Mùa 100 Phụ nữ BBC 2021: Những gương mặt tiêu biểu của năm

Mùa 100 Phụ nữ BBC 2021: Những gương mặt tiêu biểu của năm

4 giờ trước

\"100

BBC công bố danh sách 100 phụ nữ gây nhiều ảnh hưởng và tạo cảm hứng mạnh mẽ trên thế giới năm 2021.

Năm nay, Mùa 100 Phụ nữ giới thiệu những gương mặt đang \’sắp xếp lại\’ thế giới – những người phụ nữ tạo thay đổi trong xã hội, văn hóa và thế giới chúng ta.

Trong danh sách có Malala Yousafzai, nhân vật trẻ nhất từng được giải Nobel Hòa bình, Fiamē Naomi Mata\’afa nữ thủ tướng đầu tiên của Samoa, Giáo sư Heidi J Larson, người đứng đầu Dự án Tin tưởng Vaccine, và Ngozi Adichie một cây viết nổi tiếng.

Phụ nữ từ Afghanistan năm nay chiếm một nửa danh sách của chúng tôi, trong đó có một số người xuất hiện dưới tên giả và không kèm hình ảnh để bảo vệ an toàn cho bản thân họ.QUẢNG CÁOhttps://e1921c5f0919eb474dc05d6951ae0956.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Sự trở lại của Taliban trong tháng 8/2021 đã làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người Afghanistan, với việc các bé gái nay bị cấm theo học từ cấp hai trở lên, bộ phụ nữ bị giải thể và rất nhiều người bị thông báo không được phép quay lại làm việc.

Danh sách 100 Phụ nữ năm nay ghi nhận sự can đảm của họ, những thành tích họ đã đạt được trong lúc họ phải sắp xếp lại cuộc đời.

BBC trân trọng công bố danh sách 100 phụ nữ gây nhiều ảnh hưởng và truyền cảm hứng mạnh mẽ trên toàn thế giới năm 2021.

100 phụ nữ nổi bật năm 2021 do BBC lựa chọn

Chọn lĩnh vực quan tâm và bấm thẻ để xem từng nhân vậtToàn BộAfghanistanVăn Hoá Giáo DụcThể Thao Giải TríHoạt Động Chính TrịKhoa Học Và Y Tế100 phụ nữ tổng số

  • Lima Aafshid\"HìnhAfghanistanNhà thơNhà thơ và nhà văn từng đoạt giải, người viết thơ và các bài báo thách thức thói gia trưởng trong văn hóa Afghanistan.
  • Halima Aden\"HìnhKenyaHoạt động nhân đạo, cựu người mẫuLà siêu mẫu choàng khăn hijab đầu tiên, Halima Aden là người gốc Somali nhưng chào đời tại trại tị nạn ở Kenya. Năm 2107, cô ký với một trong những công ty người mẫu lớn nhất thế giới, IMG Models, với điều khoản bổ sung vào hợp đồng là cô sẽ không bị yêu cầu bỏ khăn choàng truyền thống của người Hồi giáo hijab khi trình diễn.
  • Oluyemi Adetiba-Orija\"HìnhNigeriaNhà sáng lập – Headfort FoundationLuật sư hình sự, sáng lập viên hãng luật toàn nữ Headfort Foundation, chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí.
  • Muqadasa Ahmadzai\"HìnhAfghanistanNhà hoạt động chính trị, xã hộiCô đã tổ chức một mạng lưới gồm hơn 400 nhà hoạt động là phụ nữ trẻ từ tỉnh Nangarhar ở miền đông Afghanistan, đi tới những vùng lân cận giúp các nạn nhân bạo lực gia đình.
  • Rada Akbar\"HìnhAfghanistanNghệ sĩPhản ánh tình trạng kỳ thị và đàn áp phụ nữ nằm trong tâm điểm các tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ hình ảnh người Afghanistan này. Rada Akbar luôn sử dụng nghệ thuật làm công cụ để lên tiếng và trao cho phụ nữ cái nhìn mà họ xứng đáng được có trong xã hội.
  • Abia Akram\"HìnhPakistanLãnh đạo người khuyết tậtLà nhà hoạt động trong phong trào vì người khuyết tật kể từ 1997, khi còn là sinh viên và bản thân là người khuyết tật, cô đã bắt đầu Chương trình Trao đổi Tài năng Đặc biệt (Step).
  • Leena Alam\"HìnhAfghanistanNghệ sĩDiễn viên truyền hình, phim truyện và sân khấu từng đoạt giải, đồng thời là nhà hoạt động nhân quyền, Leena Alam nổi tiếng qua các show truyền hình nói về nữ quyền tại Afghanistan, như Shereen và Killing of Farkhunda (Giết chết Farkhunda), kể về một phụ nữ Afghanistan bị cáo buộc sai trái là đã đốt kinh Koran và bị công khai hành hình bởi đám đông những người đàn ông cuồng nộ.
  • Dr Alema\"HìnhAfghanistanNhà triết học và nhà vận động nhân quyềnHọc giả nổi tiếng trong lĩnh vực triết học và khoa học xã hội, Tiến sỹ Alema là thứ trưởng phụ trách nhân quyền và xã hội dân sự của Bộ Hòa bình Quốc gia. Bà cũng là sáng lập viên của Ủy ban Phụ nữ Tham Chính độc lập, và là một người nổi tiếng trong lĩnh vực hoạt động vì quyền của phụ nữ.
  • Sevda Altunoluk\"HìnhThổ Nhĩ KỳVận động viên bóng lăn chuyên nghiệpBị khiếm thị bẩm sinh, Sevda Altunoluk là vận động viên chuyên nghiệp môn bóng lăn (môn thể thao với mỗi đội gồm ba cầu thủ khiếm thị hoặc được bịt kín mắt ném bóng có gắn chuông vào lưới đối phương).
  • Wahida Amiri\"HìnhAfghanistanThủ thư, người phản khángLà thủ thư và người yêu sách, Wahida Amiri tốt nghiệp cử nhân luật và là một người biểu tình. Khi Taliban nắm quyền tại Afghanistan, cô không còn được tới làm việc tại thư viện của mình nữa. Cô đã xuống đường tại Kabul để phản đối – và đã được rất nhiều phụ nữ khác cùng đi trong cuộc tuần hành chung nhằm kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ cho quyền được đi làm, đi học của phụ nữ Afghanistan.
  • Mónica Araya\"HìnhCosta RicaCổ suý phát triển giao thông không phát khí thảiLà chuyên gia về khí hậu tích cực thúc đẩy tiến trình chuyển sang sử dụng các hình thức giao thông không phát khí thải, Mónica Araya đã dẫn dắt các chiến dịch phát triển bền vững tại châu Mỹ và châu Âu, trong đó có sáng kiến công dân \’Costa Rica Limpia\’, giúp đất nước bà củng cố vị thế là quốc gia đi đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
  • Natasha Asghar\"HìnhAnh quốcNghị viên Quốc hội xứ WalesCô làm nên lịch sử vào năm nay khi trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên được bầu vào Senedd, tức Quốc hội xứ Wales kể từ khi cơ quan này ra đời, 1999.
  • Zuhal Atmar\"HìnhAfghanistanDoanh nhân, Nhà máy tái chế Gul-e-MursalNhà máy tái chế giấy thải đầu tiên của Afghanistan, Gul-e-Mursal, được thành lập bởi nữ doanh nhân Zuhal Atmar. Có nền tảng trong mảng kinh tế, kinh doanh, bà đã thành lập một nhà máy do phụ nữ lãnh đạo tại Kabul vào năm 2016. Nhà máy tạo 100 công ăn việc làm, trong đó 30% do phụ nữ đảm nhận, từ làm việc trực tiếp tại nhà máy cho tới hoạt động tiếp thị.
  • Marcelina Bautista\"HìnhMexicoLãnh đạo nghiệp đoànBản thân từng là người giúp việc nhà, Marcelina Bautista là giám đốc trung tâm hỗ trợ và đào tạo lao động giúp việc nhà (CACEH) do bà thành lập 21 năm về trước. Bà vận động đòi bảo đảm c ác quyền cho người giúp việc nhà tương đương với các loại hình lao động khác, như mức lương thỏa đáng, quyền nghỉ ốm, và cải thiện vị trí xã hội của họ.
  • Crystal Bayat\"HìnhAfghanistanNhà hoạt độngNhà hoạt động xã hội và vận động vì nhân quyền Crystal Bayat nổi tiếng vì các hoạt động phản đối việc Taliban lên nắm quyền trong năm 2021.
  • Razia Barakzai\"HìnhAfghanistanNgười biểu tìnhTừng làm cho chính phủ tại dinh tổng thống và trong một số vị trí khác nhau trong nhiều năm, Razia Barakzai mất việc sau khi Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan.
  • Nilofar Bayat\"HìnhAfghanistanVận động viên ngồi xe lăn môn bóng rổĐội trưởng đội tuyển quốc gia môn bóng rổ trên xe lăn, và là gương mặt nổi trội trong hoạt động ủng hộ phụ nữ khuyết tật, Nilofar Bayat chạy khỏi Afghanistan để thoát khỏi tay Taleban. Cô và chồng là Ramish, cũng là một vận động viên ngồi xe lăn, cùng là nhân viên của Hội Hồng Thập tự Quốc tế.
  • Jos Boys\"HìnhAnh quốcKiến trúc sưĐồng giám đốc của Dự án Kiến trúc DisOrdinary, dự án kết hợp các nghệ sĩ khuyết tật với nhau để ra các ý tưởng sáng tạo về cách tạo lối di chuyển phù hợp cho người khuyết tật trong các công trình.
