Trung Quốc giám sát nhà báo bằng hệ thống \’đèn giao thông\’
- James Clayton
- Phóng viên công nghệ Bắc Mỹ
30 tháng 11 2021
Tỉnh Hà Nam của Trung Quốc đang xây dựng một hệ thống giám sát với công nghệ quét gương mặt có thể phát hiện nhà báo và \”những người đáng quan ngại\” khác.
Các tài liệu mà BBC News tiếp cận mô tả một hệ thống phân loại các nhà báo như \”đèn giao thông\” – màu xanh lá cây, màu vàng và màu đỏ.
Họ nói rằng các nhà báo thuộc diện \”đỏ\” sẽ bị \”ứng xử tương xứng\”.
Sở Công an tỉnh Hà Nam chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Các tài liệu do công ty phân tích giám sát IPVM phát hiện cũng có phác thảo kế hoạch giám sát những \”đối tượng đáng quan ngại\” khác, bao gồm cả sinh viên nước ngoài và phụ nữ nhập cư.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) nói \”Đây không phải là một chính quyền cần thêm quyền lực để theo dõi nhiều người hơn … đặc biệt là những người có thể đang cố gắng bắt chính phủ phải chịu trách nhiệm một cách ôn hòa.\”
\’Thư viện theo chủ đề\’
Các tài liệu, được công bố vào ngày 29 tháng 7, là một phần thuộc quy trình đấu thầu, khuyến khích các công ty Trung Quốc đấu thầu hợp đồng xây dựng hệ thống mới.
NeuSoft đã giành được gói thầu vào ngày 17 tháng 9.
NeuSoft chưa trả lời yêu cầu bình luận của BBC News.
Hệ thống này bao gồm công nghệ nhận dạng khuôn mặt được liên kết với hàng nghìn camera ở Hà Nam, để cảnh báo các cơ quan chức năng về \”người đáng quan ngại\”.
\”Những người đáng quan ngại\” sẽ được xếp loại trong \”các thư viện theo chủ đề\” – trong một cơ sở dữ liệu sẵn có về thông tin và hình ảnh về người dân trong tỉnh.
Hệ thống cũng sẽ kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia của Trung Quốc.
\’Mối quan ngại chính\’
Một trong những nhóm được Sở Công an Hà Nam quan tâm là các nhà báo, kể cả các nhà báo nước ngoài.
\”Đề xuất sơ bộ là phân loại các nhà báo là mối quan ngại thành ba cấp độ\”, tài liệu ghi.
\”Những người được đánh dấu màu đỏ là mối quan ngại chính.
\”Cấp độ thứ hai, được đánh dấu bằng màu vàng, là những người có mối ngại chung chung.
\”Cấp độ ba, được đánh dấu bằng màu xanh lá cây – dành cho các nhà báo không gây hại.\”
Và một cảnh báo sẽ được kích hoạt ngay khi \”các nhà báo đáng quan ngại\”, được đánh dấu là \”màu đỏ\” – hoặc \”màu vàng\”, nếu họ đã từng có tiền án hình sự – đặt vé đi vào tỉnh.
Hệ thống cũng sẽ đánh giá sinh viên nước ngoài và chia họ thành ba loại rủi ro – \”sinh viên nước ngoài ưu tú, cá nhân chung chung, và những người chủ chốt và cá nhân không ổn định\”.
Tài liệu viết: \”Đánh giá an toàn được thực hiện bằng cách tập trung vào điểm danh hàng ngày của sinh viên nước ngoài, kết quả kỳ thi, liệu họ có đến từ các quốc gia chủ chốt hay không và việc tuân thủ kỷ luật trường học\”.
Bản thân các trường sẽ cần thông báo cho chính quyền về những học sinh gây lo ngại về an ninh.
Và những người được coi là cần quan tâm sẽ được theo dõi.
Trong giai đoạn nhạy cảm về chính trị, chẳng hạn như cuộc họp thường niên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, \”cơ chế báo động thời chiến\” sẽ được kích hoạt và theo dõi các sinh viên gây \”quan ngại cốt yếu\”, bao gồm theo dõi điện thoại di động của họ.
Các tài liệu phác thảo các mong muốn hệ thống có được thông tin lấy từ:
- điện thoại di động
- mạng xã hội – chẳng hạn như WeChat và Weibo
- chi tiết về phương tiện di chuyển
- khách sạn lưu trú
- vé du lịch
- tài sản sở hữu
- ảnh (từ cơ sở dữ liệu hiện có)
Nó cũng nên nhắn vào \”phụ nữ bị mắc kẹt\”, hoặc phụ nữ nhập cư không phải người Trung Quốc không có quyền sống ở Trung Quốc.
Một số lượng lớn phụ nữ đến Trung Quốc để tìm việc làm.
Những người khác bị bán sang Trung Quốc từ các nước láng giềng.
Và hệ thống sẽ \”được kết nối\” với Cục Nhập cư Quốc gia, Bộ Công an và cảnh sát Hà Nam, trong số những cơ quan khác.
Các tài liệu này được công bố vào khoảng thời gian chính phủ Trung Quốc chỉ trích các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin về lũ lụt ở Hà Nam.
Conor Healy, Giám đốc của IPVM, cho biết: \”Kiến trúc kỹ thuật của hệ thống giám sát đại trà ở Trung Quốc vẫn chưa được hiểu rõ… nhưng việc xây dựng công nghệ giám sát thiết kế riêng để hiệu quả hơn trong việc đàn áp nhà báo là điều mới mẻ.
\”Những tài liệu này làm sáng tỏ những gì an ninh của Trung Quốc muốn từ việc giám sát đại trà.\”
Hệ thống nhận dạng khuôn mặt của Trung Quốc được cho là đã sử dụng trên toàn quốc.
Vào năm ngoái, Washington Post đưa tin Huawei đã thử nghiệm phần mềm trí tuệ nhân tạo có thể nhận diện những người thuộc dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ (Uighur) và cảnh báo cho cảnh sát.
Giám đốc của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Right Watch) tại Trung Quốc, Sophie Richardson nói: \”Mục tiêu này thật đáng sợ, đảm bảo rằng mọi người đều biết họ có thể và sẽ bị giám sát – và họ không bao giờ biết điều gì có thể kích hoạt mối quan tâm không mấy thân thiện này.\”