Cáo buộc của Siêu sao Quần vợt nêu bật vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, châm ngòi cho việc tẩy chay

\"Cáo

Hình ảnh vận động viên quần vợt Bành Soái của Trung Quốc (trái) trong trận đấu vòng một đơn nữ của cô tại giải quần vợt Úc Mở rộng ở Melbourne vào ngày 16/01/2017; và Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệi (phải) trong chuyến thăm Nga tại Diễn đàn Đầu tư Quốc tế Saint Petersburg ở Saint Petersburg vào ngày 18/06/2015. (Ảnh: Paul Crock, Alexander Zemlianichenko / AFP / Getty Images)

Cáo buộc của Siêu sao Quần vợt nêu bật vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, châm ngòi cho việc tẩy chay Thế vận hội

 Bình luậnKhải Anh •  27/11/21

Các chính trị gia, ngôi sao thể thao và các nhà bảo vệ nhân quyền trên khắp thế giới ngày càng lo lắng cho sự an nguy của ngôi sao quần vợt Trung Quốc Bành Soái (Peng Shuai), kể từ khi kênh truyền thông nhà nước của Trung Quốc đăng tải hình ảnh và video gần đây của cô.

Cô Bành, cựu tay vợt đánh đôi xếp hạng 1 thế giới, đã biến mất trước công chúng hơn hai tuần sau khi lên tiếng cáo buộc phó thủ tướng Trung Quốc đã nghỉ hưu là ông  Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli), đã tấn công tình dục cô vào ngày 02/11. Ngay sau đó, Nhà Trắng, Liên Hợp Quốc, Hiệp hội quần vợt nữ và tay vợt nam xếp hạng 1 thế giới là Novak Djokovic, đã rất lo ngại cho sự an nguy của của cô Bành.

Vụ việc của cô Bành đã tiếp thêm lửa cho chiến dịch tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, khai mạc vào ngày 04/02 tới đây. Các chính trị gia, tổ chức phi chính phủ, nhà hoạt động và các vận động viên đang gây sức ép buộc chính quyền Trung Quốc phải tôn trọng các quyền cơ bản của con người.

Vào ngày 21/11, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) thông báo rằng chủ tịch Thomas Bach đã có cuộc gọi video kéo dài 30 phút với cô Bành, và ông Lý Linh Vĩ (Li Lingwei,) một quan chức cấp cao Trung Quốc và cũng là thành viên của IOC Lý Linh Vĩ, và chủ tịch Ủy ban vận động viên của IOC. Ông Bach cho biết: “Tình trạng hiện tại của cô Bành rất tốt.”

Từ ngày 20 đến 23/11, truyền thông nhà nước Trung Quốc và chính quyền Trung Quốc tiếp tục nói rằng cô Bành vẫn an toàn tại nhà riêng của cô ở Bắc Kinh, kèm theo việc đăng tải một video và bức ảnh của cô ấy, những thứ không thể xác minh được.

Tuy nhiên, thế giới ngày càng lo lắng hơn cho cô Bành từ sau cuộc gọi video của IOC và những lời trấn an của Bắc Kinh.

“Trung Quốc có lịch sử đăng tải các \’tuyên bố\’ cưỡng bức thay mặt cho các nhà hoạt động nhân quyền,” Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết trong tuyên bố của mình vào ngày 18/11. \”Đơn cử như kênh truyền thông nhà nước đã phát sóng \’lời thú tội\’ của các luật sư nhân quyền Trung Quốc là ông Vương Vũ (Wang Yu) và Khương Thiên Dũng (Jiang Tianyong) trong khi đang giam giữ họ.”Các nhà hoạt động biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles, kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 do lo ngại về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc ở Los Angeles, California, ảnh chụp ngày 30/11/2021. (Ảnh: Frederic Brown / AFP / Getty Images)

Mọi người từ khắp nơi trên khắp thế giới đang lo ngại rằng cô Bành đã mất đi quyền tự do và phải thực hiện bất cứ điều gì mà chính quyền Trung Quốc ra lệnh cho cô ấy.

“Tôi vô cùng lo lắng cho sự an nguy và sức khỏe của cô Bành. Các cáo buộc về tấn công tình dục chưa từng bị nhà nước kiểm duyệt. Việc cô ấy bị ĐCSTQ bắt bớ chỉ vì dám can đảm nói lên sự thật là một điều không thể tưởng tượng nổi,” ông Garnett Genuis, một thành viên của Quốc hội Canada và là Bộ trưởng phe đối lập của Canada về quan hệ Canada-Trung Quốc, nói với The Epoch Times vào ngày 22/11. “Mặc dù hình ảnh và video của cô Bành đã được đăng tải bởi các kênh truyền thông do nhà nước Trung Quốc bảo trợ, nhưng không thể xác minh tính xác thực của chúng.”

“Vụ việc này nhấn mạnh một thực tế là các vận động viên có thành tích cao không được miễn nhiễm với các vụ vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc,” ông Genuis nói thêm.

Các quyền của Phụ nữ

Chính quyền Trung Quốc có thành tích tồi tệ về nhân quyền, đặc biệt là vi phạm các quyền của phụ nữ, chẳng hạn như việc các quan chức ĐCSTQ có nhân tình là một thực tế phổ biến trong những thập kỷ gần đây.

Cựu giám đốc an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang, người đã bị kết án tù chung thân vì các tội nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và cố ý làm lộ bí mật quốc gia vào tháng 6/2015.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, ông Chu có ít nhất 28 nhân tình lâu năm và có gần bốn trăm phụ nữ bị ông ta đã tấn công tình dục. Các nhân tình của ông Chu có cả nhân viên truyền hình, ngôi sao điện ảnh, ca sĩ, sinh viên đại học và các quan chức.