  • Catherine Corless\"HìnhIrelandSử gia địa phươngNhà sử học không chuyên đã điều tra cái chết của 796 em nhỏ tại trại Bon Secours Mother and Baby Home tại Galway, thực hiện cuộc nghiên cứu kéo dài nhiều năm để dẫn tới việc phát hiện ra một nấm mồ tập thể tại nơi từng là điểm trú chân cho các bà mẹ không chồng, nơi hàng trăm trẻ sơ sinh biến mất mà không có dấu vết nào cho thấy các bé đã được chôn cất, trong các thập niên 1920-1950.
  • Faiza Darkhani\"HìnhAfghanistanNhà môi trường họcMột trong số ít những người làm việc trong lĩnh vực thay đổi khí hậu ở Afghanistan, Faiza Darkhani là phó giáo sư và là cựu giám đốc của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia tại tỉnh Badakhshan. Bà cũng là một người mạnh mẽ bảo vệ quyền phụ nữ.
  • Azmina Dhrodia\"HìnhCanadaPhụ trách Chính sách An toàn của mạng xã hội BumbleLà chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực giới, công nghệ và nhân quyền, Azmina Dhrodia hiện đảm nhận vai trò phụ trách mản Chính sách An toàn của ứng dụng hẹn hò trực tuyến Bumble. Bà kêu gọi ký thư ngỏ hồi tháng 7/2021, thu hút chữ ký của hơn 200 gương mặt nữ nổi tiếng, kêu gọi tập trung vào việc có hành động mạnh mẽ nhằm xử lý tình trạng lạm dụng, bạo lực trên mạng xã hội.
  • Pashtana Durrani\"HìnhAfghanistanGiáo viên, LEARN AfghanistanNgười sáng lập và giám đốc điều hành của LEARN Afghanistan, Pashtana Durrani là giáo viên nhiệt huyết hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo trong giáo dục, chú trọng tới quyền của các bé gái. LEARN đã thành lập các trường học tại Kandahar, đào tạo giáo viên, tư vấn cho các học sinh.
  • Najla Elmangoush\"HìnhAnh QuốcNgoại trưởng LibyaNữ ngoại trưởng đầu tiên của Libya, được bổ nhiệm trong năm nay, bà cũng là một nhà ngoại giao và là luật sư. Trong cuộc Cách mạng Libya hồi 2011, Najla Elmangoush có chân trong Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia, làm việc nhằm xây dựng các mối liên kết với các tổ chức xã hội dân sự.
  • Shila Ensandost\"HìnhAfghanistanGiáo viênNâng cao nhận thức về quyền đi học của phụ nữ và các bé gái là ưu tiên hàng đầu đối với Shila Ensandost, giáo viên người Afghanistan. Cô có bằng nghiên cứu tôn giáo và dạy học tại các trường phổ thông.
  • Saeeda Etebari\"HìnhAfghanistanNhà thiết kế đồ trang sứcDoanh nhân và là nhà thiết kế và chế tạo đồ trang sức nổi tiếng thế giới
  • Sahar Fetrat\"HìnhAfghanistanNhà hoạt động vì nữ quyềnLà sức mạnh đứng đằng sau một số các cuộc biểu tình phản đối phân biệt giới, nhà hoạt động nữ quyền Sahar Fetrat là một người tị nạn trẻ sống tại Iran và Pakistan trong thời gian Taliban lần đầu lên nắm quyền trước đây. Cô trở về Kabul vào năm 2016 và đã nổi lên trong các phong trào hoạt động nữ quyền khi khi còn ở tuổi thiếu niên.
  • Melinda French Gates\"HìnhHoa KỳNhà hoạt động từ thiện, doanh nhânNhà hoạt động từ thiện, doanh nhân và là người mạnh mẽ bảo vệ phụ nữ và các bé gái trên toàn cầu. Melinda French Gates hoạch định ra phương hướng và những ưu tiên hàng đầu cần thực hiện của một trong những tổ chức thiện nguyện lớn nhất thế giới trong vai trò đồng chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates.
  • Fatima Gailani\"HìnhAfghanistanNhà đàm phán hòa bìnhMột trong bốn phụ nữ tham gia đàm phán hoà bình với Taliban hồi năm 2020, nỗ lực tìm kiếm một \’thoả thuận chính trị công bằng\’. Fatima Gailani là một lãnh đạo chính trị đầy triển vọng và là một nhà hoạt động đã tham gia công tác nhân đạo trong suốt 43 năm qua.
  • Carolina García\"HìnhArgentinaĐạo diễn – NetflixĐạo diễn các series phim gốc của hãng phát hành video streaming Netflix. Caroline García chào đời tại Argentina và lớn lên tại California. Vốn liếng đào tạo bài bản để trở thành vũ công và ca sĩ đã giúp bà vươn lên trong ngành công nghiệp giải trí sau khi bắt đầu với vị trí thực tập sinh tại hãng phim Twentieth Century Fox.
  • Saghi Ghahraman\"HìnhIranNhà thơTác giả người Canada gốc Iran, và là đồng sáng lập, chủ tịch Tổ chức Queer Iran (IRQO).
  • Ghawgha\"HìnhAfghanistanNhạc sĩLà ca sĩ, người viết ca khúc, soạn nhạc tài năng, Ghawgha đã hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc hơn năm năm. Các bài hát của cô – thường là nói về thiếu nữ và phụ nữ tại Afghanistan – thu hút một lượng fan trung thành. Ca từ của cô có nội dung phản đối tình thế hiện thời tại đất nước mình.
  • Angela Ghayour\"HìnhAfghanistanGiáo viên và nhà sáng lập một trường học onlineTrường học trực tuyến Herat Online School do nhà giáo dục Angela Ghayour thành lập có gần 1.000 học sinh với hơn 400 giáo viên là những người hoạt động tình nguyện. Bà quyết định hành động khi Taliban ra lệnh cho các em gái và phụ nữ trẻ ở Afghanistan phải ở nhà. Trường học online của bà nay có hơn 170 lớp học khác nhau, được tổ chức trên Telegram hoặc Skype, dạy các môn từ toán cho tới âm nhạc, tới nấu ăn và hội họa.
  • Jamila Gordon\"HìnhSomaliaGiám đốc điều hành – LumachainLà một nhà lãnh đạo trong thế giới trí tuệ nhân tạo (AI), Jamila Gordon là sáng lập viên của Lumachain, nền tảng đầu tiên trên thế giới sử dụng AI để kết nối các đoạn đứt gãy trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.
  • Najlla Habibyar\"HìnhAfghanistanDoanh nhânĐể giúp phụ nữ Afghanistan gây dựng công việc dệt vải và bán sản phẩm ra nước ngoài mà không cần qua những khâu trung gian tốn kém, Najlla Habibyar đã thành lập Blue Treasure Inc và Ark Group. Cô đã lãnh đạo các dự án cho USAID và Ngân hàng Thế giới trong lĩnh vực nâng cao sức mạnh nữ giới và biến đổi khí hậu liên quan tới hoạt động kinh doanh.
