Trạng Trình đã có những lời sấm truyền, tiên tri những sự kiện lớn 500 sau, ông trở thành nhà tiên tri lỗi lạc của Việt Nam. (Ảnh: Tổng hợp)
Trạng Trình: Nhà tiên tri lỗi lạc và sấm truyền
Bình luậnHoàng Mai • 16/12/21
Trạng Trình đã có những lời sấm truyền, tiên tri những sự kiện lớn 500 năm sau, ông trở thành nhà tiên tri lỗi lạc của Việt Nam, danh tiếng ông vang đến tận Trung Hoa, khiến giới học giả ở đó cũng ngưỡng mộ xưng tụng: “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”.
Ông đã để lại cho hậu thế một loạt lời tiên tri, dân gian quen gọi là “Sấm Trạng Trình”. Dân gian coi ông là vị Thánh có khả năng tiên tri, biết trước vận mệnh của dân tộc và quốc gia.
Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai?
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà văn hóa và nhà giáo dục lớn của Việt Nam thế kỷ 16. Trạng Trình nổi tiếng là người có đạo đức, có tài văn thơ, giỏi chữ nghĩa. Tại sao gọi là Trạng Trình? Bởi Ông thi đỗ Trạng nguyên, làm quan cho nhà Mạc và được phong tước cao nhất Trình Quốc Công, nên sau này người ta thường gọi ông là Trạng Trình. Tuy nhiên chí hướng ông không phải công danh lợi lộc, ông thích cuộc sống thanh đạm, tu thân dưỡng tính, nên ông từ quan về quê, tức lòng Lý Nhân, Vĩnh Bảo, Hải Phòng hiện nay. Ông còn được Đạo Cao Đài coi là Thánh nhân, phong cho ông tôn hiệu là Thanh Sơn Đạo sĩ, hay Thanh Sơn Chân nhân.Tượng đài Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm trong khuôn viên Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Miền công cộng)
Tuy nhiên, mọi người biết tới ông nhiều nhất là tài tiên tri. Ông nghiên cứu sâu Thái Ất thần kinh, là một môn bí truyền chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của tinh tượng đến xã hội con người, nên có thể ứng dụng vào chính trị, quân sự, xã hội. Nhà Bác học Lê Quý Đôn có viết rằng:
“…Thái Ất kể ngày luận về mệnh hạn người đời. Đo biết họa phúc, định luận không sai. Suy rõ mấu chốt, nên cẩn thận tinh tường, diệu ở huyền vi tỏ biết.
…Phép này mọi người dân gian sử dụng để đo lường hoạ phúc cho mình, vào đời dựng nghiệp lớn hay nhỏ, được hưng hay suy, biết mấu chốt mà định luận không sai về vận hạn sống trong đời sao cho hợp với đạo nhà, đạo nước và đạo học đúng nghĩa quen gọi là Đạo Người.\”
Trạng Trình đã có những lời sấm truyền, tiên tri những sự kiện lớn 500 năm sau, ông trở thành nhà tiên tri lỗi lạc của Việt Nam, danh tiếng ông vang đến tận Trung Hoa, khiến giới học giả ở đó cũng ngưỡng mộ xưng tụng: “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”. Ông đã để lại cho hậu thế một loạt lời tiên tri, dân gian quen gọi là “Sấm Trạng Trình”. Dân gian coi ông là vị Thánh có khả năng tiên tri, biết trước vận mệnh của dân tộc và quốc gia.
Tiên tri, dự ngôn có phải mê tín hay lừa người không?
Một số người cho rằng tiên tri và sấm ký chỉ là lời nói chung chung vô căn cứ, được mọi người suy diễn ra. Ngay trên trang Bách khoa Toàn thư Wikipedia cũng viết: “Cũng như các cáo buộc về lời tiên tri khác, Sấm Trạng Trình có \”ứng nghiệm\” có thể chẳng qua do trùng hợp ngẫu nhiên hoặc do kết quả tâm lý của thiên kiến xác nhận (confirmation bias), bản chất chỉ là những câu chung chung nhưng khiến người ta suy ra được những \”nghĩa bóng\” đôi khi không có thật. Không nên quá tin vào tiên tri, có thể gây hoang mang hoặc mê tín dị đoan”.