Những người phụ nữ này, những người có quan hệ với ông Chu, buộc phải duy trì mối quan hệ của họ với ông ta vì sự nghiệp hoặc thậm chí vì tính mạng của họ. Ở Trung Quốc, các quan chức cấp cao có quyền tống giam người vô tội, tịch thu tất cả của cải, thậm chí cả tính mạng của họ hoặc phúc lợi của các thành viên trong gia đình nếu họ không tuân thủ những gì được yêu cầu .

Trong những năm qua, chính quyền Trung Quốc đã công bố hàng trăm quan chức dính vào bê bối tình ái, như: Triệu Lệ Bình (Zhao Liping), một quan chức quyền lực ở Nội Mông đã sát hại nhân tình của mình vào năm 2015; Mã Kiện (Ma Jian), cựu Thứ trưởng Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc, người có sáu nhân tình và hai con trai; và Sử Văn Thanh (Shi Wenqing), một quan chức cấp cao ở tỉnh Sơn Đông, ông này nhiều lần cưỡng hiếp cháu gái của mình, cũng như có quan hệ tình ái với hai cháu gái của vợ và có vô số tình nhân không chính thức bên ngoài.

Ông Cúc Bân (Ju Bin), một huấn luyện viên bóng rổ người Canada, người từng là thành viên của đội tuyển bóng rổ quốc gia Trung Quốc, nói với The Epoch Times tiếng Trung vào đầu tháng 11 rằng các vận động viên quần vợt nữ thường là mục tiêu tấn công tình dục của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.

“Các quan chức cấp cao của ĐCSTQ thích chơi quần vợt hơn tất cả các môn thể thao khác, bởi quần vợt đem lại sự tao nhã [trong mắt họ]. [Các nhân viên của họ] luôn ra lệnh cho các vận động viên quần vợt nữ hàng đầu đi cùng với họ,” ông Cúc  cho hay. “Tôi biết rất rõ về vụ bê bối này, và điều này diễn ra liên tục.”

Ông Viên Hoàng Bân (Yuan Hongbin), cựu trưởng khoa ngành luật tại Đại học Bắc Kinh và là nhà bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng đang sống lưu vong, nói với THe Epoch Times tiếng Trung vào ngày 19/11 rằng, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ thường xuyên tấn công tình dục ba nhóm phụ nữ.

“Nhóm đầu tiên là các nữ nhân viên của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) do nhà nước điều hành; nhóm thứ hai là thành viên của các đoàn nghệ thuật trong quân đội các cấp; và cuối cùng là đội quần vợt nữ quốc gia,” ông Viên liệt kê.

Ở Trung Quốc, ba nhóm phụ nữ mà ông Viên đề cập đều có địa vị xã hội tương đối tốt, nhưng các quyền của họ vẫn không được các quan chức ĐCSTQ tôn trọng.

Tẩy chay Thế vận hội Olympic Bắc Kinh

“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 ở Bắc Kinh. Chúng ta phải đoàn kết với các dân tộc của CHND Trung Hoa (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đang tìm cách bảo vệ các quyền con người cơ bản của họ, bao gồm cả các sắc dân ở Đông Turkistan, Tây Tạng, Nội Mông và cả Hồng Kông. Thế vận hội không nên được tổ chức ở một quốc gia mà các vụ vi phạm nhân quyền khủng khiếp hiện vẫn đang diễn ra hàng ngày và nơi mà những vụ vi phạm nhân quyền thậm chí có khả năng xảy ra trong quá trình đăng cai Thế vận hội,” nghị sĩ Genuis của Canada bày tỏ.

Ông Gordon Chang, một thành viên cấp cao xuất sắc tại Viện Gatestone và là một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, người đã trở nên nổi tiếng với tác phẩm “The Coming Collapse of China,” (Tạm dịch: “Sắp đến ngày tàn của Trung Quốc”), đã viết trong một bài báo nêu quan điểm cho The Epoch Times hôm 23/11 rằng: “Hiện tại, chỉ [những kẻ] suy đồi đạo đức mới có thể cho rằng thật là một ý tưởng tuyệt vời khi cho phép một chính quyền bắt giữ con tin, bảo vệ kẻ hiếp dâm, gây ra tội ác diệt chủng như Trung Quốc, được đăng cai tổ chức Thế vận hội. Đã đến lúc thế giới phải đương đầu với bộ mặt thật của ĐCSTQ và hệ thống khủng khiếp mà họ đã dựng nên. Chỉ có một lựa chọn đúng mà thôi: Hãy dời Thế vận hội đi nơi khác.”

“Tôi cho rằng Hoa Kỳ nên đứng lên lãnh đạo các quốc gia dân chủ tẩy chay Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh nhân danh nhân quyền… Đây là cách thức mạnh mẽ để cảnh báo chính quyền Trung Quốc,” ông Phùng Sùng Nghĩa (Feng Chongyi), giáo sư về Trung Quốc học tại Đại học Technology Sydney, bày tỏi với The Epoch Times tiếng Trung hôm 19/11.

“Việc [tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh] này là một cơ hội tuyệt vời để ĐCSTQ biết rằng họ phải chấp nhận hậu quả của việc lạm dụng nhân quyền,” ông Trần Tư Minh (Chen Siming), một nhà bất đồng chính kiến ở tỉnh Hồ Nam, miền nam Trung Quốc nói với The Epoch Times tiếng Trung hôm 20/11.

Khải Anh

Theo The Epoch Times tiếng Anh

Bài Liên Quan

Leave a Comment