Người sắc tộc Tây Nguyên chết bất minh trong tù do bị ‘phân biệt đối xử’?

Người sắc tộc Tây Nguyên chết bất minh trong tù do bị ‘phân biệt đối xử’?

Giang Nguyễn
2021-11-01

\"NgườiAnh Y-Công HĐơk Courtesy of FB Người Thượng Vì Công Lý00:00/07:28 

Một thanh niên thuộc sắc tộc Êđê đã chết trong trại giam Đắk Trung,tỉnh Đắk Lắk vào đầu tháng 10, nhưng lý do tử vong mà phía trại giam đưa ra tạo nên nghi vấn.

Có điều gì đó không ổn với sự ra đi đột ngột của em Y-Công HĐơk, 19 tuổi, là nhận xét của tổ chức Người Thượng Đứng Lên vì Công Lý. Đây là một tổ chức hoạt động tại Thái Lan cho quyền lợi của người sắc tộc Tây Nguyên. Ông Y Quynh Bdap, điều phối viên của nhóm, nói tổ chức của ông đã theo dõi và thu thập dữ kiện liên quan đến cái chết của Y Công HĐơk từ gia đình em.

Được biết, Y Công bị tuyên án năm năm tù về tội “cố ý gây thương tích” trong phiên xử ngày 2 tháng 6 vừa qua do Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk tiến hành. Cơ quan công an huyện Krông Ana vào ngày 23/6 đã đưa em đi để chấp hành án tù.

“Đến ngày 20/9 thì công an chuyển em đến trại giam Đắk Trung thuộc tỉnh Đắk Lắk. Ở đây gia đình có đi gặp một lần nhưng không được gặp mặt mà chỉ được gửi tiền cho em thôi. Đến ngày mùng 5 tháng 10 thì gia đình nhận được tin báo từ trại giam là em bị bệnh, đưa cấp cứu đến Bệnh viện Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk. Họ cho biết lý do là em bị ốm. Nhưng theo thông tin gia đình đăng trên trang mạng, thì em chết thật bất thường tại vì thấy trên ngực các vết bầm tím, không có lý do gì mà trên các bộ phận cơ thể của em lại có các dấu vết như vậy.

Sau đó thì trại giam bắt gia đình phải ký một tờ giấy, mà không biết giấy đó là giấy gì nhưng vẫn phải ký. Nếu ký vào thì gia đình mới được mang xác về chôn” – ông Y Quynh Bdap cho hay.

Nếu không ký, cán bộ trại giam nói sẽ không cho gia đình đem xác về mà thay vào đó sẽ chôn cất tại khu trại giam cho đến khi hết án tù, vẫn theo lời ông Y Quỳnh thuật lại.

\"243991908_405105477937637_7355145266408959873_n.jpg\"

Gia đình người thân cũng cho biết Y Công không hề mắc bệnh lý nào và trước khi vào tù hoàn toàn khỏe mạnh. Bên phía cơ quan pháp y cũng không cung cấp cho gia đình một bản kết quả mổ tử thi.

Phóng viên Đài Á Châu Tự Do đã liên lạc với Công an tỉnh Đắk Lắk cũng như Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên để hỏi về vụ việc nhưng không ai trả lời điện thoại.

Điều phối viên của nhóm Người Thượng Đứng lên vì Công Lý khẳng định đây là một sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc và trường hợp của em Y Công không phải là trường hợp đơn lẻ.

Ông Y Quynh kể lại trước đây chưa đầy hai tháng, vào cuối tháng tám, tổ chức của ông nhận được một video clip của gia đình sắc tộc Cơ Ho ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng về cái chết bất thường của em Huỳnh Thanh Trung.

Ông Y Quynh Bdap cho biết thêm:

Chính gia đình họ cung cấp video cho tôi tại tỉnh Lâm Đồng. Sự việc chết cũng bất thường như vậy với nạn nhân là Huỳnh Thanh Trung, dân tộc Cơ Ho tại xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Huỳnh Thanh Trung cũng bị bắt về tội gây thương tích. Công an huyện Đơn Dương vào ngày 27 tháng 8 năm 2021 bắt đến trại giam huyện Đơn Dương. Người này lúc đi thì cũng rất mạnh khỏe. Nhưng chỉ sau một ngày, đến ngày 28, cách chỉ có một ngày thôi nạn nhân này chết và phải kêu gọi người nhà đến nhận xác. Họ bảo là bị bệnh chết. Các vụ việc chết trong tù không hợp lý”.

Trong video, người xem chỉ thấy cảnh ban đêm, một nhóm người, gia đình thân nhân của em Huỳnh Thanh Trung khóc khi đón nhận thi thể về làng.

Về trường hợp của thanh niên người Êđê Y-Công Hđơk chết trong trại giam Đắk Trung, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) khu vực Châu Á trong một email gửi Đài Á Châu Tự Do nhận định:

“Không ai có thể tin những luận điệu này của Chính phủ rằng anh Y-Công Hdơk bị \’đau bệnh\’. Cái chết của anh, và của những người Thượng khác đang bị giam giữ là một điều khủng khiếp, không thể chấp nhận được, và cần được điều tra khẩn cấp bởi một cơ quan độc lập sẵn sàng nói lên sự thật. Các đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội nên thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến những vụ vi phạm quyền của người Thượng và tình trạng họ phải chịu ngược đãi, đồng thời phải công khai yêu cầu Chính phủ Việt Nam điều tra những cái chết đầy nghi ngờ này và trừng phạt những người có trách nhiệm, bất kể vị trí hay chức vụ.\”

Người đại diện Human Rights Watch tại Châu Á nói, người sắc tộc Tây Nguyên bị thiệt thòi nặng nề và thường xuyên bị viên chức chính quyền kỳ thị:

“Thực tế đáng buồn là tra tấn và ngược đãi rất phổ biến ở các đồn công an và trại giam Việt Nam, nơi các viên chức và cai tù có thể đánh đập tù nhân mà không bị trừng phạt. Người Thượng đặc biệt phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trầm trọng vì các quan chức coi thường và ngược đãi các dân tộc thiểu số Tây Nguyên một cách có hệ thống. Họ cũng đàn áp những người bị cáo buộc là ủng hộ các nhà thờ tư gia Cơ đốc độc lập, và việc đàn áp này tiếp diễn trong trại giam bằng sự lạm dụng thân thể của họ.

Thêm nữa, những hạn chế của người Thượng về ngôn ngữ Kinh càng làm tăng thêm mức độ bất lực của các gia đình và cộng đồng trước sự ngược đãi trong trại giam”.

\"244656796_405105441270974_4834812437919064537_n.jpg\"

Nhà hoạt động Y Quynh Bdap bổ sung về những hành vi đối xử ngược đãi từ phía chính quyền Hà Nội: 

“Tôi cũng không thể khẳng định là họ kỳ thị, nhưng tôi có thể nói rõ hơn việc này: Cái kỳ thị ở đây là giữa quan chức Nhà nước với người dân. Người dân gây thương tích thôi mà họ xử tới năm năm tù trong khi chính người đang thi hành nhiệm vụ, là điều tra viên mà làm chết người, họ xử 1,5 năm tù. Nó rất rõ ràng là kỳ thị giữa người thi hành nhiệm vụ và người dân”.

Từ North Carolina, Hoa Kỳ, ông Y Duen Buondap, Giám đốc tổ chức Đêga Tây Nguyên chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng, ông đã báo cáo về cái chết uẩn khúc của em Y Công Hđơk với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, và ông cho biết, nhân viên Đại sứ quán đã yêu cầu ông gửi thêm thông tin.

“Chính quyền Việt Nam xem chúng tôi như là thú. Họ không coi chúng tôi là con người. Phụ nữ thì bị buôn vào mại dâm, dân tộc chúng tôi sống như nô lệ. Mà chúng tôi có chống chính quyền đâu?

Tôi đã liên lạc với Đại sứ quán Hoa Kỳ. Nhân viên ở đó yêu cầu tôi trình bày tất cả những gì tôi biết về trường hợp của em Y Công. Tôi đã gửi báo cáo, đồng thời cũng gửi cho đại sứ quán Anh, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, các bạn bè tôi bên Malaysia và Singapore. Tất cả các bạn bè tội đang cùng làm việc trong vấn đề này. Chúng tôi phải đứng lên phản đối những gì Việt Nam làm đối với đồng bào chúng tôi”- ông Y Duen Buondap kể lại. 

Chính quyền Việt Nam tham gia Công ước Quốc tế về Chống tra tấn của Liên hiệp quốc hồi năm 2013 và hai năm sau được Quốc hội phê chuẩn thông qua. 

Tuy nhiên, cho đến năm nay số người chết bất minh trong đồn Công an hay Trại tạm giam vẫn diễn ra mà số cán bộ chịu trách nhiệm không bị xử lý thích đáng. Hồi đầu tháng 10 năm nay, một video về việc một viên công an tỉnh Quảng Nam liên tục chích điện một nam thanh niên trong đồn Công an gây nên làn sóng phẫn nộ trong người dân, tuy nhiên phía cơ quan chức năng giải thích hành động trên chỉ là nhằm \”hù dọa\” để nạn nhân phải khai nhận đồng bọn.

Bài Liên Quan

Leave a Comment