Vậy tại sao những tiên đoán của các nhà tiên tri như Nostradamus, Vanga, Lưu Bá Ôn, cho đến các tiên tri của truyện tranh Nhật Bản… đều có độ chính xác đạt đến 80-90%? Tại sao các dự đoán của cậu bé Ấn Độ Anand cũng đạt độ chính xác đến 80-90%, mặc dù cậu nói rất chi tiết cụ thể về các dự ngôn của mình, miêu tả chi tiết cả thời điểm bắt đầu và kết thúc?Tại sao các dự đoán của cậu bé Ấn Độ Anand cũng đạt độ chính xác đến 80-90%, mặc dù cậu nói rất chi tiết cụ thể về các dự ngôn của mình, miêu tả chi tiết cả thời điểm bắt đầu và kết thúc? (Ảnh: NTDVN Tổng hợp)
Chiêm tinh học phương Tây, các môn dự đoán phương Đông như Chu Dịch, Bát quái, Tử vi, Thái Ất… đều là những khoa học cổ đại, đưa ra những dự đoán khá chính xác về vận mệnh cá nhân, triều đại, quốc gia và nhân loại.
Ngay cả các nhà khoa học đưa ra dự đoán về tình hình bùng phát dịch bệnh, dự đoán sau khi tiêm sẽ đạt miễn dịch cộng đồng, nhưng đều không chính xác. Vậy các nhà tiên tri dự đoán chính xác 60-70% cũng là tốt rồi, thậm chí có người còn dự đoán chính xác 90%, 100%. Có người vì thấy nhà tiên tri này nói sai chỗ này, nhà tiên tri kia không đúng chỗ kia liền lớn tiếng nói tiên tri, dự ngôn, chiêm tinh… đều là mê tín lừa người, kêu gọi xóa bỏ hết thảy. Vậy thử hỏi, Cơ quan khí tượng với hàng trăm hàng nghìn nhà khoa học và nhân viên kỹ thuật, có các thiết bị, đài khí tượng khắp mọi nơi, vậy mà dự báo bão Chan Chu năm 2006 sai khiến hơn 200 người thiệt mạng và mất tích thì có nên xóa bỏ Cơ quan khí tượng không?!
Con người và xã hội là một phần tử của tự nhiên, vũ trụ. Đại gia cho rằng, thân thể người là tiểu vũ trụ. Thế nên, khi con người nhờ tu luyện hoặc căn cơ cá nhân đặc biệt, mà thân thể con người hòa đồng với vũ trụ, thì họ có thể cảm nhận, tiếp nhận được những sự thay đổi của tự nhiên, xã hội. Ví như, khá nhiều người có linh cảm về việc gì đó, sau đó xảy ra đúng như vậy, khoa học cũng đang nghiên cứu gọi là giác quan thứ 6. Những tiên tri loại này thường đúng đến 90-100%.
Còn vận dụng thiên văn, chiêm tinh, Chu dịch, Tử vi toán mệnh… thì còn phụ thuộc vào trình độ người xem, người xem tốt cũng có thể đúng đến 70-80%, người xem dở thì giống như nói mò. Loại người biết chút sơ sơ này lại hay đánh bóng bản thân, xưng thầy này thầy nọ, mục đích là kiếm tiền, nên dễ gây cho người ta cảm giác mê tín, lừa bịp. Còn những người thực sự nắm rõ thì thường kín tiếng, họ rất cân nhắc khi đưa ra dự ngôn, vì “Thiên cơ bất khả lộ”. Và sau khi cân nhắc, thấy có thể cảnh tỉnh thế nhân, cứu người thì họ mới đưa ra, hoàn toàn và vô tư, không vụ lợi, không kiếm tiền bạc danh vọng.
Tiên tri trong lời sấm Trạng Trình
Tương truyền, Nguyễn Bỉnh Kiêm đã đưa ra những lời sấm truyền giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê. Thế nên, Trạng Trình là cựu đại thần của nhà Mạc nhưng lại được tất cả các thế lực họ cát cứ đương thời đều kính trọngTrạng Trình là cựu đại thần của nhà Mạc nhưng lại được tất cả các thế lực họ cát cứ đương thời đều kính trọng.
Khi hai gia tộc Trịnh Nguyễn tương tàn, Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm giết, nên đã sai người đến xin Trạng Trình chỉ dẫn. Trạng Trình chẳng nói chẳng rằng, cụ chắp tay sau lưng thong thả ra sau nhà ngắm ngọn giả sơn, và ngâm nga câu thơ “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, nghĩa là “Một dải Hoành Sơn có thể dung thân vạn đời”.
