Quốc phòng Nhật – Việt và tác động khu vực

Quốc phòng Nhật – Việt và tác động khu vực

3 giờ trước

\"Ông
Chụp lại hình ảnh,Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo thăm chính thức Việt Nam từ ngày 10 đến 12/9

Quan hệ quốc phòng gần gũi hơn giữa Nhật Bản và Việt Nam có thể có tác động đến an ninh khu vực nhưng chưa đến mức khiêu khích Trung Quốc, theo ý kiến hai chuyên gia nói với BBC News Tiếng Việt.

Hai tàu tiến hành một cuộc diễn tập với tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng của Hải quân Việt Nam.

Hồi tháng Chín, thăm Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đã ký Thỏa thuận chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản.

Những diễn biến này chứng tỏ quan hệ hợp tác quốc phòng song phương đã bước vào giai đoạn phát triển mới.

Đối tác \’quan trọng\’

Nói về cuộc diễn tập Việt – Nhật tại Cam Ranh tháng này, tiến sĩ Jagannath Panda, nhà nghiên cứu tại MP-IDSA, New Delhi, Ấn Độ, cho rằng sự kiện là một phần của mối quan hệ thân thiết trên biển đang gia tăng giữa hai nước.

\”Việt Nam đang dần nổi lên như một đối tác hàng hải quan trọng của Nhật Bản. Trên thực tế, ngành công nghiệp đóng tàu đang phát triển của Việt Nam tìm kiếm cơ hội đóng tàu quân sự, và như vậy việc chia sẻ công nghệ của Nhật Bản có thể tạo ra không gian rộng lớn cho sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa cả hai nước.\”

Nhật Bản, vào đầu tháng 10, chứng kiến ông Fumio Kishida được Quốc hội Nhật Bản bầu làm Thủ tướng thứ 100 của nước này.

\"Hai
Chụp lại hình ảnh,Hai bên vào ngày 11/9 đã ký một thỏa thuận cho phép xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng do Nhật Bản sản xuất

Nói với BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Kei Koga, từ Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, nhận xét chính sách ngoại giao của Thủ tướng Fumio Kishida nhấn mạnh liên tục, hơn là thay đổi.

\”Theo nghĩa này, Nhật Bản sẽ cố gắng không ngừng tăng cường quan hệ với Việt Nam,\” ông Kei Koga nói.

\’Lo ngại Trung Quốc\’

Quan hệ gần gũi hơn giữa Nhật Bản và Việt Nam, một phần còn vì lo ngại của nhiều nước về Trung Quốc.

Tại cuộc gặp hai bộ trưởng quốc phòng Nhật – Việt tháng Chín tại Hà Nội, hai bên nói về \”tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không trước những diễn biến phức tạp đang diễn ra trong khu vực\”.

Mặc dù Việt Nam không nói thẳng tên Trung Quốc, nhưng giới quan sát nhận định Việt Nam cùng một số nước Đông Nam Á thời gian qua đã chịu nhiều áp lực dồn dập trên Biển Đông vì Trung Quốc.

Trong khi đó, QUAD, viết tắt của Đối thoại Tứ giác An ninh, diễn đàn chiến lược không chính thức giữa Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc, đã thảo luận về biện pháp để ngăn chặn Trung Quốc thống trị khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Tiến sĩ Kei Koga nói: \”Rõ ràng, Nhật Bản có mong muốn chính trị để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Á.\”

QUAD và sự ra đời mới đây của AUKUS (Mỹ, Anh, Úc) đang cho thấy những thay đổi trong tính toán an ninh khu vực của các đại cường.

Các cấu trúc đa phương này đang và sẽ tác động tới các quan hệ song phương lẫn các thể chế đa phương trong Đông Nam Á.

Tiến sĩ Jagannath Panda, nhà nghiên cứu tại MP-IDSA, New Delhi, Ấn Độ, nói với BBC News Tiếng Việt:

\”Việc Việt Nam hội nhập sâu hơn với các diễn đàn Ấn Độ – Thái Bình Dương có thể thúc đẩy sức mạnh tổng hợp hướng tới một trật tự khu vực đa cực, dựa trên luật lệ và giúp đẩy mạnh hơn nữa chiến lược cân bằng Trung Quốc của Quad, và sau này có thể mở ra cánh cửa cho sự tham gia của ASEAN.\”

Tiến sĩ Kei Koga, từ Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, cho rằng mối quan hệ Việt – Nhật sẽ không đến mức làm khiêu khích Trung Quốc.

\”Sự hiện diện của hải quân Nhật Bản ở Đông Nam Á vẫn còn hạn chế, vì vậy sẽ không quá đe dọa đối với Trung Quốc.\”

\”Việt Nam không hoàn toàn liên kết với Hoa Kỳ, Nhật Bản hay phương Tây để chống Trung Quốc. Vì vậy, điều này sẽ không gây ra tác động chiến lược đáng kể.\”

Tiến sĩ Kei Koga nói: \”Trung Quốc sẽ chỉ trích về mặt ngoại giao các cuộc diễn tập tương tự nếu quan hệ giữa Việt Nam, Nhật Bản với Trung Quốc xấu đi một cách nhanh chóng, nhưng tôi không cho rằng điều này xảy ra lúc này.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment