Tổng thống Lukashenko nói quân đội Belarus đã giúp di dân vào Ba Lan

Tổng thống Lukashenko nói quân đội Belarus đã giúp di dân vào Ba Lan

19 tháng 11 2021

\"Steve
Chụp lại hình ảnh,Trả lời phỏng vấn BBC, tổng thống Belarus (trái) thừa nhận quân đội nước ông có thể đã giúp di dân đi sang Ba Lan để tới Đức

Trả lời phỏng vấn BBC, tổng thống Belarus thừa nhận quân đội nước ông \”có thể đã giúp đỡ người di dân vào EU\”.

Ông Alexander Lukashenko trả lời phóng viên BBC News Steve Rosenberg tại Phủ Tổng thống ở Minsk và xác nhận \”hoàn toàn có thể\” là quân đội Belarus \”đã giúp di dân, vì biết họ muốn sang Đức\”.

Ông giải thích rằng đó là vì \”chúng tôi là người Slav có trái tim\” và một số đã giúp di dân vượt qua biên giới vào Ba Lan, theo bài trên trang BBC News 19/11/2021.

Hàng nghìn người đã tá túc trong cảnh màn trời chiếu đất gần một số cửa khẩu biên giới Belarus với Ba Lan và đòi vào Ba Lan, nước thành viên phía Đông của EU.

\"Belarus\"/
Chụp lại hình ảnh,Hàng rào thép gai do Ba Lan dựng ở biên giới Belarus để \”ngăn di dân trái phép\”

Nhưng ông bác bỏ chuyện Belarus mời hàng nghìn người di dân từ Trung Cận Đông tới để đẩy họ sang Ba Lan, gây ra khủng hoảng nghiêm trọng giữa nước này và EU.

Ông Lukashenko nói ông không hề muốn Belarus \”là nơi trung chuyển của di dân\”.

Tính đến ngày 18/11, cuộc khủng hoảng có phần giảm bớt sau khi Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ bắt các hãng hàng không ngừng đưa khách sang Belarus.

Belarus cũng trục xuất một số di dân về Iraq và EU đồng ý nhận một số nhất định nếu họ đạt tiêu chuẩn tỵ nạn.

Về mặt ngoại giao, có vẻ ông Lushakenko đã thành công, không bị \”lánh mặt\” trên trường quốc tế sau khi được Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi điện để đối thoại nhằm giải quyết khủng hoảng.

Đức ủng hộ Ba Lan rào chặt biên giới vì không muốn hàng nghìn người tới nước họ xin tỵ nạn.

Từ nhiều tháng qua, chính quyền Lukashenko bị cô lập và tẩy chay ở châu Âu vì các nước EU cho rằng ông gian lận bầu cử hồi cuối năm 2020.

Công an Belarus cũng ra tay đàn áp phe đối lập, gây ra khủng hoảng ngoại giao với các láng giềng, nhất là Ba Lan, Lithuania – các nước nhận người tỵ nạn và giới đấu tranh Belarus sang trú ngụ.

\"Doctors
Chụp lại hình ảnh,Người biểu tình Belarus bị đánh trong đồn công an hoặc trại tạm giam hồi tháng 8/2020

EU và Nato vào cuộc?

Anh Quốc, nước không còn là thành viên EU nhưng có vai trò quan trọng trong khối quân sự Nato đã cử một đơn vị công binh có vũ trang tới hỗ trợ quân Ba Lan gia cố các hàng rào.

Việc này khiến Nga nổi giận, cho rằng EU và Nato cố ý lợi dụng tình hình di dân để \”tăng cường hoạt động quân sự\” trong vùng.

Chừng 15 nghìn quân Ba Lan và cảnh sát, biên phòng được điều động ra biên giới phía Đông những ngày qua nhằm ngăn dòng di dân.

Cho đến cuối tuần qua, phía Ba Lan và một số báo Anh đăng tin và hình video cho thấy Biên phòng Belarus cung cấp kìm cộng lực cho thanh niên, đàn ông trong nhóm di dân từ Iraq, Afghanistan, Syria, Pakistan… để cắt hàng rào thép gai ở biên giới.

Xe chở các tấm gỗ và dụng cụ \”vượt rào\” cũng được điều đến từ phía Belarus.

\"A
Chụp lại hình ảnh,Nhiều người di dân tới Belarus để vào EU là phụ nữ, trẻ em

Nga lên án Nato \”thổi lửa\” vào tình hình vốn đã căng thẳng nhưng Nga vẫn tiếp tục với cuộc tập trận chung sát biên giới Ba Lan cùng Belarus.

Xem: Video cảnh di dân tập trung bên phía Belarus, đối mặt với cảnh sát Ba Lan

Bài Liên Quan

Leave a Comment