Việt Nam hiện đang bỏ tù 23 nhà báo, xếp thứ tư thế giới sau Trung Quốc

Việt Nam hiện đang bỏ tù 23 nhà báo, xếp thứ tư thế giới sau Trung Quốc

RFA
2021.12.09

\"ViệtBa nhà báo và blogger của RFA hiện đang bị bỏ tù gồm: Nguyễn Văn Hóa, Trương Duy Nhất và Nguyễn Tường Thụy RFA edited

Việt Nam là một trong những nước bắt giam nhiều nhà báo nhất trên thế giới, xếp sau Trung Quốc, Myanmar và Ai Cập, theo báo cáo đặc biệt mới công bố của tổ chức Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ. 

Hôm 8 tháng 12, tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Hoa Kỳ chuyên hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ nhà báo, công bố nghiên cứu về tình hình tự do báo chí và đàn áp truyền thông trên toàn thế giới trong năm 2021.

Chính quyền Hà Nội bị liệt vào nhóm bỏ tù nhiều nhà báo nhất trên thế giới, với 23 ký giả hiện đang phải chịu các án tù khác nhau. 

Ba phóng viên và blogger của Đài Á Châu Tự do gồm các ông: Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Tường Thụy và Trương Duy Nhất cũng nằm trong danh sách này.

Theo Ủy ban Bảo vệ Ký giả thì riêng trong năm nay, chính quyền Việt Nam đã khởi tố và bỏ tù sáu nhà báo, trong đó có các thành viên của nhóm Báo Sạch. 

Bà Huỳnh Thục Vy là trường hợp mới nhất phải trả lại nhà giam sau gần 3 năm hoãn thi hành án vì có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. 

Bình luận về báo cáo mới nhất của CPJ về tình hình đàn áp báo chí ở Việt Nam, ông Trịnh Hữu Long, Tổng Biên tập của Luật khoa Tạp chí, cho RFA biết quan điểm: 

Tôi nghĩ rằng đây là một cái bản danh sách, hay có thể nói là \”bản thành tích\” cực kỳ đáng xấu hổ, cực kỳ đáng lên án của chính quyền Việt Nam. 

Và một điều vô cùng đau lòng nữa là trong danh sách này có một người đồng nghiệp cực kỳ thân thiết của tôi là nhà báo Phạm Đoan Trang, người đã cùng tôi lập ra tờ Luật Khoa. 

Thế thì tôi nghĩ rằng nó cho thấy một vấn đề rất là lớn của đất nước chúng ta là cái việc hình sự hoá hành vi ngôn luận, trong đó có hành vi ngôn luận của nhà báo.”

Ông Trịnh Hữu Long cũng cho biết bản danh sách 23 nhà báo đang bị giam giữ chỉ nói lên một phần của chiến dịch đàn áp tự do báo chí ở Việt Nam, trên thực tế thì chính quyền còn áp dụng nhiều hình thức đàn áp khác, trong đó theo như ông Long là cái chết đáng ngờ của một vài nhà báo. 

Hình thức đàn áp tự do báo chí hiệu quả nhất ở quốc gia độc đảng, theo nhà báo từng có kinh nghiệm trong môi trường báo chí nhà nước là sự tự kiểm duyệt, ông nói:

Cái việc đàn áp báo chí một cách có hệ thống nhất, hiệu quả nhất, quy mô nhất đó là tạo ra một môi trường tự kiểm duyệt trong toàn bộ hệ thống báo chí Việt Nam, lẫn trong xã hội Việt Nam. 

Nỗi sợ hãi bị trừng phạt đã tạo ra hiệu ứng gây cóng trong toàn bộ xã hội, và vô hình chung, những nhà báo là những người đáng ra cần có vai trò dẫn dắt xã hội thì cũng bị chi phối bởi cái hiệu ứng gây cóng này. Và đó là cái khiến cho hệ thống kiểm duyệt, hệ thống quản lý báo chí ở Việt Nam hiệu quả.

Còn cái việc bắt bỏ tù những nhà báo này trên thực tế là công cụ để tạo ra nỗi sợ hãi trong xã hội.” 

Nghiên cứu của Ủy ban bảo vệ Ký giả thống kê số nhà báo bị bắn chết hoặc hiện đang bị giam giữ trên toàn cầu. Điều đáng chú ý là con số phóng viên và nhà báo bị bắt giam đạt kỷ lục trong năm 2021, tổng cộng có 293 người hiện đang bị giam cầm ở nhiều quốc gia.

Đứng thứ nhất trong số các quốc gia đàn áp báo chí nặng nề nhất thế giới, theo tổ chức Ủy ban Bảo vệ Ký giả, là Trung Quốc với 50 nhà báo bị bỏ tù. Xếp sau là Myanmar, nơi chính quyền quân sự đang giam giữ 26 ký giả. Tiếp đến là Ai Cập với 25 người, và Việt Nam đứng thứ tư với 23 nhà báo đang ở tù.  

Nhà báo công dân Lê Trọng Hùng không có tên trong danh sách này, mặc dù ông sẽ ra tòa trong tháng 12 này cùng với một phiên tòa khác xử bà Phạm Đoan Trang, cả hai đều bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”. 

Bài Liên Quan

Leave a Comment