Chuyến công du của Putin đến Ấn Độ có ý nghĩa gì với chính trị thế giới?

Chuyến công du của Putin đến Ấn Độ có ý nghĩa gì với chính trị thế giới?

  • Vikas Pandey
  • BBC News, Delhi

6 tháng 12 2021

\"Russian
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Modi đã gặp gỡ nhau hơn chục lần

Các chuyến công du của các đời Tổng thống Nga đến Ấn Độ luôn khơi dậy một cảm giác hoài niệm. Mối quan hệ Moscow-Delhi đã có từ thời Chiến tranh Lạnh và trở nên bền chặt kể từ đó.

Mối quan hệ hợp tác \”bất chấp thời tiết\” này là một trong những câu chuyện thành công trong nền ngoại giao toàn cầu và là một dấu ấn lớn cho Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiếp nối như mong đợi khi họ gặp nhau tại Delhi vào thứ Hai 6/12.

Nhưng ngoài các thỏa thuận quốc phòng có giá trị lớn, các tuyên bố thương mại, những cái bắt tay và những cái ôm mang thương hiệu của ông Modi, hai nước cũng sẽ phải vượt qua những thách thức hệ trọng.

Và điều đó phần lớn là nằm ở những lựa chọn địa chính trị khác nhau mà hai nước đã đưa ra trong những tháng và vài năm gần đây. Cách họ giải quyết những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến chính trị khu vực và toàn cầu.

Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ, và nhân tố Trung Quốc

Mối quan hệ càng tiến triển giữa Ấn Độ và Mỹ là một yếu tố gây khó chịu cho mối bang giao giữa Delhi và Moscow, hơn thế nữa trong thập kỷ qua. Ông Modi thậm chí còn tổ chức một cuộc diễu hành lớn khi Donald Trump đến thăm Ấn Độ. Đó là một sự ủng hộ đầy nhiệt thành đối với Washington.

Moscow hầu như không để tâm đến những tác nhân gây khó chịu như vậy dù rằng quan hệ của nó với Washington ngày càng xấu đi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov, đã chọn hướng nói chuyện cởi mở khi Ấn Độ tham gia Quad – một liên minh có sự tham gia của Mỹ, Nhật Bản và Úc.

Nhóm cho biết Bộ tứ kim cương Quad là một liên minh phi quân sự và không nhằm vào một quốc gia cụ thể, nhưng ông Lavrov có vẻ không đồng tình.

Ông nói phương Tây đang \”cố gắng lôi kéo Ấn Độ vào trò chơi bài trừ Trung Quốc bằng việc thúc đẩy các chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương\”. Cựu quan chức ngoại giao Ấn Độ, Anil Trigunayat, người từng làm việc tại Moscow, nói rằng Bộ tứ là lằn ranh đỏ đối với Nga và đây chắc chắn sẽ là một phần trong các cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo.

Những lo lắng của Moscow về Bộ tứ có thể hiểu được từ mối quan hệ ngày càng khăng khít của nước này với Bắc Kinh trong những năm gần đây. Ông Trigunayat nói thêm rằng Nga buộc phải tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc để đảm bảo các lợi ích kinh tế và địa chính trị của họ ở châu Á khi phương Tây do Mỹ dẫn đầu cũng đang tìm cách thống trị khu vực.

Mối quan hệ ngày càng xấu đi của Trung Quốc với Mỹ dường như đã đẩy Bắc Kinh và Moscow xích lại gần nhau hơn.

Điều khiến vấn đề càng trở nên phức tạp là mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc gần đây đang căng thẳng – quân đội hai nước đã xảy ra một cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan của Ladakh bằng gậy gộc và đá khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Trung Quốc sau đó đã thừa nhận rằng một số binh sĩ của họ cũng đã tử vong trong các cuộc đụng độ.

