Sự tham lam của Phố Wall khi của cải của Trung Quốc vượt Mỹ – Lịch sử ‘bơm tiền’ cho chế độ độc tài đang lặp lại

\"Sự

Mọi người được nhìn thấy trên Wall Street bên ngoài Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) ở New York hôm 19/03/2021. (Ảnh: Brendan McDermid / Reuters)

Sự tham lam của Phố Wall khi của cải của Trung Quốc vượt Mỹ – Lịch sử ‘bơm tiền’ cho chế độ độc tài đang lặp lại

 Bình luậnĐức Duy – Trà Nguyễn •  26/11/21

Ảnh hưởng chính trị toàn cầu của Bắc Kinh đang tăng lên tương ứng với sự gia tăng của cải. Phố Wall giúp đỡ Bắc Kinh làm nên điều đó. Trong quá khứ, thế lực mà họ tận tình nâng đỡ chính là Hitler và đế chế Đức quốc xã của ông ta.

Một báo cáo mới của McKinsey cho thấy sự giàu có của Trung Quốc đã vượt qua sự giàu có của Mỹ trong 20 năm qua. Phố Wall quá bận rộn với việc nâng cấp của cải cho Trung Quốc và không quan tâm nhiều đến việc an ninh quốc gia của Mỹ bị suy giảm.

Sự thịnh vượng của Trung Quốc vượt Mỹ chỉ sau hai thập kỷ gia nhập WTO

Theo một nghiên cứu mới đây, Trung Quốc đã vượt Mỹ về giá trị tài sản ròng. Nghiên cứu của McKinsey & Co. cho thấy rằng Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trong hai thập kỷ qua. Từ 7 ngàn tỷ USD vào năm 2000, một năm trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, khối tài sản của Trung Quốc đã tăng theo cấp số nhân lên 120 ngàn tỷ USD vào năm 2020.

Từ năm 2000 – 2020, Trung Quốc chiếm gần 1/3 mức tăng giá trị ròng toàn cầu, tăng 113 ngàn tỷ USD so với mức tăng 50 ngàn tỷ USD của Hoa Kỳ. Đức và Pháp mỗi nước tăng 14 ngàn tỷ USD. Anh, Canada, và Úc tăng 7 ngàn tỷ USD mỗi nước. Nhật Bản và Mexico tăng 3 ngàn tỷ USD mỗi nước; và Thụy Điển tăng 2 ngàn tỷ USD.

Phần lớn sự gia tăng tài sản tương đối này là do giá bất động sản ở Trung Quốc ngày càng tăng so với Mỹ, nơi tài sản chỉ tăng lên 90 ngàn tỷ USD. Do đó, doanh thu của chính quyền Trung Quốc cũng tăng lên, với việc Bắc Kinh đưa số tiền ngày càng tăng theo cấp số nhân này đầu tư vào quân đội của mình. Quân đội Trung Quốc hiện nay quá lớn đến nỗi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẵn sàng thực hiện các mối đe dọa quân sự hoặc tham gia vào các cuộc xâm lược quân sự chống lại các đồng minh của Hoa Kỳ.

Nghiên cứu mới này, thực hiện đối với các quốc gia chiếm hơn 60% thu nhập thế giới, cũng cho thấy rằng mặc dù thế giới đã giàu hơn gấp 3 lần, nhưng tài sản lại tập trung nhiều hơn vào tay ít người hơn. Hơn 2/3 tài sản ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ do 10% hộ gia đình giàu nhất nắm giữ. Theo McKinsey, con số này còn đang tăng lên.

Chênh lệch giàu nghèo quá lớn đã cho phép những cá nhân sở hữu giá trị tài sản ròng cực cao (UHNWI) sở hữu quyền lực vượt trên cả pháp luật, đặc biệt là ở những nơi pháp quyền còn yếu như Trung Quốc.

Phố Wall thúc đẩy dòng tiền đổ vào Trung Quốc bất chấp các tội ác nhân quyền

Hôm 15/11, Bloomberg đưa tin rằng ông Jamie Dimon, Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase & Co., đã được miễn trừ các biện pháp phong tỏa COVID-19 nghiêm ngặt ở Hong Kong, ngay cả khi thành phố này đang tăng cường đóng cửa đối với công dân và khách du lịch hạng hai và hạng ba.JPMorgan chỉ là một trong những ngân hàng tại phố Wall nhận người thân của các quan chức ĐCSTQ vào làm việc để có thể làm ăn ở Trung Quốc. (Ảnh: Emmanual Dunand / AFP / Getty)

Theo Bloomberg, “thành phố đã chấm dứt miễn trừ cách ly trong tháng này đối với hầu hết các nhóm, bao gồm các chủ ngân hàng cấp cao, giám đốc công ty niêm yết, và nhân viên lãnh sự quán trong nỗ lực mở cửa du lịch đến Trung Quốc đại lục.” 

