Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ tiết lộ việc khiến ông Tập Cận Bình đau đầu nhất
Phụng Minh | DKN 08/11/2021
Gần đây, tờ “Tạp chí Kiểm tra và Giám sát Kỷ luật Trung Quốc” đã tiết lộ vấn đề đau đầu nhất trong một thời gian dài của ông Tập Cận Bình. Một số lượng lớn các quan chức cấp cơ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc “nhận nhiệm vụ từ tai phải và đổ ra từ tai trái”, thậm chí nhiều người còn lựa chọn thực hiện theo trào lưu “nằm yên”. Và hậu quả của việc “nằm yên” chính là chuyện bé xé ra to, chuyện to sẽ bùng nổ.
Năm 2016, Ông Kim Xán Vinh, một chuyên gia về ĐCSTQ đã từng tiết lộ, nền chính trị của ĐCSTQ đã trở nên rất hỗn loạn kể từ năm 2015. Ông Tập Cận Bình đã phải đối mặt với một số phản kháng nhẹ từ các quan chức ĐCSTQ trên toàn quốc. Ông nói, “sự thống nhất không hành động của giới tinh hoa địa phương và chính quyền địa phương là một hiện tượng phổ biến. Điều này rất khó giải quyết, ‘người ta không phản đối ông, ông đưa quy định cho họ, họ cũng nghiêm túc chấp hành, không phản đối, nhưng không ai làm gì cả, tất cả các chính sách đều như bằng không\’”.
Tại sao lại như vậy? Trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, câu nói “ngậm miệng phát đại tài” của ông Giang Trạch Dân dường như đã phổ biến trong nội bộ ĐCSTQ. Tuy nhiên tình hình đã thay đổi sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền. Ông Kim Xán Vinh cho hay: “Năm 2012 và 2014, mọi người đều quan sát, ông Tập Cận Bình giữ thái độ khiêm tốn và làm rất tốt công việc, họ từng nghĩ ông là một doanh nhân nông thôn nên đã đánh giá thấp, tuy nhiên sau khi lên nắm quyền, ông Tập không chỉ bắn đạn nhanh mà còn rất chuẩn xác, đánh gục tất cả mọi người. Tuy nhiên, từ năm 2015, các quan chức ĐCSTQ đều cảm thấy người này rất quyền lực và đi ngược lại lợi ích của họ nên họ bắt đầu phản kháng ngầm”.
Bài báo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng lại vô tình xác minh tính chính xác của những phân tích của ông Kim, phơi bày sự tồn tại của một phương thức “nằm yên” trong nội bộ các quan chức ĐCSTQ.
Một bộ phận không nhỏ cán bộ ĐCSTQ chỉ biết hò hét trên miệng, không động tay chân. Còn một số người khi đứng trước những yêu cầu của người dân thì: “Vô cùng nhiệt tình và tiếp nhận, nhưng khi được hỏi về tiến độ giải quyết thì đều bị phớt lờ”. Còn có những nơi, cán bộ quy hết trách nhiệm cho lãnh đạo cấp trên, việc lớn việc bé đều do cấp trên phê chuẩn, nếu không được phê chuẩn thì sẽ không làm”. Ví dụ, bàn làm việc của một Bí thư quận ủy miền tây ngày nào cũng có hàng chồng văn bản đợi phê duyệt, xếp cao hơn 1 thước, mọi việc lớn nhỏ đều được phải báo cáo với ông ấy.
Trong một phóng sự của Đài Á Châu Tự Do, ông Tập Cận Bình đã gặp phải những vấn đề giống hệt như vị Bí thư quận ủy này. Trong một cuộc trò chuyện vào tháng 1 năm nay, ông Tập đã trực tiếp chỉ trích các quan chức chỉ biết chờ đợi chỉ thị bằng văn bản của ông thay vì tự điều hành một cách tích cực. Ông Tập bày tỏ: một số quan chức chỉ biết nói chứ không thật sự đi làm việc.
Ông Thạch Sơn, một nhà bình luận về các vấn đề thời sự ở Hoa Kỳ và là một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, tin rằng một trong những lý do chính dẫn đến sự cố mất điện lớn nhất gần đây ở nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc là do các quan chức ĐCSTQ đều “nằm yên”. Ông cho hay, Bắc Kinh đã đặt ra mục tiêu “kiểm soát tiêu thụ năng lượng kép” cho chính quyền địa phương, tức là kiểm soát cường độ và tổng mức tiêu thụ năng lượng của mỗi tỉnh, tuy nhiên nhiều tỉnh lại có mức tiêu thụ không chỉ không giảm mà còn tăng cao. Vì vậy, vào cuối năm, sẽ có một sự giảm phát bất ngờ, và kết quả là sẽ mất điện. Trên thực tế, đây là một phương thức “nằm yên” mà chính quyền địa phương sử dụng để đối kháng lại chính quyền trung ương.
Trong một cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông trực tuyến, ông Vương Duy Lạc, một chuyên gia về bảo tồn nước sống ở Đức cho biết, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc quy định rằng tất cả các sông, hồ và hồ chứa nước đều có quan chức chịu trách nhiệm quản lý. Bất cứ nơi nào có vấn đề, họ đều sẽ phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, các quan chức này không hề làm việc tích cực, họ chỉ làm theo lệnh trên, hay có nghĩa là: “Tôi sẽ làm theo những gì cấp trên chỉ đạo cụ thể, hoặc tôi sẽ không làm gì nếu cấp trên không có yêu cầu”.
Ông Vương cho hay, các quan chức cấp trung này sẽ không tự quyết định xả lũ, vì nếu làm sai thì sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn. Vậy nên họ có thể báo cáo lên cấp trên, báo cáo lên trung ương để xem bên trên có phản ứng gì hay không rồi mới hành động, khiến thời gian ra quyết định bị kéo dài, không kịp với tình hình cấp bách. Ông Vương cũng tin rằng kết quả thảm khốc của lũ lụt xảy ra là do sự bất lực của các quan chức địa phương làm việc trong hệ thống cứng nhắc của ĐCSTQ.
ĐCSTQ gần đây đã liên tiếp đăng một số bài báo, tất cả đều liên quan đến việc các quan chức ĐCSTQ “nằm yên”. Điều này cho thấy ông Tập Cận Bình vẫn đang bất lực trong việc giải quyết vấn đề này.