\"File
Chụp lại hình ảnh,Ấn Độ và Trung Quốc có lịch sử lâu đời về việc tranh chấp biên giới

Michael Kugelman, Phó giám đốc tại Cơ quan nghiên cứu Wilson Center ở Washington, nói rằng những thực tế về địa chính trị mới đã đặt ra một \”mối đe dọa tiềm tàng đối với mối quan hệ Ấn Độ-Nga\”.

Trong bối cảnh này, chuyến công du của ông Putin có ý nghĩa quan trọng nhằm duy trì mối quan hệ đặc biệt.

Ông Kugelman cho biết thêm: \”Tôi nghĩ đối với Nga, mục tiêu trong trường hợp này là củng cố tầm quan trọng của mối quan hệ Moscow với New Delhi, ngay cả khi các chỉ dấu địa chính trị cho thấy điều khác\”.

Nhưng giới phân tích, gồm ông Kugleman lẫn ông Trigunayat, cảm thấy rằng nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước là đủ vững mạnh để giải quyết những mối lo ngại của đôi bên.

Hai quốc gia có một số lĩnh vực mà họ có thể và sẽ tìm cách hợp tác – Afghanistan là một trong số đó.

Chắc chắn đây sẽ là một phần của cuộc thảo luận khi Delhi cố gắng duy trì sự hiện diện của mình ở Afghanistan. Pakistan, nước láng giềng và là đối thủ lớn lâu đời của Ấn Độ, hiện có chiều sâu chiến lược ưu thế hơn ở Afghanistan vì nước này dường như đã hình thành một liên minh không chính thức với Nga, Iran và Trung Quốc.

Moscow có thể giúp Delhi khôi phục vị trí đã mất ở Afghanistan vì hai bên đều có chung mối quan tâm về tương lai của nước này.

Derek Grossman nói: \”Cả Nga và Ấn Độ đều cảnh giác với Taliban và Mạng lưới Haqqani, và khả năng khủng bố tràn ra khỏi Afghanistan và ảnh hưởng đến quốc gia họ.\” nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại RAND Corporation có trụ sở tại Hoa Kỳ nói.

Ấn Độ và Nga đã là đối tác trong một số diễn đàn đa quốc gia như Brics (cũng liên quan đến Brazil, Trung Quốc, Nam Phi), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (cũng liên quan đến Trung Quốc, Pakistan và các nước Trung Á) và RIC (Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).

Các diễn đàn này tạo cơ hội cho Moscow và Delhi hợp tác chặt chẽ với nhau trong các vấn đề song phương và toàn cầu. Và với việc Trung Quốc là thành viên trong các diễn đàn này, Moscow có thể sử dụng ảnh hưởng của mình, ngay cả khi nó không được thực hiện công khai, để đảm bảo cả Bắc Kinh và Delhi tiếp tục giao ước với nhau để duy trì hòa bình tại biên giới tranh chấp của họ.

Thương mại và quốc phòng

Điểm nổi bật của chuyến thăm có thể là việc chuyển giao hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất cho Ấn Độ. Đây là một trong những hệ thống phòng thủ đất đối không phức tạp nhất trên thế giới. Nó có tầm bắn 400km và có thể bắn hạ tới 80 mục tiêu cùng lúc, nhắm hai tên lửa vào mỗi mục tiêu.

Hệ thống này mang lại cho Ấn Độ khả năng ngăn chặn chiến lược trước Trung Quốc và Pakistan, và đó là lý do tại sao Ấn Độ quyết đặt hàng bất chấp những lời đe dọa của Mỹ về các lệnh trừng phạt.

Washington đã cho một số công ty của Nga vào diện bị trừng phạt. Đạo luật Chống địch thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (Countering America\’s Adversaries Through Sanctions Act – Caatsa) được ban hành vào năm 2017 nhằm vào Nga, Iran và Triều Tiên với các biện pháp trừng phạt về kinh tế và chính trị. Luật cũng cấm bất kỳ quốc gia nào ký kết các thỏa thuận quốc phòng với các nước này. Mặc dù thỏa thuận có thể tạo ra căng thẳng giữa Mỹ và Ấn Độ, nhưng Moscow có vẻ hài lòng với lập trường của Delhi.