  • Laila Haidari\"HìnhPakistanNhà sáng lập Mother CampVới trung tâm cai nghiện ma túy Mother Camp ở Kabul, Laila Haidari đã giúp gần 6.400 người Afghanistan kể từ 2010, bất chấp những định kiến về người sử dụng ma túy. Bà dùng tiền tiết kiệm riêng để thành lập trung tâm, và duy trì hoạt động bằng việc mở một quán ăn do những người đã cai nghiện thành công vận hành, nhưng quán đã phải đóng cửa sau khi Kabul sụp đổ.
  • Zarlasht Halaimzai\"HìnhAfghanistanGiám đốc điều hành của Sáng kiến Refugee Trauma InitiativeBản thân từng là người tị nạn Afghanistan, Zarlasht Halaimzai là đồng sáng lập và là CEO của sáng kiến Refugee Trauma Initiative (RTI), một tổ chức hỗ trợ tâm lý cho người tị nạn, giúp họ đối phó với những đổ vỡ tình cảm do tình trạng bạo lực và ly tán gây ra.
  • Shamsia Hassani\"HìnhIranNghệ sĩ đường phốĐem đến sắc màu cho một thành phố bị tàn phá tan hoang do có xung đột, Shamsia Hassani là nghệ sĩ đường phố vẽ graffiti đầu tiên tại Afghanistan. Cô dùng những tòa nhà bị bỏ hoang hoặc bị hư hại của Kabul để vẽ những bức tranh tường, khắc họa hình ảnh những người phụ nữ tự tin, có sức mạnh và tham vọng.
  • Nasrin Husseini\"HìnhAfghanistanBác sĩ thú yTrong khóa học thú y tại Đại học Kabul, Nasrin Husseini là một trong hai nữ sinh duy nhất trong tổng số 75 sinh viên. Là người tị nạn lớn lên tại Iran, cô đã trở về Afghanistan để học tập và sau đó chuyển sang Canada theo học ngành thú y tại Đại học Guelp với suất học bổng giành được.
  • Momena Ibrahimi\"HìnhAfghanistanCảnh sátBa năm sau khi tham gia lực lượng cảnh sát, Momena Ibrahimi, được biết đến với tên gọi Momena Karbalayee, bị cấp trên của mình tấn công tình dục. Khi đó, cô đã quyết định lên tiếng về những gì mình phải trải qua cũng như về các cáo buộc lạm dụng trong lực lượng cảnh sát Afghanistan.
  • Mugdha Kalra\"HìnhẤn ĐộĐồng sáng lập – Not That DifferentNhà hoạt động vì quyền của người tự kỉ và là mẹ của một đứa trẻ 12 tuổi mắc chứng phổ tự kỉ, Mugdha Kalra đồng sáng lập ra Not That Different, một phong trào do trẻ em dẫn dắt, tập trung vào việc để mọi người hoà đồng và hiểu về \’sự đa dạng thần kinh\’. Cô hỗ trợ một chuyên mục truyện tranh chuyên giúp trẻ em hiểu hơn về chứng tự kỉ và khuyến khích c ác em chơi với các bạn có tình trạng đa dạng thần kinh.
  • Freshta Karim\"HìnhAfghanistanSáng lập viên của thư viện lưu động CharmaghzBiến những chiếc xe buýt thành các thư viện lưu động, tổ chức NGO ở Kabul, Charmaghz đã đi tới các nẻo trong thành phố, đưa sách và các hoạt động nghệ thuật đến với hàng trăm trẻ em.
  • Amena Karimyan\"HìnhAfghanistanNhà thiên văn họcKỹ sư dân dụng và giáo viên tại Viện Công nghệ Herat, Amena Karimyan là một trong những phụ nữ đầu tiên tại Afghanistan tập trung vào việc phát triển ngành thiên văn học của nước này.
  • Aliya Kazimy\"HìnhAfghanistanNhà giáo dụcHoạt động trong lĩnh vực nhân quyền và giáo dục, đó là cách Aliya Kazimy sử dụng thời gian trước khi Taliban chiếm Kabul. Cô làm tình nguyện viên cho Hội Hồng Thập tự trong ba năm, ra một doanh nghiệp làm bánh kẹo dành cho phụ nữ, và lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh trong năm 2020. Cô dạy học tại trường đại học và muốn trở thành giảng viên.
  • Baroness Helena Kennedy QC\"HìnhAnh QuốcGiám đốc – Viện Nhân quyền thuộc Đoàn Luật sư Quốc tếTrạng sư người Scotland nổi tiếng vì bảo vệ cho quyền của phụ nữ và các nhóm người thiểu số, Nữ Nam tước Helena Kennedy QC (luật sư cao cấp) hành nghề trong lĩnh vực luật hình sự đã hơn 40 năm. Bà là giám đốc Viện Nhân quyền thuộc Đoàn Luật sư Quốc tế, tổ chức hiện đang hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bị rủi ro ở Afghanistan.
  • Hoda Khamosh\"HìnhIranNhà vận động nâng cao nhận thức về kinh nguyệt\”Kinh nguyệt không phải là điều cấm kị\” là chương trình nâng cao nhận thức mà nhà hoạt động vì quyền phụ nữ Hoda Khamosh triển khai tại các trường học ở Afghanistan, nhằm khuyến khích việc thảo luận cởi mở về vấn đề kinh nguyệt ở phụ nữ.
  • Mia Krisna Pratiwi\"HìnhIndonesiaNhà môi trường họcNhà hoạt động vì môi trường làm việc nhằm xử lý cuộc khủng hoảng chất thải nhựa trên đảo Bali, thông qua tổ chức phi lợi nhuận Griya Luhu. Cùng với cộng đồng địa phương, tổ chức của cô lập ra \”ngân hàng chất thải kỹ thuật số\”, một hệ thống dựa vào app để thu thập và xử lý chất thải hiệu quả hơn, và thu thập dữ liệu để hỗ trợ cho những thay đổi trong lĩnh vực xử lý chất thải.
  • Heidi J. Larson\"HìnhHoa KỳGiám đốc – Dự án Tin tưởng Vaccine (The Vaccine Confidence Project)Nhà nhân chủng học, giám đốc Dự án Tin tưởng Vaccine thuộc Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, giáo sư Heidi J. Larson dẫn đầu việc nghiên cứu các yếu tố chính trị, xã hội có gây ảnh hưởng tới việc điều trị y tế. Bà hiện đang quan tâm tới vấn đề quản lý tin đồn và xây dựng niềm tin của dân chúng vào các loại vaccine.
  • Iman Le Caire\"HìnhAi CậpSáng lập viên – Trans AsyliasLà vũ công môn múa đương đại tại Nhà Hát Cairo và là nhà biên đạo múa, Iman Le Caire đã phải bỏ chạy khỏi Ai Cập do bị cảnh sát đàn áp vì là người thuộc giới LGBTQ+. Cô chuyển tới Mỹ vào năm 2008, được cấp quy chế tị nạn và nay sống tại New York, làm vũ công, diễn viên và nhà hoạt động vì người LGBTQ+.
  • Sevidzem Ernestine Leikeki\"HìnhCameroonNhà hoạt động vì khí hậuDùng việc nuôi ong làm chiến lược kiểm soát nạn cháy rừng, tổ chức mà Sevidzem Ernestine Leikeki thành lập đã hướng dẫn cho hơn 2.000 người nuôi ong cách lấy mật, kiểm soát chất lượng, thu hoạch sáp ong, và đã trồng hơn 86 ngàn cây xanh, những loại được ong ưa thích, để chống nạn phá rừng.