Tâm phúc trở về báo cáo lại, Nguyễn Hoàng hiểu ra và lập tức nhờ người chị nói với anh rể cho mình ra trấn thủ Thuận Hóa, nơi có dãy núi Hoành Sơn. Thời đố, đây là mảnh đất biên thùy, nhiều giặc giã và tội phạm bỏ trốn đến đó, dân cư thưa thớt, nên Trịnh Kiểm đồng ý. Nhờ vậy Nguyễn Hoàng đã không những thoát nạn mà còn lập nên nghiệp lớn, mở rộng cương thổ về phía Nam, và truyền cho con cháu, và lập nên triều Nguyễn sau này.
Lúc nhà Mạc sắp sụp đổ, vua Mạc cũng sai tâm phúc đến hỏi Trạng Trình kế sách. Trạng Trình đã giúp vua tôi nhà Mạc bằng một câu sấm: “Cao Bằng tuy tiểu, khả diên sổ thế”, nghĩa là: đất Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể kéo dài triều đình thêm vài đời.
Vua tôi nhà Mạc theo lời ông, rút lui về Cao Bằng cố thủ, và giữ được triều đình nhà Mạc gần 80 năm nữa.
Khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Chúa Trịnh là Trịnh Kiểm được nhiều đại thần ủng hộ nên có ý định thay ngôi nhà Lê. Tuy nhiên, Chúa Trịnh không biết mình được thế thời chưa, có hợp Thiên mệnh không, có được đông đảo sĩ phu, bách tính ủng hộ hay không. Thế là Chúa Trịnh sai người đến nhờ Trạng Trình chỉ dẫn.
Cũng như thông lệ, Trạng Trình cũng chẳng nói năng gì, mà thong dong ra ngôi chùa gần nhà dạo chơi. Trạng Trình nhìn thấy chú tiểu trong chùa bèn nói: “Giữ chùa thờ Phật thì được ăn oản”.
Tâm phúc của Chúa Trịnh về thuật lại đầu đuôi, Trịnh Kiểm hiểu ra thâm ý của Trạng Trình là: Giữ mình là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn. Thế là Chúa Trịnh sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông.
Họ Trịnh về danh nghĩa vẫn là bề tôi thờ nhà Lê, nhưng lại nắm thực quyền điều hành chính sự. Còn nhà Lê lúc đó đã quá suy yếu, không có thực lực gì, cũng nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau cùng tồn tại tới hơn 200 năm.Tranh vẽ cảnh vua Lê thiết triều của Samuel Baron – thời Lê trung hưng thế kỷ XVII. (Ảnh: wikiwand)
Giai thoại sấm Trạng Trình
Trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều gia thoại về sấm Trạng Trình như: Ngựa đá qua sông, Thằng Trứ phá đền… nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là giai thoại Thánh nhân mắt mù, đại ý như sau.
Tương truyền trước khi chết, Trạng Trình có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng: “Khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: \”Thánh nhân mắt mù\”, thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, nhờ họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy tàn, lụn bại đấy”.
Con cháu làm theo, nhưng mãi 50 năm sau mới có người khách từ phương xa đến, nhìn mộ cụ một lúc rồi nói: “Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà cũng gọi là Thánh nhân sao, họa chăng là Thánh nhân mắt mù”.
Người trong họ nghe được, chạy về báo với trưởng tộc. Trưởng tộc lập tức ra đón người khách Tàu kia về nhà, làm cỗ thết đãi và xin chỉ dạy cách đặt lại mộ.
Thì ra đó là một thầy địa lý nổi danh ở phương Bắc. Thầy địa lý vốn mộ danh Trạng Trinh tìm đến thắp hương, nhưng đến nơi lại cho rằng mình giỏi hơn Trạng. Thầy địa lý tự đắc nói: “Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào mộ lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là được”.
Lúc đào lên thấy tấm bia đá chôn trong mộ, lộ ra mấy câu thơ: \”
Ngày nay mạch lộn xuống chân
Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu
Biết gì những kẻ sinh sau
Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ
Đọc tới đây, vị khách Tàu kinh sợ, lúc này mới thực sự bái phục tài tiên tri kiệt xuất của Trạng Trình.
Lời kết
Trạng Trình được cho là đã biết trước biển Đông của Việt Nam bị xâm chiếm, ông đã để lại bài thơ khích lệ hậu thế gắng sức giữ gìn non nước mà tổ tiên đã khổ công khai phá và truyền lại. Trong bài thơ “Cự Ngao Đới Sơn” trong sách “Bạch Vân am thi tập”, ông viết:
Biển Đông vạn dặm dang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình
Chí những phù nguy xin gắng sức
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.
Hoàng Mai