Du khách đến Hong Kong thường phải trải qua thời gian cách ly tới 3 tuần, điều này buộc gần 50% các nhà quản lý tài sản và các ngân hàng quốc tế lớn phải cân nhắc việc di chuyển nhân viên và các hoạt động ra khỏi thành phố.

JPMorgan là ví dụ về khối lượng tài sản phố Wall tích lũy được từ Trung Quốc. Theo Bloomberg, doanh thu của JPMorgan ở châu Á đã tăng hơn 50% kể từ năm 2016, với 90% tăng trưởng là nhờ Trung Quốc.

Theo McKinsey, tổng giá trị ròng toàn cầu đã tăng lên 514 ngàn tỷ USD từ 156 ngàn tỷ USD trong giai đoạn 2000 – 2020. 68% của khối tài sản này là bất động sản. Theo nghiên cứu, giá bất động sản đang tăng vọt và đây là lý do tài sản ròng của Trung Quốc tăng vượt Mỹ. 

Theo Bloomberg, \”điều đó đặt ra câu hỏi về tính bền vững của sự bùng nổ tài sản\”. Bloomberg lưu ý rằng giá bất động sản tăng cao có thể khiến nhà ở trở nên quá đắt và gia tăng rủi ro về một cuộc khủng hoảng tài chính khác, chẳng hạn như năm 2008 khi vỡ bong bóng nhà ở tại Mỹ.

“Trung Quốc có thể gặp rắc rối tương tự vì nợ của các nhà phát triển bất động sản như China Evergrande Group\”, theo Bloomberg.

Ngoài 35% của cải toàn cầu về đất đai và 33% trong các tòa nhà, theo báo cáo của McKinsey, 11% được nắm giữ trong cơ sở hạ tầng, 8% hàng tồn kho, 8% khác về tài sản và thiết bị vô hình, và 6% về máy móc và thiết bị .

McKinsey lập luận rằng sự giàu có của thế giới nên được chuyển từ tài sản sang đầu tư hiệu quả hơn để có thể mở rộng GDP toàn cầu, nhưng cảnh báo về sự sụt giảm giá tài sản có thể xóa bỏ tới 1/3 tài sản của thế giới.

Báo cáo này rất quan trọng vì ít nhất 2 lý do: Thứ nhất, sự giàu có toàn cầu đang tập trung vào một số người; và thứ hai, nó đang tập trung ở Trung Quốc. Điều này đã định hướng lại phố Wall, cùng với ảnh hưởng chính trị to lớn của nó ở Washington. Phố Wall, từ sự tập trung trước đây vào Hoa Kỳ và châu Âu, đã chuyển sang Bắc Kinh, Thượng Hải và Hong Kong — những thị trường tăng trưởng cao nhất.

Bởi vì ĐCSTQ đã buộc mình phải đóng vai trò gác cổng đối với các thị trường của Trung Quốc và thúc đẩy chúng cho các mục đích của đảng theo những cách khác, ảnh hưởng toàn cầu của Bắc Kinh đã tăng lên tương ứng với sự giàu có ngày càng lớn của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm của ông Dimon đến Hong Kong, trùng với hội nghị thượng đỉnh của Tổng thống Joe Biden với lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình, giám đốc điều hành ngân hàng cho biết ông “không bị chao đảo bởi những luồng gió địa chính trị\”.

Ông Dimon dường như thậm chí còn không đề cập đến vấn đề nhân quyền và nạn diệt chủng đang diễn ra ở Trung Quốc, hay tình hình an ninh quốc gia đang xuống cấp của Mỹ. Không có vấn đề nào trong số đó là quan trọng đối với phố Wall, so với việc tập trung vào việc tăng lợi nhuận.