  • Elisa Loncón Antileo\"HìnhChileChủ tịch – Constitutional ConventionĐược bầu chọn trong năm 2021 là một trong 17 đại diện của người bản địa tham gia soạn tân hiến pháp Chile, Elisa Loncón là nhà ngôn ngữ học, giáo viên và là học giả. Bà chỉ đạo Hội đồng Lập hiến, cơ quan lần đầu tiên cho người bản địa Chile tham dự vào cơ quan công quyền, đại diện cho dân tộc mình.
  • Chloé Lopes Gomes\"HìnhPhápVũ công ba-lêLà vũ công ba-lê da đen đầu tiên được công ty tuyển dụng, Chloé Lopes Gomes gia nhập đoàn ba-lê danh giá Staatsballett Berlin hồi năm 2018. Nhưng gương mặt từng theo học tại Học viện Bolshoi của Moscow đã phải đối diện với tình trạng phân biệt đối xử trong thế giới ba-lê, nơi mà cô miêu tả là \’khép kín và thuộc giới tinh hoa\’.
  • Mahera\"HìnhAfghanistanBác sĩBác sĩ Mahera vẫn bận rộn tiếp bệnh nhân trong bệnh viện phụ sản, nơi bà làm việc.
  • Maral\"HìnhAfghanistanNhà vận độngGia đình Maral không muốn cô tham gia vào các hoạt động bảo vệ quyền phụ nữ hoặc các nhóm xã hội dân sự. Họ cảm thấy là phụ nữ, cô không nên ra ngoài làm việc, nhưng cô vẫn đi theo lựa chọn của mình.
  • Masouma\"HìnhAfghanistanCông tố viênLà nữ công tố viên tại Afghanistan, Masouma làm việc trong mảng thu thập bằng chứng và lập hồ sơ các vụ án. Có bằng cử nhân luật, bà là một trong số nhiều phụ nữ được đào tạo trong thời gian 20 năm qua, và bà hãnh diện được phục vụ nhân dân, với thời gian trên năm năm làm việc tại văn phòng tổng chưởng lý.
  • Fiamē Naomi Mata’afa\"HìnhSamoaThủ tướngNữ thủ tướng đầu tiên của Samoa, nhà lãnh đạo của Đảng Faʻatuatua i le Atua Samoa ua Tasi (FAST),Fiamē Naomi Mataʻafa bước chân vào chính trường ở tuổi 27 và từng giữ các chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Phụ nữ, Phát triển Cộng đồng & Xã hội, rồi sau đó là Bộ trưởng Tư pháp.
  • Salima Mazari\"HìnhIranChính trị gia, cựu quận trưởngMột trong ba nữ thị trưởng cấp quận duy nhất ở Afghaistan, Salima Mazari xuất hiện trên các dòng tít lớn năm nay với tư cách là nhà lãnh đạo không chùn bước của một phong trào dân quân ủng hộ chính phủ, chóng lại Taliban trên tuyến đầu.
  • Depelsha Thomas McGruder\"HìnhHoa KỳNhà sáng lập – Moms of Black Boys Utd.Liên minh của bà đưa \’những bà mẹ lo lắng cho con trai da đen\’ trên toàn nước Mỹ lại bên nhau. Depelsha Thomas McGruder là người sáng lập và là chủ tịch của liên minh quốc gia Moms of Black Boys (MOBB) United (Hiệp hội Mẹ của con trai da đen) và MOBB United for Social Change (Hiệp hội các bà mẹ của những cậu trai da đen đấu tranh để thay đổi xã hội), là các tổ chức tập trung vào việc thay đổi chính sách và quan niệm vốn làm ảnh hưởng tới cách đối xử với các nam thanh thiếu niên da đen.
  • Mulu Mefsin\"HìnhEthiopiaY táLàm y tá đã được hơn 10 năm, Mulu Mefsin hiện công tác tại Trung tâm One Stop ở Mekelle, thủ phủ vùng Tigray đang có giao tranh của Ethiopia. Trung tâm này cung cấp dịch vụ y tế, chữa trị tâm lý và tư vấn pháp lý cho các nạn nhân của tình trạng lạm dụng tình dục và bạo lực.
  • Mohadese Mirzaee\"HìnhAfghanistanPhi côngLà nữ phi công lái máy bay dân dụng đầu tiên của Afghanistan, Mohadese Mirzaee điều khiển chiếc Boeing 737 của hãng hàng không Kam Air trong chuyến bay đầu tiên mang tính lịch sử của đất nước – một chuyến bay với toàn bộ phi hành đoàn là nữ – hồi đầu năm nay. Sau khi trở thành phi công dân dụng vào tháng 9/2020, cô đã bay tới Thổ Nhĩ Kỳ, Ả-rập Saudi và Ấn Độ.
  • Fahima Mirzaie\"HìnhAfghanistanVũ công múa vũ điệu Sufi của Hồi giáoNgười phụ nữ đầu tiên và duy nhất ở nước này múa điệu xoay vòng truyền thống của Afghanistan – điệu múa là một phần trong nghi lễ Sama của nghi thức Hồi giáo dòng Sufi. Fahima Mirzaie thành lập một nhóm múa Sufi và biểu diễn nghệ thuật gồm các thành viên cả nam và nữ, nhóm Shohood Cultural and Mystical Organization.
  • Tlaleng Mofokeng\"HìnhNam PhiBáo cáo viên của LHQ về Quyền được chăm sóc y tếĐược gọi là Bác sĩ T, bà là bác sĩ và nhà hoạt động vì quyền của phụ nữ trong lĩnh vực tình dục và sức khỏe sinh sản, và là người cổ súy cho quyền tiếp cận chăm sóc y tế, điều trị HIV và kế hoạch hóa gia đình.
  • Tanya Muzinda\"HìnhZimbabweVận động viên motocross (đua xe máy địa hình)Dấn thân vào môn thể thao đàn ông thống trị, motocross, tức đua xe máy địa hình, Tanya Muzinda đã trở thành nhà vô địch đường đua địa hình ở nước mình. Cô là người phụ nữ Zimbabwe đầu tiên thắng giải vô địch đua motocross kể từ khi giải này bắt đầu, hồi 1957.
  • Chimamanda Ngozi Adichie\"HìnhNigeriaNhà vănTác giả nổi tiếng người Nigeria, một biểu tượng của nữ quyền với các tác phẩm đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. Chimamanda Ngozi Adichie sang Mỹ năm 19 tuổi để theo học ngành Truyền thông và Khoa học Chính trị.
  • Lynn Ngugi\"HìnhKenyaPhóng viênPhóng viên từng được giải thưởng và là người sáng tạo nội dung, Lynn Ngugi nổi tiếng với hoạt động của cô trên nền tảng tin tức kỹ thuật số RUKO, nơi cô đưa tin về những chủ đề đa dạng, phong phú, truyền cảm hứng cho mọi người.
  • Amanda Nguyễn\"HìnhHoa KỳNhà hoạt động nhân quyềnCô là giám đốc điều hành Rise, một tổ chức chuyên bảo vệ quyền của những nạn nhân bị tấn công tình dục và bị cưỡng hiếp.
  • Basira Paigham\"HìnhAfghanistanNhà hoạt động vì bình đẳng giới cho các cộng đồng thiểu sốHoạt động về quyền của người LGBTQ+ tại Afghanistan gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bất chấp những thách thức, Basira Paigham đấu tranh cho quyền bình đẳng giới và bảo vệ quyền của các nhóm thiểu số trong vấn đề giới suốt tám năm qua.
  • Natalia Pasternak Taschner\"HìnhBrazilNhà vi trùng học, nhà phát ngôn khoa họcBà là người đã đưa những thông tin khoa học quan trọng, cứu giúp sinh mạng hàng triệu người tại Brazil trong đại dịch Covid-19, thông qua các bài báo khoa học và những lần bà xuất hiện trên đài phát thanh, truyền hình.
