Covid: Bộ xét nghiệm Việt Á là \’hàng nội, giá ngoại\’, không được WHO và Anh công nhận.

Covid: Bộ xét nghiệm Việt Á là \’hàng nội, giá ngoại\’, không được WHO và Anh công nhận.

13 phút trước

\"Bộ
Chụp lại hình ảnh,Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong một lần lên hình của đài báo VN

Vào những ngày cuối năm 2021, cái tên Công ty Việt Á và cụm từ khóa \’bộ xét nghiệm Covid-19\’ gây \’sốt\’ ở Việt Nam, cả ngoài đời thực lẫn trên mạng, cả trên truyền thông chính thức lẫn mạng xã hội.

Việt Á bị cho là đã nâng giá sản phẩm quá cao, trong lúc chất lượng các bộ xét nghiệm mà công ty cung ứng cho các cơ sở y tế trên 62 tỉnh thành bị đặt câu hỏi.

Điều quan trọng hơn, Bộ Y tế VN và các cơ quan truyền thông nước này, gồm cả trang Đảng Cộng sản, đưa tin bộ xét nghiệm Việt Á \’đạt tiêu chuẩn quốc tế\’, điều không đúng với điều tra của BBC.

BBC News Tiếng Việt xác định được sản phẩm của Công ty Việt Á chưa hề được WHO và Bộ Y tế Anh chuẩn thuận.

Báo chí tự hào \’hàng nội chất lượng quốc tế\’

Sự xuất hiện của kit xét nghiệm Covid của Việt Á trở thành tâm điểm chú ý tại Việt Nam từ mùa xuân 2020.

Hồi tháng 4/2020, hàng loạt báo chí trong nước dẫn nguồn Thông tấn xã Việt Nam loan tin sản phẩm bộ xét nghiệm Covid-19 do Công ty Việt Á và Học viện Quân y phối hợp nghiên cứu sản xuất \”được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế, với sự phê duyệt từ Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội của Anh\”.

\"VietnamPlus.vn\"/
Chụp lại hình ảnh,Hình đăng trên trang VietnamPlus.vn 4/2020

Báo Hà Nội Mới viết: \”Cơ quan thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận sản phẩm bộ kit xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR của Việt Nam sản xuất theo quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp và cấp mã số EUL 0524-210-00.\”

Trang tin VietnamPlus: \”Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 24/4 đã thông báo việc công nhận bộ kít xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của Việt Nam. Với việc được WHO công nhận, bộ xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế.\”

Trang tin Baoquocte.vn: \”Ngày 24/4, Cơ quan chuyên môn về thẩm định sản phẩm y tế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gửi thư thông báo việc công nhận bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 \”LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR\” của Việt Nam, do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phối hợp nghiên cứu và sản xuất.

\”Theo thư thông báo trên, cơ quan thẩm định của WHO công nhận sản phẩm bộ kít xét nghiệm LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR của Việt Nam sản xuất theo Quy trình danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) và cấp mã số EUL 0524-210-00.\”

Một số bản tin còn đưa tin thêm rằng bộ xét nghiệm này thậm chí được phép lưu hành tại toàn khối EU và Anh Quốc, và đã được nước ngoài đặt mua.

\”Đặc biệt, bộ kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á đã được một đối tác đặt mua độc quyền để phân phối tại Vương quốc Anh, Ấn Độ, Mexico, Hoa Kỳ và 1 số quốc gia tại châu Âu với số lượng cam kết ít nhất 1 triệu test/tháng,\” VietnamPlus nói.

Bộ Công nghệ Thông tin ca ngợi \’sự thành công\’

Ngoài các tường thuật trên báo chí, giới chức Việt Nam cũng công khai việc thẩm định, đánh giá sản phẩm bộ xét nghiệm của Việt Á, với kết luận \”kết quả [kiểm nghiệm] cho thấy các tiêu chí tương đương bộ sinh phẩm do US CDC và WHO sản xuất\”, trang web của Bộ Công nghệ Thông tin hôm 6/3/2020 nói.

