TQ chặn video phỏng vấn chuyên gia vì phát ngôn ‘không có cơ hội đạt Zero Covid’

TQ chặn video phỏng vấn chuyên gia vì phát ngôn ‘không có cơ hội đạt Zero Covid’

\”Nếu mục tiêu là Zero COVID, tôi đánh giá chúng ta không có cơ hội, … Bất kể con người có muốn hay không, [virus] cũng sẽ hoành hành trong một thời gian dài\”. Gần đây, ông Quản Dật (Guan Yi), một chuyên gia virus học được mệnh danh là \”thợ săn virus”, đã nói thẳng rằng, bây giờ điều quan trọng nhất là phải để cho người Trung Quốc hiểu được trạng thái miễn dịch của họ, chứ không phải là hễ động một cái lại xét nghiệm axit nucleic (PCR) toàn dân. Sau đó, chính quyền Trung Quốc đã chặn video phỏng vấn ông Quản ngay lập tức, các nền tảng mạng xã hội cũng bị cấm phát tán video này.

November 10, 2021

\"\"

Thông tin công khai cho thấy, ông Quản Dật sinh ra ở tỉnh Giang Tây và học tiến sĩ vi sinh vật tại Trường Y của Đại học Hong Kong năm 1993. Ông hiện là Giám đốc “Phòng thí nghiệm trọng điểm của Nhà nước về các bệnh truyền nhiễm mới nổi” tại Đại học Hong Kong, đồng thời là Giám đốc Viện nghiên cứu Virus liên kết giữa Đại học Sán Đầu và Đại học Hong Kong. Ông cũng là thành viên của nhóm điều trị cấp cao thuộc Ủy ban Y tế Trung Quốc.

Đợt bùng phát mới nhất ở Trung Quốc bắt đầu từ ngày 17/10, tới nay đã ảnh hưởng đến ít nhất 20 tỉnh, thành với hơn 1.000 ca nhiễm. Điều này trái ngược với chính sách “Zero COVID” mà chế độ Trung Quốc luôn cao giọng tuyên truyền.

Chuyên gia virus, Giáo sư Quản Dật thuộc Khoa Vi sinh của Đại học Hong Kong đã nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với kênh Truyền hình vệ tinh Phượng Hoàng (Phoenix TV) ở Sán Đầu, Quảng Đông rằng, “Không nên động một cái là xét nghiệm PCR toàn dân, nên làm xét nghiệm kháng thể, xem xem sau khi người dân tiêm chủng xong thì trong người có bao nhiêu kháng thể. Cái mông con hổ này sớm muộn cũng phải sờ vào” (cách nói của người Hoa, ví việc xử lý các vấn đề hóc búa, nan giải như “sờ mông hổ”).

Ông phát biểu thẳng thừng rằng: “Nếu mục tiêu là Zero COVID, tôi đánh giá chúng ta không có cơ hội, bởi vì loại virus này đã ‘cư trú dài hạn’ rồi”. Tức là loại virus này đã hoàn toàn thích nghi với con người.

Ông Quản còn nói rằng các công ty sản xuất vaccine nên định kỳ thông báo kết quả kiểm nghiệm vaccine, nếu không đạt tiêu chuẩn thì phải loại bỏ ngay. Bởi vì “với tư cách là nhà nghiên cứu, phát triển và phân phối vaccine, họ có trách nhiệm phải nói cho bạn (người dùng)“.

Loạt phát ngôn trên của Giáo sư Quản đã nhận được sự tán thành của cộng đồng mạng. Nhiều bình luận bày tỏ rằng họ “Đồng tình với quan điểm của ông Quản Dật”, hay “Công chúng đang rất mong chờ, hy vọng thực hiện đề xuất này càng sớm càng tốt. Hiện tại hơn 80% dân số đã tiêm hai mũi vaccine, nhưng rốt cuộc thì hiệu quả thế nào? Xét nghiệm vài mẫu không phải biết ngay sao?”.

Tuy nhiên, hiện tại các phát biểu liên quan của ông Quản đã chính thức bị chặn.

Quốc tế đặt câu hỏi về vaccine của Trung Quốc

Trên thực tế, hiệu quả của vaccine Trung Quốc luôn bị ngoại giới nghi ngờ.