\"The
Chụp lại hình ảnh,S-400 là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tinh vi nhất thế giới

Sẽ rất thú vị khi dõi theo cách Ấn Độ cân bằng mối quan hệ với hai siêu cường dưới cái bóng của thỏa thuận S-400. Các nhà ngoại giao Ấn Độ cảm thấy quyết định mua S-400 cũng nhấn mạnh \”quyền tự chủ chiến lược\” một cách thực thi thường thấy của Ấn Độ. Đồng thời nói thêm rằng Mỹ nên tôn trọng điều đó.

Ông Trigunayat cho biết thêm ngân sách quốc phòng khổng lồ của Ấn Độ cũng mang lại cho nước này lợi thế chiến lược. Ông nói: \”Hầu hết các mối quan hệ toàn cầu đều mang tính chất giao dịch và điều đó cũng đúng đối với Moscow và Delhi.

Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, chiếm khoảng 10% thương mại quốc phòng toàn cầu, theo báo cáo của tổ chức quốc phòng Sipri. Moscow tiếp tục là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ dù thị phần của nước này đã giảm xuống 49% từ mức 70% do Ấn Độ quyết định đa dạng hóa danh mục đầu tư và đẩy mạnh sản xuất quốc phòng trong nước.

Mỹ là nhà cung cấp lớn thứ hai của Ấn Độ từ năm 2011 đến năm 2015 sau Nga nhưng đã tụt hạng sau Pháp và Israel trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021. Washington muốn làm tốt hơn và các nhà phân tích cho rằng điều đó tạo động lực cho Ấn Độ.

Nga cũng sẽ cố gắng tăng cường xuất khẩu quốc phòng sang Ấn Độ và một số thỏa thuận lớn có thể được công bố vào thứ Hai. Tuy nhiên, thương mại giữa hai nước vẫn còn thấp hơn nhiều so với tiềm năng.

Thương mại song phương trong năm 2019 (mức trước đại dịch) ở mức 11 tỷ đô la và nghiêng về phía có lợi cho Nga khi nước này xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 7,24 tỷ đô la, theo một báo cáo từ chính phủ Ấn Độ. Trong khi đó, thương mại hàng hóa và dịch vụ song phương giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ đạt 146 tỷ đô la trong cùng kỳ.

Nga và Ấn Độ hiện đã đặt mục tiêu đạt 30 tỷ đô la thương mại song phương vào cuối năm 2025. Họ sẽ tìm cách đa dạng hóa danh mục đầu tư và vượt ra ngoài lĩnh vực năng lượng và khoáng sản. Giáo dục, an ninh mạng, nông nghiệp, đường sắt, dược phẩm và năng lượng sạch là một số lĩnh vực khác mà họ có thể sẽ nhắm vào.

Việc Ấn Độ quyết định cấp hạn mức tín dụng 1 tỷ đô la cho các doanh nghiệp đầu tư vào vùng Viễn Đông của Nga cũng sẽ giúp thúc đẩy thương mại giữa các nước. Các cuộc đàm phán cũng được kỳ vọng đề xuất về hành lang hàng hải Chennai-Vladivostok. Tuyến đường sẽ mở ra nhiều biên giới kinh doanh hơn.

Các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do giữa Ấn Độ và Liên minh Kinh tế Á-Âu do Nga dẫn dắt cũng có vẻ tiến triển. Nếu thương vụ diễn ra, nó sẽ giúp doanh nghiệp di chuyển hàng hóa dễ dàng giữa hai vùng.

Ông Kugelman cho biết: \”Miễn là thương mại, các thỏa thuận quốc phòng vẫn còn liên quan, hai quốc gia sẽ tìm ra cách để giải quyết những khác biệt địa chính trị.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment