh tế tính trên đầu người của một quốc gia – đã dao động nhưng vẫn ở mức như năm 1994.
Trong bài phát biểu về chính sách đầu tiên của mình tại quốc hội, ông Kishida đã lặp lại từ \”bunpai\” hay \”phân phối\” đến 12 lần. Làm một phép so sánh: ông Abe sử dụng \”seicho\” hoặc \”tăng trưởng\” 11 lần và ông Suga nói \”kaikaku\” hoặc \”cải cách\” 16 lần.
Tuy nhiên, có những nhà kinh tế và nhà đầu tư tin rằng những lời chỉ trích gay gắt của ông Kishida đối với Abenomics chỉ là chiêu trò nhằm giành được sự ủng hộ của cử tri trước cuộc tổng tuyển cử và sẽ không có thay đổi căn bản nào.
\”Tôi nghi ngờ việc ông ấy đã giải thích đầy đủ các chính sách kinh tế của mình. Nhưng nhìn vào những người mà ông ấy bổ nhiệm – bà Takaichi làm giám đốc chính sách và ông Amari làm Tổng thư ký – điều đó cho thấy Abenomics có thể sẽ tiếp tục dưới thời ông Kishida\”, nhà đầu tư Aya Murakami nói .
Sanae Takaichi là một ứng cử viên trong cuộc đua lãnh đạo đảng cầm quyền và được sự hậu thuẫn của cựu thủ tướng Shinzo Abe. Trong khi Akira Amari là bộ trưởng kinh tế dưới thời ông Abe và là một trong những kiến trúc sư của Abenomics. Ông Amari là một quyết định bổ nhiệm gây tranh cãi khi ông bị liên quan đến một vụ bê bối về tham nhũng vào năm 2016 và sau khi mất sự ủng hộ trong cuộc bầu cử cuối tuần này và được cho là đã đệ đơn từ chức.
Chuyển lợi nhuận tới tay người lao động
Cho dù Nhật Bản có quay trở lại Abenomics hay không, khi ông Kishida đang nắm quyền, câu hỏi cấp bách nhất sẽ là ông ta nên làm thế nào để xử lý sự bất mãn ngày càng tăng của người lao động Nhật Bản?
Một số công ty niêm yết của Nhật Bản đã công bố lợi nhuận kỷ lục trong những năm gần đây, dẫn đến những lời chỉ trích vì không chuyển bất kỳ khoản lợi nhuận nào cho những nhân viên làm việc chăm chỉ của họ bằng một mức tăng lương tương xứng.
\”Sự tăng trưởng của Nhật Bản không đủ mạnh để phân phối sự thịnh vượng\”, theo bà Murakami – nhà đầu tư. \”Họ kiếm lợi nhuận ở nước ngoài chứ không phải ở trong nước, vì vậy rất khó để các công ty phân phối [số tiền này] khi lợi nhuận không được tạo ra trong nước,\” bà nói thêm.
Bà ủng hộ đề xuất gần đây của bà Takaichi, người đứng đầu chính sách của đảng đối với các công ty thuế đang tích trữ tiền mặt.
Bà Murakami nói: \”Hiện tại, có 2.500 công ty được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo nhưng hơn 10% trong số đó có tiền mặt và tiền gửi lớn hơn giá trị vốn hóa thị trường hoặc có vốn cổ phần chéo\”. \”Họ nên được khuyến khích đầu tư số tiền đó để thúc đẩy tăng trưởng trong nước thông qua các chính sách thuế.\”
Khi được bầu làm lãnh đạo, Kishida đã bày tỏ quyết tâm \”sẽ lắng nghe tiếng nói của người dân\” nhưng đã quay trở lại kế hoạch tăng thuế lãi vốn chỉ chưa đầy hai tuần sau đó. Vì vậy, cần có thêm thời gian để xem ông ta sẽ lắng nghe ý kiến của ai nhất – của giới đầu tư hay công nhân – khi thiết lập đường hướng hoạch định chính sách của mình.