  • Monica Paulus\"HìnhPapua Tân GuineaNhà vận động chống tình trạng bạo lực do thói mê tín và nạn trừ tà gây raĐể giúp đỡ các nạn nhân bị tố là ma và do đó bị bạo hành (gọi tắt là các nạn nhân SARV), nhà hoạt động nhân quyền Monica Paulus đã đồng sáng lập Mạng lưới Người bảo vệ Nhân quyền cho Phụ nữ Cao nguyên (The Highlands Women Human Rights Defenders Network). Tổ chức này cung cấp chỗ nương náu và tư vấn pháp lý cho những phụ nữ bị cáo buộc là phù thủy và báo cáo tình trạng của họ lên LHQ và các tổ chức quốc tế khác.
  • Rehana Popal\"HìnhAfghanistanLuật sư tranh tụngChuyên gia về luật nhập cư và luật dân sự, Rehana Popal hiện đang làm việc để hỗ trợ các phiên dịch viên, biên dịch viên và những người Afghanistan khác bị bỏ rơi sau khi Anh rút khỏi Afghanistan.
  • Manjula Pradeep\"HìnhẤn ĐộNhà hoạt động nhân quyềnLuật sư và nhà hoạt động vì quyền cảu các cộng đồng thiệt thòi nhất tại Ấn Độ. Xuất thân từ một gia đình Dalit vùng Gujarat, Manjula Pradeep được biết đến với các hoạt động chống lại tình trạng phần biệt đẳng cấp và giới tính. Bà từng làm giám đốc điều hành Quỹ Navsarjan, tổ chức lớn nhất tại Ấn Độ bảo vệ quyền của người Dalit (từng bị coi là nhóm không thuộc đẳng cấp nào, thấp kém nhất trong xã hội).
  • Razma\"HìnhAfghanistanNhạc sĩLà người sáng tác nhạc, Razma chơi một loại nhạc cụ thường chỉ dành cho nam giới. Học nhạc và nghệ thuật từ một gia đình nhạc sĩ, cô đã biểu diễn cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tại Afghanistan và trên thế giới.
  • Rohila\"HìnhAfghanistanHọc sinhRohila là học sinh, người bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của Talian, theo đó không cho các bé gái được theo học từ cấp 2 trở lên. Cô yêu thích các môn khoa học và tiếng Anh, và cô mong ước có thể được cùng các anh em trai của mình tới trường vào mỗi sáng.
  • Alba Rueda\"HìnhArgentinaNhà hoạt động vì người chuyển giớiLà người chuyển giới đầu tiên giữ một vị trí cao cấp trong chính phủ tại nước mình, Alba Rueda là trợ lý bộ trưởng, phụ trách các vấn đề chính sách trong Bộ Phụ nữ, Giới và Đa dạng của Argentina.
  • Ruksana\"HìnhAfghanistanBác sĩ phẫu thuậtBác sĩ Ruksana là bác sĩ phẫu thuật và là phó giáo sư. Bà là người sáng lập tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản cho các bệnh nhân bị ly tán từ các tỉnh khác của Afghanistan do tình trạng xung đột gây ra.
  • Halima Sadaf Karimi\"HìnhAfghanistanChính trị gia, cựu nghị viên quốc hộiNhà lập pháp và cựu nghị viên Quốc hội Afghansitan, đến từ tỉnh Jowzjan ở miền bắc, Halima Sadaf Karimi là một chính trị gia với nhiều năm kinh nghiệm.
  • Roya Sadat\"HìnhAfghanistanNhà làm phimVới hơn hai mươi năm sự nghiệp, bà từng được đề cử tranh giải Oscar. Nhà sản xuất, đạo diễn phim Roya Sadat là nữ đạo diễn đầu tiên của đất nước, nổi lên từ thời Taliban. Các bộ phim của bà thể hiện tiếng nói của những người phụ nữ Afghanistan, cuộc sống của họ và những hạn chế mà họ phải chịu đựng.
  • Shogufa Safi\"HìnhAfghanistanChỉ huy dàn giao hưởngLà chỉ huy dàn nhạc Zohra, dàn giao hưởng đầu tiên toàn phụ nữ của Afghanistan, Shogufa Safi dẫn dắt một nhóm các nhạc công 13 đến 20 tuổi, trong đó có những người xuất thân từ gia đình nghèo hoặc là trẻ mồ côi.
  • Sahar\"HìnhAfghanistanCầu thủ bóng đáLà một trong nhiều cô gái trẻ muốn chơi bóng đá tại Afghanistan, nhưng nay không thể dưới thời Taliban. Sahar trong vài năm qua đá cho một đội bóng địa phương và gặp gỡ nhiều bạn mới trong quá trình chơi thể thao.
  • Soma Sara\"HìnhAnh QuốcSáng lập viên – Everyone\’s InvitedTài khoản Instagram được theo dõi đông đảo và trang web \’Everyone\’s Invited\’ (Tất cả đều được mời), một nền tảng dành cho các nạn nhân của tình trạng lạm dụng tình dục, được thành lập bởi Soma Sara hồi tháng 6/2020. Đây là không gian mở cho các nạn nhân chia sẻ dưới dang ẩn danh những lời kể về các vụ tấn công tình dục, nhằm xóa bỏ tình trạng phân biệt giới tính và xóa bỏ \’thói cưỡng hiếp\’ trong các trường học và đại học tại Anh.
  • Mahbouba Seraj\"HìnhAfghanistanNhà hoạt động vì quyền của phụ nữSau 26 năm sống lưu vong tại Hoa Kỳ, M ahbouba Seraj trở về quê hương Afghansitan vào năm 2003 và sau đó bà đã đồng sáng lập, dẫn dắt một số tổ chức đấu tranh cho quyền của phụ nữ và trẻ em, trong đó có Mạng lưới Phụ nữ Afghanistan (AWN), một bước cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của phong trào đấu tranh cho phụ nữ ở nước này.
  • Elif Shafak\"HìnhPhápTiểu thuyết giaTác giả người Anh gốc Thổ Nhĩ Kỳ từng đoạt giải, và là người cổ súy cho quyền của phụ nữ và cộng đồng LGBTQ+.
  • Anisa Shaheed\"HìnhAfghanistanPhóng viênMột trong những phóng viên nổi trội nhất của Afghanistan trong hơn một thập niên qua, Anisa Shaheed đưa tin về tình trạng lạm dụng nhân quyền, tin chính trị và tham nhũng. Cô làm việc cho hãng tin Toro, một trong những kênh có ảnh hưởng nhất ở nước này, và tường thuật từ hiện trường khi có tin nóng nổ ra.
  • Mina Smallman\"HìnhAnh quốcNữ tu, nhà giáo dụcBà trở thành nữ Phó Chủ giáo đầu tiên của Giáo hội Anh vào năm 2013 với xuất thân từ cộng đồng da đen hoặc thiểu số. Là một tu sĩ Anh giáo đã nghỉ hưu và là một giáo viên, Mina Smallman tiến hành vận động tạo sự an toàn hơn cho đường phố nước Anh và cho việc cải tổ ngành cảnh sát.