Nhân dân Nhật báo từng đưa tin rằng Trung Quốc đã phê duyệt có điều kiện 5 loại vaccine ngừa COVID-19, trong đó có:

  • 3 loại vaccine bất hoạt do Công ty sinh học Bắc Kinh, Công ty sinh học Vũ Hán thuộc Tập đoàn dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) và Công ty Sinovac Bắc Kinh sản xuất;
  • Vaccine vectơ adenovirus type 5 do Công ty CanSinoBIO Thiên Tân sản xuất;
  • Vaccine tái tổ hợp (tế bào CHO) do Viện Vi sinh vật thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (IMCAS) và Công ty TNHH Dược phẩm sinh học Zhifei Longcom An Huy (Anhui Zhifei Longcom Biopharmaceutical Co., Ltd.) cùng phát triển.

Tuy nhiên, Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) chỉ ra rằng 5 loại vaccine của Trung Quốc có xếp hạng hiệu quả thấp hơn so với các vaccine của các nước phương Tây.

Trong số đó, vaccine của Sinopharm (Vero Cell) được khẳng định là có tỷ lệ hiệu quả 79%. Tuy vậy, vợ chồng cựu Tổng thống Peru Martin Vizcarra đã tiêm vaccine Sinopharm vào tháng 10 năm ngoái, kết quả là cả hai đều được chẩn đoán mắc bệnh vào ngày 25/4 năm nay.

Còn về vaccine Sinovac, theo thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III tại Brazil, tỷ lệ bảo vệ của vaccine này chỉ đạt 50,7%, sát ngưỡng hiệu quả tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định cho vaccine.

Tuy nhiên sau khi virus Vũ Hán liên tục biến thể, hiệu quả các loại vaccine của Trung Quốc có thể sẽ lại giảm xuống.

Ông Kim Đông Nhạn (Jin Dongyan), Giáo sư, nhà virus học tại Trường Y Li Ka-shing thuộc Đại học Hong Kong, chỉ ra rằng “căn bản là không phát hiện kháng thể” ở những người tiêm vaccine Trung Quốc.

Theo thông báo từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tính đến ngày 8/11, Trung Quốc đã tiêm chủng tổng cộng 2.338.493.000 mũi vaccine ngừa COVID-19. Nhưng cho đến nay vẫn chưa thể ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của chủng đột biến Delta.

Kiểm tra kháng thể là một vấn đề chính trị

Ông Hoành Hà (Heng He) là một nhà bình luận chính trị thời sự từng làm việc tại trung tâm nghiên cứu y khoa trong nhiều năm. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng, ở Trung Quốc đại lục, việc kiểm nghiệm hiệu quả tạo kháng thể của vaccine không phải là một vấn đề khoa học, mà đó là vấn đề chính trị. Vì việc này “khiến những người đưa ra quyết định chính trị phải thừa nhận rằng họ đã đưa ra quyết sách sai lầm”.

Ông Hoành chỉ ra rằng, “Zero COVID” đã trở thành một chiêu bài để Trung Quốc rêu rao ưu thế về thể chế của mình. “Một khi nó được móc nối với tính ưu việt của chế độ và khoe khoang với thế giới, sẽ rất khó để sửa đổi. Giống như kế hoạch hóa gia đình, việc điều chỉnh chính sách phải trễ 10 năm, 8 năm. Tư duy, thế giới quan, cũng như nhận thức về con người và sự vật (của Đảng Cộng sản Trung Quốc) là ‘nhân định thắng Thiên’ (tức là con người sẽ chiến thắng ý trời). Tư duy ‘Zero COVID’ bắt nguồn từ tư duy ‘duy trì ổn định’, tất cả các yếu tố không ổn định phải được đưa về con số 0”.

Trước đó, Giáo sư Quản Dật cũng lo lắng và chỉ ra rằng hiện nay chính trị đang áp đảo tất cả, và các nhà khoa học không thể ngồi xuống và thảo luận đầy đủ về cách đối phó với virus. Muốn thực sự chống lại virus thì phải có nhân sự chuyên nghiệp, hình thành lực lượng mạnh nhất để theo dõi chặt chẽ sự đột biến của virus, tính toán quỹ đạo của virus để đối phó với virus một cách có hệ thống.

Theo NTDVN

Bài Liên Quan

Leave a Comment