Hong Kong: Các ứng viên thân Bắc Kinh chiếm đa số ghế trong Hội đồng Lập pháp

Hong Kong: Các ứng viên thân Bắc Kinh chiếm đa số ghế trong Hội đồng Lập pháp

46 phút trước

\"Candidates
Chụp lại hình ảnh,Gần một nửa số ghế trong Hội đồng Lập pháp Hong Kong do Ủy ban Bầu cử thân Bắc Kinh lựa chọn

Theo tin của kênh HK01, 82 trên 90 ghế dân biểu của LegCo tức Hội đồng Lập pháp hay Nghị viện địa phương Hong Kong về tay các ứng viên do Bắc Kinh chọn, theo tiêu chuẩn \’yêu Trung Hoa\’, hoặc những người thân chính quyền Hong Kong.

Chỉ có một người không thuộc phái cầm quyền ở Hong Kong; số còn lại không rõ quan điểm.

Thế nhưng chỉ 30,2% trong tổng số 4,5 triệu cử tri Hong Kong đi bỏ phiếu.

Đây là lần đầu tiên có kỳ bầu cử LegCo kể từ khi Trung Quốc ra những thay đổi to lớn gây tranh cãi đối với hệ thống bầu cử của thành phố.

Các quan chức nói việc thay đổi là cần thiết nhằm tạo sự ổn định, nhưng những người chỉ trích nói làm vậy là gây suy yếu cho nền dân chủ.

Hôm thứ Hai, Bắc Kinh cũng ra tuyên bố về \’nền dân chủ với những đặc tính Hong Kong\’.

Trong cáo bạch thư được đưa ra vài giờ sau khi kết quả bầu cử được công bố, Trung Quốc nói Hong Kong nay bước vào một giai đoạn mới \’trật tự được vãn hồi\’, nhờ có những thay đổi mà Bắc Kinh đưa ra.https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/world-59727074/p0b9y8yy/viChụp lại video,

Trung Quốc đang định hình lại Hong Kong ra sao?

Nhưng nhóm các nước phương Tây bày tỏ \”quan ngại sâu sắc về việc xói mòn những yếu tố dân chủ\” trong hệ thống bầu cử Hong Kong.

\”Kể từ khi được trao trả, các ứng viên với những quan điểm chính trị đa dạng đã tham dự vào các cuộc tranh cử thực sự. Kỳ bầu cử ngày hôm qua đã đảo ngược xu thế này,\” ngoại trưởng các nước Australia, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ nói trong một thông cáo. \”Những thay đổi này đã xóa bỏ mọi hình thức đối lập chính trị.\”

\’Chiến thắng của người theo Bắc Kinh\’

LegCo là cơ quan lập pháp đầy quyền lực, ban hành và sửa luật của thành phố.

Giới chức đã thúc giục 4,5 triệu cử tri đã đăng ký đi bầu, hệ thống giao thông công cộng hôm Chủ Nhật chạy miễn phí và các tin nhắn được ồ ạt gửi ra nhằm khuyến khích mọi người.

Tuy nhiên, cuối cùng chỉ có 30,2% cử tri đi bầu. Một phụ nữ, kế toán viên ngoài 20 tuổi, nói với hãng tin AFP: \”Lá phiếu của tôi không có ý nghĩa gì bởi cuối cùng thì đó là chiến thắng của người theo Bắc Kinh.\”

Một số nhà hoạt động đã bị bắt giữ sau khi họ thúc giục người dân tẩy chay kỳ bầu cử hoặc bỏ phiếu trắng để tỏ ý phản đối. Việc bỏ phiếu trắng không phải là điều bất hợp pháp, nhưng nay việc xúi giục người khác làm vậy, hoặc khuyến khích người khác không đi bầu, là phạm luật.

\"People
Chụp lại hình ảnh,Cử tri xếp hàng tại một địa điểm bỏ phiếu
\"Agnes
Chụp lại hình ảnh,Agnes Chow (Chu Đình) cùng các thanh niên dân chủ Hong Kong đã bị loại khỏi sinh hoạt chính trị từ 2020

Đây là lần thứ hai Bắc Kinh ra cáo bạch thư về cải tổ chính trị Hong Kong.

Trong thông cáo này, Trung Quốc nói đã \”liên tục ủng hộ [Vùng Đặc khu Hành chính Hong Kong] trong việc phát triển hệ thống dân chủ\”, kể từ khi nguyên tắc \”một quốc gia, hai chế độ\” được áp dụng.

Theo nguyên tắc này, Hong Kong được hứa hẹn duy trì một số quyền tự do dân chủ nhất định mà các nơi khác của Trung Quốc không được hưởng. Đây là theo nội dung thỏa thuận được ký trước khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc hồi 1997.

Anh quốc và các nhóm nhân quyền cáo buộc Bắc Kinh không giữ lời khi gần đây thay đổi luật Hong Kong.

Bản cáo bạch cáo buộc \’những kẻ quấy phá chống Trung Quốc\’ đã gây ra \’tình trạng bạo loạn xã hội tai hại\’ tại Hong Kong, và gọi những nỗ lực của họ trong việc tổ chức các cuộc biểu tình đòi dân chủ là \’kiếm cớ\’.

Sau đó, bản cáo bạch khẳng định cải cách bầu cử và luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh đưa ra đã mở đường để xử lý \”các triệu chứng và căn nguyên gốc rễ của tình trạng bạo loạn\” và \”vãn hồi trật tự\” tại Hong Kong.

Lần ra cáo bạch thư trước là hồi 6/2014, ba tháng trước khi có các cuộc biểu tình Occupy, loạt sự kiện khiến Hong Kong rơi vào tình trạng tê liệt.

Bài Liên Quan

Leave a Comment