10 năm tù đối với nhà hoạt động chống “BOT bẩn” Đỗ Nam Trung

10 năm tù đối với nhà hoạt động chống “BOT bẩn” Đỗ Nam Trung

Chỉ mất khoảng ba giờ xét xử và 45 phút đọc bản án, Hội đồng xét xử đã tuyên ông Trung bản án 10 năm tù giam và bốn năm quản chế với cáo buộc “phát tán tài liệu chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự 2015, với các “bằng chứng” nhằm buộc tội đều được thu thập trên trang Facebook cá nhân của nhà hoạt động này.RFA
2021.12.16

\"10Nhà hoạt động Đỗ Nam Trung FBNV10 năm tù đối với nhà hoạt động chống “BOT bẩn” Đỗ Nam Trung00:00/04:01 

Thêm một án tù nặng nề cho người bất đồng chính kiến trong ba phiên tòa khác nhau liên tiếp trong vòng ba ngày.  

Sáng 16 tháng 12, tòa án Nam Định mở phiên xét xử sơ thẩm đối với nhà hoạt động Đỗ Nam Trung, người được biết đến với hoạt động chống các trạm thu phí BOT đặt không đúng vị trí.  

Chỉ mất khoảng ba giờ xét xử và 45 phút đọc bản án, Hội đồng xét xử đã tuyên ông Trung bản án 10 năm tù giam và bốn năm quản chế với cáo buộc “phát tán tài liệu chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự 2015, với các “bằng chứng” nhằm buộc tội đều được thu thập trên trang Facebook cá nhân của nhà hoạt động này. 

Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, người chung sống với nhà hoạt động Đỗ Nam Trung, không giấu được cảm xúc, cho biết phản ứng của gia đình trước kết quả phiên toà:

Quá bất công, quá khốn nạn. Thực sự là khi nghe bản án đấy thì tôi cảm thấy quá sốc, nó quá nặng. Chúng nó quá tàn độc, quá tàn nhẫn, quá dã man! Tù 10 năm, 4 năm quản chế, thực sự là tôi không nghĩ nó sẽ nặng thế này.

Theo thông báo trên trang Facebook của Luật sư Đặng Đình Mạnh, luật sư biện hộ cho ông Đỗ Nam Trung, thì trong phiên xét xử nhà hoạt động này đã bác bỏ quan điểm truy tố rằng ông có tội và từ chối khai báo về các hành vi mà ông bị cáo buộc. 

Bình luận về phán quyết của toà, vị luật sư thuộc Đoàn luật sư TP. HCM nói:

\”Như hầu hết các bản án xét xử theo tội danh Điều 117 thì tôi cho rằng không thỏa đáng. Như thông lệ của quốc tế thì việc chỉ trích, phê bình, phê phán về các thực thể chính trị, ví dụ như chính sách Nhà nước hoặc là cơ quan, tổ chức Nhà nước hay cá nhân một vị lãnh đạo nào đó thì nếu sự chỉ trích đó là không đúng thì người hay tổ chức bị xâm phạm có thể khởi kiện một vụ án dân sự và yêu cầu bồi thường. Và như vậy là đủ rồi!

Còn ở đây luật pháp Việt Nam thì quá khắt khe về vấn đề này và coi như những việc mà khi phát ngôn như vậy đều là tội danh về hình sự, thì tôi cho rằng những bản án xét xử như vậy là không thỏa đáng. 

Giá như những Điều luật như 117 được hủy bỏ và chuyển qua về mặt dân sự thì nó phù hợp với trào lưu của quốc tế về điều này hơn.

Theo Luật sư Mạnh, tại phiên tòa ông và Luật sư Hà Huy Sơn cho rằng, việc Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản tố giác tội phạm đến Cơ quan An ninh, đồng thời, sau đó lại cử giám định viên tham gia giám định tư pháp trong vụ án là xung đột quyền lợi, không bảo đảm khách quan, vi phạm Điều 63 quy định về Giám định viên đã không từ chối thực hiện giám định khi đã tham gia vụ án với vai trò tố tụng khác.

Trao đổi với luật sư sau phiên tòa, nhà hoạt động này cho hay sẽ kháng cáo bản án sơ thẩm. 

Ông Đỗ Nam Trung, sinh năm 1981, được biết đến với vai trò là một nhà hoạt động xã hội, ông đã từng tham gia các phong trào như “đánh BOT” bị cho là bẩn vì đặt không đúng vị trí hoặc thu phí quá hạn và phanh phui các vụ tham nhũng thông qua mạng xã hội.

Trước đó, hồi tháng 2 năm 2015, nhà hoạt động này từng bị xử 14 tháng tù giam do tham gia vào việc đưa tin về các vụ biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam.

Ngay trước phiên xử ông Trung chỉ một ngày, tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhận xét về phiên tòa, cho rằng ông này là \”nạn nhân mới nhất của chính sách trả đũa của chính quyền Việt Nam đối với các công dân không chịu tiếp tục im lặng trước bất công và vi phạm nhân quyền\”. 

Bài Liên Quan

Leave a Comment