Thực tế, một số nhà tài phiệt hàng đầu Phố Wall gồm các ngân hàng và quỹ toàn cầu đã tăng cường sự hiện diện của họ ở Trung Quốc trong năm 2020 và 2021. Đi kèm với sự hiện diện này là số tiền kỷ lục 212 tỷ USD của quỹ nước ngoài đã đổ vào trái phiếu và cổ phiếu Trung Quốc. Động thái này diễn ra khi Washington đã đưa ra vô số biện pháp nhằm tách Mỹ khỏi Trung Quốc, một vấn đề thu hút sự ủng hộ của lưỡng đảng đã đưa ra báo động lan rộng về ảnh hưởng ngày càng tăng của quốc gia châu Á trong các vấn đề toàn cầu.

Gần đây, Mỹ đã thông qua luật có thể dẫn đến việc các công ty Trung Quốc – bao gồm cả những gã khổng lồ như Alibaba – không dễ dàng niêm yết trên sàn giao dịch của Mỹ hoặc đẩy các công ty Trung Quốc đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ phải ra khỏi thị trường tài chính Mỹ do yêu cầu minh bạch thông tin tài chính. 

Đáng ngạc nhiên là sự hỗn loạn đã không làm ảnh hưởng nền tài chính toàn cầu khỏi cơ hội thu được một phần lợi nhuận ước tính sẽ tăng lên 47 tỷ USD chỉ riêng trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư vào năm 2026.

Goldman Sachs Group Inc. và JPMorgan Chase & Co. hiện đang cố gắng nắm toàn quyền kiểm soát các dự án kinh doanh tại Trung Quốc của họ.

BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới của Mỹ, năm ngoái đã nhận được sự chấp thuận cho quan hệ đối tác với một ngân hàng quốc doanh ở Trung Quốc. Trong tháng 5/2021, trong cơn bão rủi ro bất động sản Trung Quốc và vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành bằng USD, CEO BlackRock đã kêu gọi đổ tiền vào Trung Quốc. 

Năm 2020, Vanguard, một nhà quản lý tài sản của đối thủ, cho biết họ sẽ chuyển trụ sở khu vực của mình đến Thượng Hải, trong khi Citigroup trở thành ngân hàng Mỹ đầu tiên nhận được giấy phép lưu ký quỹ tại nước này. Ngoài ra, cũng đã xuất hiện thông tin về kế hoạch của JPMorgan Chase mua lại đối tác địa phương của mình trong một doanh nghiệp quỹ Trung Quốc.

Rõ ràng sự thịnh vượng của Trung Quốc có nguồn gốc một phần lớn nhờ phố Wall và rõ ràng là phố Wall và các tài phiệt của họ đã lờ đi vấn đề an ninh quốc gia Mỹ. Họ càng không quan tâm tới tội ác vô nhân tính mổ cướp nội tạng hay lao động nô lệ tại Trung Quốc. Cái họ cần là tiền. Trong lịch sử, phố Wall từng hỗ trợ đắc lực cho các thể chế tà ác để kiếm tiền và tạo khủng hoảng. 

Không chỉ Trung Quốc, chế độ phát xít của Hitler cũng lớn mạnh nhờ được phố Wall bơm tiền

Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc năm 1918, Đức đã thất bại thảm hại và chịu khoản bồi thường chiến tranh khổng lồ. Tuy nhiên, nước Đức đã hoàn toàn thoát khỏi nạn lạm phát tiền tệ siêu cấp năm 1923 và bắt đầu công cuộc khôi phục nền kinh tế với tốc độ nhanh chóng. Vì đâu là một nước Đức “suy kiệt” về kinh tế lại có thể “quật khởi” trở lại sau một khoảng thời gian ngắn và từng bước củng cố tiềm lực về kinh tế để kích động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ II?

Ngày 30/1/1933, Adolf Hitler trở thành thủ tướng Đức. Ngày 1/9/1939, Đức đã phát động cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, nghĩa là họ chỉ mất 6 năm để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh này. Một điều ít ai biết rằng, thông qua việc hỗ trợ tài chính cho Hitler, giới tài phiệt phố Wall muốn phát động một cuộc chiến tranh với quy mô lớn. 