Đề tài \”Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR và RT PCR phát hiện virus corona chủng mới (nCoV)\” mà Học viện Quân y và Công ty Việt Á thực hiện là một trong \” bốn nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp quốc gia đột xuất góp phần phòng chống dịch bệnh\” được Bộ trưởng Khoa học Công nghệ thời điểm đó, ông Chu Ngọc Anh, ký phê duyệt vào ngày 6 Tết Nguyên đán 2021, tức 17/2/2012

Miêu tả việc lấy ý kiến tư vấn từ các nhà chuyên môn là một \”Hội nghị Diên Hồng\” của các nhà khoa học, Bộ này ca ngợi việc thông qua bộ xét nghiệm của Việt Á là một trong những thành công trong việc phòng chống Covid-19 của Việt Nam.

Với kết quả thẩm định đầy lạc quan, chỉ đúng hai tuần sau đó, hôm 3/3, \”08/08 (100%) thành viên [Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập] đồng ý thông qua và nhất trí kiến nghị Bộ Y tế cấp phép sử dụng\” đối với sản phẩm trên.

Trong cùng bản tin trên, Bộ Công nghệ Thông tin dẫn lời ông Đỗ Quyết, giáo sư, tiến sĩ, giám đốc Học viện Quân y, nói kết quả nghiên cứu của Việt Nam đã được gửi tới Vigology, một tạp chí quốc tế uy tín về virus học, để rồi: \”Tạp chí này đã gửi nghiên cứu đến WHO, tổ chức này lập tức liên hệ với Học viện Quân y xin phép chia sẻ nghiên cứu tới các phòng thí nghiệm khác.\”

\"Getty

WHO và Anh \’không phê chuẩn\’

Tuy nhiên, BBC News Tiếng Việt được biết, sản phẩm của Công ty Việt Á chưa hề được WHO và Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Anh chuẩn thuận.

\”Một sản phẩm (có tên LightPower iVASARS-CoV-2 1stRT-rPCR Kit) đã được nộp đơn [xin phê duyệt],\” đại diện của WHO tại Việt Nam trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 21/12.

Tuy nhiên, \”Kết luận được đưa ra là đơn này sau thẩm định đã không đáp ứng yêu cầu về cung cấp bằng chứng chứng minh mức độ an toàn, hiệu quả và/hoặc QMS,\” Tiến sĩ, bác sĩ Kidong Park nói trong email gửi cho BBC News Tiếng Việt ngày 21/12.

Ông Park, người nắm chức vụ trưởng đại diện WHO ở Việt Nam từ 2017 ̣(xem thêm trang WHO) cho biết rằng tính đến ngày 20/12/2021, WHO đã phê duyệt tổng số 28 đơn và bác 46 đơn đối với loại sản phẩm y tế này, nhưng nói thêm rằng đây không phải là danh sách đầy đủ các loại bộ xét nghiệm Covid-19 đang được lưu hành trên toàn cầu.

Trong danh sách 28 đơn được duyệt cũng không có tên một nhà sản xuất hay một sản phẩm nào của Việt Nam, dù truyền thông nước này nêu rằng ngoài Việt Á còn đưa tin có một số công ty khác đã được WHO chuẩn thuận, như sản phẩm của công ty Sao Thái Dương.

\"Gov.uk\"/
Chụp lại hình ảnh,Trang tin của chính phủ Anh công bố công khai danh sách các loại xét nghiệm được Bộ Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Anh phê duyệt

Trên trang thông tin chính thức của mình, Bộ Y tế và Chăm sóc Sức khỏe Anh (Department of Health and Social Care-DHSC) cho biết tính đến nay, bộ này đã phê chuẩn 15 loại sản phẩm xét nghiệm Covid-19 là đạt chuẩn Anh và được phép lưu hành trên thị trường Anh.

Bộ xét nghiệm của Việt Á không có tên trong danh sách trên.

Cụ thể, Anh duyệt 4 sản phẩm của Mỹ, 2 của Đức, 4 của Thổ Nhĩ Kỳ, và 3 của Anh (trong đó 2 là của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, và 1 của xứ Scotland).

Khác với WHO, Bộ Y tế Anh cho biết họ không công bố các sản phẩm đã nộp đơn nhưng không được phê duyệt.

Do đó không rõ Việt Á đã từng nộp đơn tới cơ quan này để xin cấp phép hay chưa.

