Tòa án Anh xử vụ phá án ma tuý 2 triệu bảng với 5 người VN \’gác ổ cần sa\’

Tòa án Anh xử vụ phá án ma tuý 2 triệu bảng với 5 người VN \’gác ổ cần sa\’

4 giờ trước

\"Cannabis
Chụp lại hình ảnh,Một ổ trồng cần sa bị cảnh sát phát hiện tại Bristol hồi 2015 – ảnh minh họa

Vừa có năm người Anh bị xử tù sau các đợt cảnh sát truy bắt hồi năm 2019 và 2020 ở London và Essex, phá bốn điểm trồng cần sa trị giá 2 triệu bảng.

Chừng 2000 cụm cần sa đã bị cảnh sát phá ở bốn điểm thuộc thủ đô London và hạt Essex ở về phía Đông.

MyLondon News (23/11/2021) nói về vụ xử ở Basildon Crown Court hôm 16/11 rằng các bị cáo dùng luôn cả khu vực xử lý rác, London Recycling ở Barking làm điểm trồng cần sa.

Các cơ sở khác được biến thành nơi trồng cần sa lậu gồm Rawreth Industrial Estate ở Rayleigh, Bromfords Farm ở Wickford, và một điểm nữa ở Melbourne Road, Clacton.

Họ cũng phát hiện ra năm công dân Việt Nam bị \”cưỡng bức trông trại cần sa\”.

Khác với nhiều vụ trồng cần sa có nhóm chủ mưu là người Việt hoặc các sắc dân nhập cư, trong vụ việc này, cả năm bị cáo là người Anh.

Họ là James Jacobs, Danny Hicks, Gary Calder và David Hall. Cả bốn bị xử án tù giam, với David Hall, 37 tuổi, nhà ở Caspian Walk, Newham nhận bốn năm và bốn tháng tù.

Người thứ năm, Terrence Green, 34 tuổi, bị xử hai năm rưỡi án treo và phải thực hiện 100 giờ lao động công ích.

Các nạn nhân người Việt bị cưỡng bức trông ổ cần sa được chuyển cho hội từ thiện Justice & Care để trợ giúp, theo bài báo của Seren Hughes.

\"The
Chụp lại hình ảnh,Hiện trường một vụ \’đàn ông Việt đâm chém nhau giành nguồn cần sa\’ tại phố Pensnett Road, Dudley, vùng West Midlands, Anh Quốc, tháng 2/2020

Vấn đề người Việt nhập cư lậu và nghề trồng cần sa

Từ 2014 tới nay, hai chính phủ Anh Quốc và Việt Nam đã quan tâm đến chuyện phòng chống buôn bán người và nhìn nhận đây là vấn đề lớn.

Hai chính phủ đã phối hợp với nhau và tăng cường hợp tác sau vụ án 39 tử thi người Việt vào Anh bằng xe thùng đông lạnh được phát hiện ở Essex tháng 10/2019.

Kể từ đó, làn sóng người Việt vào Anh không dừng, và có thể không giảm, với một con số không nhỏ nay đi thuyền cùng các nhóm di dân trái phép và người xin tỵ nạn đổ bộ vào bờ biển Anh.

Trong chuyến thăm mới nhất sang Anh đầu tháng 11/2021, Bộ trưởng Công an Tô Lâm của VN đã gặp cả người tương nhiệm Pháp, và Anh ở London để bàn về vấn đề này.

Anh Quốc cũng hỗ trợ chính quyền Việt Nam các phương tiện để kiểm soát biên giới tốt hơn.

Tuy thế, chuyến đi của ông Tô Lâm bị lu mờ bởi vụ \”ăn thịt bò dát vàng\” trong một quán sang trọng tại London

Nhiều báo Anh đã đăng tin vụ \’thịt bò với nhiều bình luận của người dân Anh – chỉ dưới bài của BBC News bản tiếng Anh là gần 4000 ý kiến sau vài ngày.

Trong số này có cả ý nghi ngờ cam kết của chính phủ VN về việc chống buôn người khi mà quan chức chủ chốt nắm công tác đó sang Anh để \”ăn hưởng xa hoa\”.

Về lâu dài, để ngăn làn sóng di dân bất hợp pháp từ Việt Nam vào Anh, thì cần giáo dục tại chỗ, ở VN.

Theo ông Georges Blanchard, người sáng lập Liên minh Phòng chống Mua bán người (Alliance Anti Traffic – AAT) nói với BBC News Tiếng Việt hôm 31/10/2019, thì \”không có gì có thể tốt hơn là giáo dục cộng đồng, giáo dục phòng ngừa ở cộng đồng.\”

Tổ chức AAT từ 2014 đã xin Anh có hỗ trợ đặc biệt để có các lớp tập huấn tại cộng đồng về buôn bán người, di cư không an toàn, nói về các chiêu lừa gạt để dạy cho cộng đồng có khả năng biết tự bảo vệ.

Cũng có những người phải lao vào con đường đi bán sức lao động ở nước ngoài sau khi bị tước đoạt ruộng đất, mưu kế sinh nhai khả thi tại Việt Nam.

Đó là ý kiến của một nhà văn gốc Việt tại Anh trong bài \”Nhiều người Việt vẫn \’sẵn sàng đánh đổi mạng sống\’ để sang Anh\” đăng gần đây trên BBC News Tiếng Việt.

Việc dòng người vào Anh xin cứu trợ nhân đạo, làm giấy tờ hôn nhân giả hoặc nhận con giả cho phụ nữ Việt có thai được ở lại đang ngày càng làm nhức nhối dư luận Anh.

Vì không có việc làm, không biết tiếng Anh, một số không nhỏ tới Anh Quốc đã ngay lập tức gia nhập đội quân trồng cần sa lậu để có thu nhập cao, dù có rủi ro là vi phạm pháp luật và bị trục xuất.

Bài Liên Quan

Leave a Comment