Theo Global Research, các tổ chức tài chính trung ương của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ như là Ngân hàng Anh, Hệ thống dự trữ liên bang (FRS), cũng như các tổ chức tài chính và công nghiệp khác đã đặt ra mục tiêu thiết lập sự kiểm soát tuyệt đối đối với hệ thống tài chính của Đức, để kiểm soát các quá trình chính trị ở Trung Âu. Để thực hiện chiến lược này, các nhà tài phiệt đã hợp tác tài chính với chính phủ Đức Quốc xã và hỗ trợ cho chính sách đối ngoại bành trướng của chính quyền này, nhằm chuẩn bị và mở ra một Thế chiến mới.Sau thế chiến thứ nhất và trước thế chiến hai, nước Đức sẽ không nhanh chóng trở lại mạnh mẽ như vậy, nếu không có sự hậu thuẫn cực lớn từ phía sau của các nhà tài phiệt ngân hàng phố Wall. (Ảnh: Tổng hợp)

Vào mùa hè năm 1924, một dự án được gọi là “kế hoạch Daw Dawes” (Giám đốc của một trong những ngân hàng thuộc nhóm tài phiệt Morgan) đã cấp cho Đức một khoản vay lớn 200 triệu USD, một nửa trong số đó được hạch toán bởi JP Morgan (dưới sự chỉ dẫn của người đứng đầu Ngân hàng Anh là Montagu Norman). Trong khi các ngân hàng Anh-Mỹ giành được quyền kiểm soát không chỉ đối với việc chuyển các khoản thanh toán của Đức, mà còn đối với ngân sách, hệ thống lưu thông tiền tệ và hệ thống tín dụng của nước này.

Tổng số tiền đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp Đức trong giai đoạn 1924-1929 lên tới gần 63 tỷ Mác (trong đó 30 tỷ Mác được hạch toán bằng các khoản vay) và thanh toán tiền bồi thường chiến tranh 10 tỷ Mác. 70% doanh thu được cung cấp bởi các chủ ngân hàng từ Hoa Kỳ (hầu hết là từ JP Morgan). Kết quả là vào năm 1929, ngành công nghiệp Đức đứng ở vị trí thứ hai trên thế giới, nhưng phần lớn nằm trong tay các tập đoàn tài chính-công nghiệp hàng đầu của Mỹ.

Nhà cung cấp chính của cỗ máy chiến tranh Đức, đã tài trợ 45% cho chiến dịch bầu cử của Hitler vào năm 1930, và nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn Rockefeller. Còn tập đoàn Morgan thông qua công ty điện tử General Electric, đã điều khiển ngành công nghiệp điện và vô tuyến của Đức, và thông qua công ty viễn thông ITT đã chiếm giữ 40% mạng điện thoại nước Đức.

Sự hợp tác của các “ông lớn” Mỹ với tổ hợp công nghiệp quân sự Đức rất mãnh liệt và có sức lan tỏa, cho đến năm 1933, các ngành chủ chốt của ngành công nghiệp Đức và các ngân hàng lớn như Deutsche Bank, Ngân hàng Netherdner… đều nằm dưới sự kiểm soát của giới tài chính Mỹ.Từ vị thế là một kẻ chiến bại sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức nhanh chóng vực dậy và biến cả đất nước trở thành một \”cỗ máy chiến tranh\” siêu hạng. Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của Hitler trong việc phát triển kinh tế, tuy nhiên đằng sau sự tăng trưởng đó là những tính toán sẵn có và bàn tay nâng đỡ của những tài phiệt ngân hàng Mỹ. (Ảnh: Getty)

Cựu Thủ tướng Đức Heinrich Brüning (cầm quyền năm 1930-1932) đã viết trong hồi ký của mình rằng kể từ năm 1923, Hitler đã nhận được một khoản tiền lớn từ nước ngoài. Vào tháng 5 năm 1933, các chủ ngân hàng lớn nhất ở Phố Wall đã phân bổ cho Đức khoản vay mới với tổng trị giá 1 tỷ USD. Vào tháng 6/1933, Đức quốc xã lại có được 2 tỷ USD từ ngân hàng Anh.

Từ “bàn đạp kinh tế” này, Hitler đã phát động cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, gây ra hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỷ người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới lần thứ I, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước đó cộng lại.

Và giờ Phố Wall có Trung Quốc để kiếm lời bất chấp nạn diệt chủng lạnh (tà ác hơn cả chế độ phát xít của Hitler) đang diễn ra ở quốc gia này. Lịch sử chỉ đang lặp lại mà thôi. 

Đức Duy – Trà Nguyễn  

Bài Liên Quan

Leave a Comment