  • Barbara Smolińska\"HìnhBa LanDoanh nhân, nghệ sĩ chế tạo búp bêNhững con búp bê \’ra đời lần nữa\’ vô cùng sống động được làm ra để giúp an ủi một số phụ nữ bị sảy thai hoặc bị mất con. Với một số người, loại búp bê này giúp hàn gắn những đau đớn, khổ sở tinh thần, trầm cảm cùng các vấn đề liên quan tới sinh sản. Nghệ sĩ người Ba Lan Barbara Smolinska là nhà thiết kế, chế tạo, làm ra những búp bê giống trẻ em thật, dùng làm công cụ hỗ trợ công tác trị liệu.
  • Ein Soe May\"HìnhMyanmarNhà hoạt động vì dân chủSau khi bị giới quân sự cầm quyền Myanmar bắt giữ, Ein Soe May (không phải tên thật) bị tù sáu tháng và chỉ được thả theo lệnh ân xá gần đây. Cô bị giam giữ tại một trong nhiều trung tâm thẩm vấn của quân đội và tại nhà tù khét tiếng Insein. Cô miêu tả thời gian bị giam giữ của cô là lúc cực kỳ khó khăn và cáo buộc rằng cô đã bị tra tấn cả thể xác lẫn tinh thần.
  • Piper Stege Nelson\"HìnhHoa KỳPhụ trách Chiến lược Công – The SAFE AllianceTại tổ chức The Safe Alliance ở Austin, Texas, người phụ trách chiến lược công Piper Stege Nelson làm việc với cộng đồng nhằm chặn tình trạng lạm dụng trẻ em, tấn công tình dục, bạo lực gia đình và buôn bán tình dục.
  • Fatima Sultani\"HìnhAfghanistanVận động viên leo núiBắt đầu yêu thích leo núi từ năm 2019, sau đó Fatima Sultani đã tự trao cho mình nhiệm vụ truyền cảm hứng, thu hút sự quan tâm của các bé gái Afghanistan tới hoạt động leo núi.
  • Adelaide Lala Tam\"HìnhTrung QuốcNhà thiết kếNghệ sĩ, nhà thiết kế chuyên khám phá các lựa chọn trong lối sống của chúng ta, đặc biệt là trong mối liên hệ hiện đại giữa chúng ta với lương thực, thực phẩm.
  • Sơ Ann Rose Nu Tawng\"HìnhMyanmarNữ tu Công giáoVị nữ tu Công giáo đã trở thành một biểu tượng của các cuộc biểu tình ở Myanmar sau khi quân đội quay lại nắm quyền. Bà đã quỳ xuống trước lực lượng cảnh sát để bảo vệ người biểu tình chạy vào trốn trong nhà thờ của bà.
  • Emma Theofelus\"HìnhNamibiaChính trị giaCô trở thành một trong những bộ trưởng trẻ nhất châu Phi – mới chỉ 23 tuổi khi được bổ nhiệm hồi năm ngoái. Emma Inamutila Theofelus là nghị viên quốc hội và là thứ trưởng thông tin và công nghệ viễn thông, có nhiệm vụ dẫn dắt các nỗ lực truyền thông phòng chống Covid-19 chính thức của đất nước.
  • Sara Wahedi\"HìnhAfghanistanGiám đốc điều hành của start-up EhtesabCô là sáng lập viên của Ehtesab, một công ty Afghanistan khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ với sản phẩm đầu tiên là một app theo dõi, báo cáo tình hình an ninh theo thời gian thực, cảnh báo về điện và giao thông cho các cư dân Kabul. App này đã chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong việc cung cấp cho người dân Afghanistan những thông tin về tình trạng và mức độ nguy hiểm ở khu vực xung quanh thông qua việc chia sẻ các thông tin đáng tin cậy về các vụ tấn công có sử dụng thiết bị gây nổ tự tạo (IED), các vụ đánh người nơi công cộng và các vụ bố ráp nhà riêng.
  • Vera Wang\"HìnhHoa KỳNhà thiết kế thời trangNhà thiết kế trang phục cô dâu đã trở thành gương mặt hàng đầu của ngành thời trang từ thời thập niên 1970. Vera Ellen Wang đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang cả lĩnh vực nước hoa, xuất bản, thiết kế nhà ở và các mảng khác nữa.
  • Nam Phục Vương\"HìnhTrung QuốcNhà làm phimXuất thân từ một làng quê hẻo lánh Trung Quốc, nhà làm phim từng đoạt giải Vương Nam Phục (Nanfu Wang) hiện sống và làm việc tại Mỹ.
  • Roshanak Wardak\"HìnhAfghanistanBác sĩ phụ khoaCựu nghị viên quốc hội và là bác sĩ phụ khoa có bằng hành nghề, bác sĩ Roshanak Wardak đã cung cấp dịch vụ y tế cho phụ nữ trong hơn 25 năm qua. Bà thậm chí từng làm việc trong lần nắm quyền đầu tiên của Taliban, khi đó bà là nữ bác sĩ duy nhất tại quê hương của mình, tỉnh Maidan Wardak.
  • Minh Na Ôn\"HìnhMacauDiễn viênLồng tiếng cho nhân vật Hoa Mộc Lan trong các phim hoạt hình Mộc Lan (1998) và Mộc Lan II (2004), Ôn Minh Na (Ming-Na Wen) cũng đóng vai trong loạt phim truyền hình nổi tiếng về y tế của Mỹ, ER, và trong phim Inconceivable, một trong số ít các sản phẩm truyền hình Mỹ có diễn viên Mỹ gốc Á đóng vai chính.
  • Rebel Wilson\"HìnhAustraliaDiễn viên, nhà văn, nhà sản xuấtSiêu sao Hollywood: diễn viên, nhà sản xuất và đạo diễn – và là cử nhân luật. Sự nghiệp diễn xuất của cô bắt đầu từ sân khấu ở Sydney, nơi cô thường tự viết các tác phẩm cho mình và tự làm nên tên tuổi trong làng hài kịch Úc trước khi chuyển sang Mỹ hồi 2010.
  • Benafsha Yaqoobi\"HìnhAfghanistanNhà hoạt động khuyết tậtYaqoobi và chồng, cùng bị khiếm thị, thành lập Tổ chức Rahyab để cung cấp hoạt động giáo dục và tái hòa nhập cho người mù ở Afghanistan. Nhà hoạt động nhân quyền Benafsha Yaqoobi cũng phục vụ trong vai trò ủy viên Ủy hội Nhân quyền Độc lập của nước này, chú trọng tới việc giáo dục trẻ khiếm thị.
  • Malala Yousafzai\"HìnhPakistanĐồng sáng lập, Quỹ MalalaNgười trẻ nhất từng đoạt giải Nobel Hòa bình, Malala Yousafzai là nhà hoạt động vì quyền được đi học của trẻ em gái Pakistan và là Sứ giả Hoà bình của Liên Hiệp Quốc. Cô lên tiếng đòi quyền cho các phụ nữ trẻ được đi học học kể từ khi cô mới 11 tuổi.
  • Yuma\"HìnhTurkmenistanNhà tâm lý trị liệuCô đã buộc phải rời khỏi nước Nga sau khi bị phản ứng bất lợi từ việc cô tham dự quảng cáo cho siêu thị trong đó thể hiện cảnh gia đình cô ăn mừng trong lễ hội đồng tính hồi tháng Tám năm ngoái. Là một nhà tâm lý trị liệu và là nhà hoạt động LGBTQ+, Yuma hiện sống tại Tây Ban Nha.
  • Zala Zazai\"HìnhAfghanistanCảnh sátNữ phó chỉ huy đầu tiên của Sở Điều tra Hình sự cảnh sát tỉnh Khost, vùng đang trở nên ngày càng bất ổn do có sự hoạt động mạnh mẽ của các nhóm nổi dậy. Thượng úy Zala Zazai là một trong số khoảng 4.000 nữ cảnh sát ở Afghanistan; cô đã được đào tạo bài bản từ học viện cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ.