Khác với Bộ Y tế Việt Nam chủ động giới thiệu sản phẩm của Việt Á cho cả nước, Bộ Y tế Anh nói rõ họ không giới thiệu, khuyến nghị dùng bất cứ loại test Covid của công ty nào.

Ngoài luật cấm cạnh tranh bất bình đẳng, các cơ quan công quyền của Anh không được phép \”ca ngợi\” sản phẩn y tế tư nhân, Bộ Y tế Anh còn nói rõ \”các công ty đạt tiêu chuẩn làm bộ xét nghiệm Covid thì được họ cho vào một danh sách chung để các bệnh viện, công chúng đặt hàng\”.

Thế nhưng nhưng khi tiêu chuẩn \”bị hạ thấp\” mà nếu phát hiện ra thì ngay lập tức bên cung cấp sẽ bị loại (removal) khỏi danh sách đó.

Việt Á là \’hàng nội chất lượng nội\’ nhưng đắt hơn hàng ngoại

Có lẽ với chất lượng được cho là đạt tiêu chuẩn ngoại như vậy, cho nên sản phẩm của Việt Á kể từ khi được phê chuẩn đến nay, 3/2020, đã được bán ra với giá cao, thậm chí cao hơn của các hãng quốc tế.

\"Getty

Được biết giá bán được ghi trong thông báo Bộ Y tế Việt Nam gửi ra là 470 ngàn đồng một bộ đối với các đơn đặt mua từ 500 ngàn bộ trở xuống, trong lúc các đơn hàng lớn hơn sẽ có mức thấp hơn.

So sánh với các sản phẩm khác được sản xuất trong nước, mức giá của Việt Á cao hơn hẳn.

Theo một công văn của Bộ Y tế gửi các địa phương, các bệnh viện và cơ sở nghiên cứu y dược trên toàn quốc hồi tháng Bảy, giá một bộ xét nghiệm của các công ty trong nước khác là từ 179.800 đồng đến 385.000 đồng, còn hàng nhập khẩu có giá từ 280.000 đến 600.000 đồng.

Nay, sau khi những câu hỏi về bộ xét nghiệm Việt Á được nêu lên, Bộ Y tế nói rằng tuy có vấn đề về giá, nhưng về chất lượng thì đây là sản phẩm hoàn toàn đáp ứng quy trình, tiêu chuẩn Việt Nam.

Thông tin cho Bộ công bố chiều 21/12 nói rằng việc cấp phép cho các sản phẩm của Việt Á và các nhà sản xuất khác \”không phụ thuộc vào danh sách do WHO công bố\”.

Tuy nhiên, Bộ thừa nhận việc nâng khống giá của Việt Á là \”rất nghiêm trọng\” và \”cần xử lý nghiêm minh\”.

Đối với mức giá sản phẩm được Bộ Y tế công bố, Bộ nói đó chỉ là thông tin để \”các địa phương, cơ sở y tế nắm bắt, tham khảo khi xây dựng kế hoạch và thực hiện mua sắm, đấu thầu, sử dụng sản phẩm phục vụ nhu cầu phòng, chống dịch, mà không phải là giá bắt buộc áp dụng\”.

Tuy nhiên, Bộ không giải thích rõ mức giá mà Bộ niêm yết dựa trên căn cứ nào, Bộ cần chịu trách nhiệm tới đâu trong việc xem xét, phê chuẩn hay công bố những mức giá đó, và vì sao những giao dịch mua bán với Việt Á ở mức giá đúng như mức khuyến nghị của Bộ nay lại bị coi là giá khống, giá bị \’thổi\’.

Bước đầu, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định trong năm thỏa thuận mua bán với tổng trị giá 151 tỷ đồng ký với Hải Dương, Việt Á đã chi khoản tiền ngoài hợp đồng gần 30 tỷ, tương đương gần 20%, tuy giá mua mỗi bộ xét nghiệm là đúng với giá giới thiệu của Bộ Y tế, 470.000 đồng.

Việc điều tra được trông đợi sẽ mở rộng tới nhiều địa phương khác, khi mà sản phẩm của Việt Á được cung ứng cho 62 tỉnh thành trên toàn quốc.

Bài Liên Quan

Leave a Comment