Cách Mỹ hóa giải lợi thế sân nhà của Hải quân Trung Quốc
Nhiệm vụ chính của Hải quân Trung Quốc là tác chiến ở vùng biển xung quanh sát bờ biển Trung Quốc, điều này tương đương với các hoạt động “sân nhà” của chiến đấu hải quân; khiến cho bên phòng ngự thường có ưu thế hơn bên tấn công.
Khi phòng thủ trong một khu vực, hay xung quanh một điểm, thì đường tiếp tế của bên phòng thủ sẽ không bị kéo dài quá xa. Ngược lại, khi là bên tấn công, được phép lựa chọn mục tiêu tấn công, thì phải chấp nhận kéo dài đường tiếp tế thêm một khoảng cách xa hơn.Trong trường hợp này, Hải quân Mỹ là bên tấn công, bởi vì hầu hết các tàu hải quân Mỹ phải khởi hành hàng nghìn km từ cảng nhà của họ, để đến nơi có nhiều khả năng giao tranh với Hải quân Trung Quốc; còn Hải quân Trung Quốc tập trung hơn vào việc thực hiện các nhiệm vụ ở các vùng biển xung quanh, và chiến lược này cũng có nhiều lợi thế hơn.Trong trường hợp này, Hải quân Mỹ là bên tấn công, bởi vì hầu hết các tàu hải quân Mỹ phải khởi hành hàng nghìn km từ cảng nhà của họ, để đến nơi có nhiều khả năng giao tranh với Hải quân Trung Quốc; còn Hải quân Trung Quốc tập trung hơn vào việc thực hiện các nhiệm vụ ở các vùng biển xung quanh, và chiến lược này cũng có nhiều lợi thế hơn.
Ngược lại, hạm đội Mỹ phải thực hiện sứ mệnh trên khắp thế giới, đối thủ tiềm tàng không chỉ là Trung Quốc, mà còn có Nga, Iran và các nước khác. Chuyên gia hải quân Eric Wertheim nói rằng, thách thức đối với Hải quân Mỹ là lực lượng này phải chiến đấu trên khắp thế giới.
Những yêu cầu này cũng quyết định các thiết kế tàu chiến hoàn toàn khác nhau của hải quân Trung Quốc và Mỹ. Trung Quốc có thể đóng tàu chiến nhỏ, rẻ, số lượng sẽ rất lớn; cơ cấu lực lượng này phù hợp với chiến lược của nước này.
Trong chiến lược của Hải quân Trung Quốc, một số lượng lớn các tàu nhỏ cho thấy lợi thế hàng hải chính của nước này. Báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy, Trung Quốc có số lượng tàu chiến mặt nước lớn nhất thế giới, với tổng số 355 tàu tuyến đầu; trong khi Hải quân Mỹ có 305 tàu tuyến đầu.
Tuy nhiên trong số tàu trên, thì Hải quân Trung Quốc có hơn 100 tàu là khinh hạm hạng nhẹ Type 056 có lượng choán nước 1.500 tấn hoặc khinh hạm Type 054 có lượng giãn nước chỉ 4.000 tấn. Mặc dù Hải quân Trung Quốc có nhiều tàu hơn Hải quân Mỹ, nhưng tổng lượng choán nước của nó chỉ là 2 triệu tấn.
Chiến lược của Trung Quốc là mang tính khu vực, chủ yếu tập trung ở các khu vực lân cận, nên có thể tiếp tục trang bị một số lượng lớn tàu nhỏ giá rẻ, công nghệ thấp. Chiến lược toàn cầu của Mỹ, yêu cầu không có lựa chọn nào khác, ngoài việc mua một số lượng nhỏ các tàu lớn và đắt tiền
.
Dự kiến về lâu dài, số lượng tàu mặt nước của Hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục vượt qua Hải quân Mỹ; nhưng quan trọng là tổng trọng tải thì vẫn không thể vượt qua được Hải quân Mỹ.
Tàu chiến nhỏ nhất của Hải quân Mỹ là 20 tàu chiến đấu ven bờ Littoral, với lượng choán nước khoảng 3.000 tấn. Còn lực lượng tàu chiến “nòng cốt” là 68 tàu khu trục lớp Arleigh Burke với lượng choán nước hơn 9.000 tấn, chưa kể các siêu tàu sân bay 100.000 tấn và các tàu lớn khác, tổng trọng tải của Hải quân Mỹ đã lên tới 4,5 triệu tấn.Điều tạo nên sự khác biệt này được xác định bởi các chiến lược khác nhau của hai nước. Do tàu chiến Trung Quốc có trọng tải nhỏ, chở ít nhiên liệu và khả năng bám biển kém, nên các tàu chiến này không thích hợp cho các hoạt động tầm xa.Điều tạo nên sự khác biệt này được xác định bởi các chiến lược khác nhau của hai nước. Do tàu chiến Trung Quốc có trọng tải nhỏ, chở ít nhiên liệu và khả năng bám biển kém, nên các tàu chiến này không thích hợp cho các hoạt động tầm xa.Nhưng sẽ là vô nghĩa nếu Hải quân Mỹ cũng được trang bị các tàu chiến nhỏ như của Trung Quốc. Hải quân Mỹ có rất nhiều sứ mệnh phải thực hiện và các tàu của họ cần có khả năng đi xa hàng nghìn km mỗi lần; đồng thời cần tuần tra trong thời bình và cung cấp khả năng răn đe trong các cuộc khủng hoảng
.
Và để khắc phục tình trạng thiếu hụt số lượng tàu chiến so với Trung Quốc, Hải quân Mỹ đã có cách khắc phục, đó chính là công nghệ tàu không người lái. Đây được cho là bước đột phá của tác chiến hải quân tương lai.Hải quân Mỹ trong thời bình cần những con tàu lớn và đối với họ, việc phát triển các tàu nhỏ chỉ là một sự lãng phí tài nguyên và những con tàu nhỏ này sẽ chỉ không làm được gì cho đến khi chúng được loại biên.
Việc phát triển công nghệ tàu mặt nước không người lái, là một sự lựa chọn mới của Hải quân Mỹ. Một con tàu không người lái sẽ không tốn quá nhiều chi phí bảo dưỡng trong suốt nhiều thập kỷ phục vụ của nó; đồng thời với giá rẻ, nên có thể phát triển với số lượng lớn.
Về chiến lược, Hải quân Mỹ có thể xây dựng hai hạm đội: một hạm đội đa nhiệm trong thời bình được trang bị các tàu lớn; một là hạm đội thời chiến được trang bị một số lượng lớn các tàu không người lái nhỏ, giá rẻ, nhưng được trang bị đầy đủ vũ khí.So với Hải quân Trung Quốc, hải quân Mỹ nhìn có vẻ nhỏ hơn trong thời bình. Nhưng nếu tính các tàu không người lái được sử dụng trong cuộc khủng hoảng, Hải quân Mỹ sẽ có thể bắt kịp hoặc vượt qua Trung Quốc về số lượng tàu.
Và đây chính là điều mà Hải quân Mỹ muốn làm, bởi vì họ đang sử dụng lợi thế về công nghệ, để thử nghiệm nhiều loại tàu không người lái mới. Trở ngại cho việc triển khai tàu không người lái chủ yếu đến từ việc liệu Quốc hội Mỹ có ủng hộ kế hoạch này hay không mà thôi. Nguồn ảnh: QQ.
Theo Kiến thức