 Về đầu trang

\"Short

100 Phụ nữ được lựa chọn thế nào?

Ban biên tập \’BBC 100 Women\’ đưa ra danh sách rút gọn gồm những tên tuổi do các thành viên tổng hợp hoặc do được các ban ngôn ngữ thuộc BBC Thế giới vụ đề cử.

Chúng tôi tìm kiếm các ứng viên xuất hiện trên các dòng tin lớn hoặc những tường thuật, câu chuyện quan trọng, gây nhiều ảnh hưởng trong 12 tháng qua, và những người truyền cảm hứng mạnh mẽ, những người đạt thành tựu lớn, tạo tác động tới xã hội nơi họ sống nhưng không nhất thiết là đã được tường thuật rộng rãi.

Tiêu chí lựa chọn danh sách năm nay là những người đã \’sắp xếp lại\’, đóng vai trò tạo thay đổi, làm mới thế giới của chúng ta sau khi đại dịch toàn cầu buộc nhiều người trong chúng ta phải nhìn lại cách chúng ta đang sống.

Tính đại diện cho khu vực và tính đảm bảo công bằng cũng được xem xét trước khi danh sách cuối cùng được đưa ra.

Năm nay, Ban biên tập \’BBC 100 Women\’ đưa ra một quyết định chưa từng có, đó là dành một nửa danh sách để giới thiệu những gương mặt đến từ một quốc gia: Afghanistan.

Những sự kiện gần đây tại đất nước này đã khiến hàng triệu người Afghanistan đặt câu hỏi về tương lai của họ, trong lúc các nhóm hoạt động vì nhân quyền lên tiếng lo sợ việc quyền tự do của phụ nữ nước này sẽ bị xói mòn trong tương lai trước mắt, dưới sự cai trị của Taliban.

Với việc dành một nửa danh sách để giới thiệu những người đến từ Afghanistan hoặc làm việc tại nước này, chúng tôi muốn nêu rõ tình cảnh bao người trong số họ đã bị buộc phải trốn tránh, và chia sẻ tiếng nói của những người đang dần bị buộc phải câm lặng, cũng như những người đang trở thành một phần trong làn sóng mới những người di tản Afghanistan.

Hôm 3/12, Taliban ra nghị định nhân danh lãnh đạo tối cao của họ, yêu cầu các bộ ngành \”có hành động nghiêm túc\” đối với quyền của phụ nữ. Nghị định đưa ra quy tắc kiểm soát hôn nhân và tài sản cho phụ nữ, theo đó nói phụ nữ không thể bị buộc kết hôn và không thể bị coi là \”tài sản\”. Nhưng tuyên bố này đã bị chỉ trích là không nêu quyền được đi học cấp hai trở lên của các bé gái và quyền được đi làm của phụ nữ.

Một số gương mặt Afghanistan trong danh sách năm nay xuất hiện ẩn danh nhằm bảo vệ họ và gia đình, với sự đồng ý của nhân vật và tuân theo mọi Chính sách Biên tập và cẩm nang hướng dẫn bảo đảm an toàn của BBC.

\"Short

Ghi nhận

Sản xuất nội dung và biên tập: Valeria Perasso, Amelia Butterly, Lara Owen, Georgina Pearce, Kawoon Khamoosh, Haniya Ali, Mark Shea.

Chủ biên ban BBC 100 Women: Claire Williams.

Nhóm sản xuất: Paul Sargeant, Philippa Joy, Ana Lucía González.

Phát triển: Ayu Widyaningsih Idjaja, Alexander Ivanov.

Thiết kế: Debie Loizou, Zoe Bartholemew.

Minh họa: Jilla Dastmalchi.

\"Short

Bản quyền hình ảnh: Fadil Berisha, Gerwin Polu/Talamua Media, Gregg DeGuire/Getty Images, Netflix, Manny Jefferson, University College London (UCL), Zuno Photography, Brian Mwando, S.H. Raihan, CAMGEW, Ferhat Elik, Chloé Desnoyers, Reuters, Boudewijn Bollmann, Imran Karim Khattak/RedOn Films, Patrick Dowse, Kate Warren, Sherridon Poyer, Fondo Semillas, Magnificent Lenses Limited, Darcy Hemley, Ray Ryan Photography Tuam, Carla Policella/Ministry of Women, Gender and Diversity (Argentina), Matías Salazar, Acumen Pictures, Mercia Windwaai, Carlos Orsi/Questão de Ciência, Yuriy Ogarkov, Setiz/@setiz, Made Antarawan, Peter Hurley, Jason Bell, University of Sheffield Hallam, Caroline Mardok, Emad Mankusa, David M. Benett/Getty, East West Institute Flickr Gallery, Rashed Lovaan, Abdullah Rafiq, RFH, Jenny Lewis, Ram Parkash Studio, Oslo Freedom Forum, Kiana Hayeri/Malala Fund, Fatima Hasani, Nasrin Raofi, Mohammad Anwar Danishyar, Sophie Sheinwald, Payez Jahanbeen, James Batten.

\"line\"/
\"100

100 Phụ nữ là gì?

Mùa 100 Phụ nữ của BBC vinh danh 100 gương mặt nữ có nhiều ảnh hưởng và truyền cảm hứng mạnh mẽ trên toàn thế giới mỗi năm. Chúng tôi làm các phóng sự, phim tài liệu, các cuộc phỏng vấn về cuộc đời họ, những câu chuyện trong đó phụ nữ là tâm điểm.

Hãy theo dõi Mùa 100 Phụ nữ của BBC trên InstagramFacebook và Twitter. Mời các bạn cùng tham gia thảo luận qua #BBC100Women.

Bài Liên Quan

Leave a Comment