Trung Quốc chi 4,4 triệu USD cho đài phát thanh ở thủ đô Mỹ để tuyên truyền tô hồng cho ĐCSTQ, tẩy não người Mỹ

\"Trung

Quang cảnh bên ngoài của Tòa nhà Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ở Washington, DC, Mỹ. (Tom Brenner / Getty Images)

Trung Quốc chi 4,4 triệu USD cho đài phát thanh ở thủ đô Mỹ để tuyên truyền tô hồng cho ĐCSTQ, tẩy não người Mỹ

 Bình luậnĐông Phương •  21/12/21 

Theo tiết lộ mới nhất của Bộ Tư pháp Mỹ về đăng ký đại diện nước ngoài, trong hai năm qua, Trung Quốc đã chi 4,4 triệu USD cho một đài phát thanh ở thủ đô Washington để tuyên truyền nội dung có lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đây là một ví dụ khác về việc Bắc Kinh thâm nhập và gây ảnh hưởng tại Mỹ.

Theo trang web tin tức chính trị Washington Free Beacon của Mỹ, Tập đoàn Truyền thông Potomac (Potomac Media Group), có trụ sở tại tiểu bang Virginia, đã đệ trình lên Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tài liệu về đăng ký đại diện nước ngoài vào thứ Năm tuần trước (ngày 16/12). Đó là một hợp đồng béo bở được ký kết giữa tập đoàn Potomac và Cục Kế hoạch Truyền bá Quốc tế trực thuộc Bộ Tuyên truyền Trung ương Trung Quốc.

Theo thỏa thuận giao dịch, WCRW – một đài phát thanh AM của Potomac – sẽ phát đi các nội dung do cơ quan ngôn luận Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) của ĐCSTQ cung cấp, cũng như phát một loạt talkshow (chương trình trò chuyện) mô tả tích cực về chế độ này.

Tài liệu Potomac đệ trình lên Bộ Tư pháp cho biết các điều khoản chi tiết của hợp đồng giữa tập đoàn này và Cục Kế hoạch Truyền bá Quốc tế của Trung Quốc. Theo hợp đồng, Cục Kế hoạch Truyền bá Quốc tế có thể xem xét và phê duyệt các chương trình phát thanh của WCRW. Potomac còn phải cung cấp cho đối tác các báo cáo về phạm vi nghe đài và phản hồi của thính giả, và \”Đánh giá của Tổ chức Quốc tế\”.

Hợp đồng này có thời hạn 2 năm từ tháng 7/2019 đến tháng 8/2021, và trị giá 4,4 triệu USD. 

Theo bài báo, WCRW còn phát nội dung từ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (China Radio International, CRI) – một cơ quan ngôn luận khác của ĐCSTQ kể từ năm 1992. Nhưng trước đó nó chưa đăng ký với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ là cơ quan đại diện nước ngoài cho ĐCSTQ.

Bài báo nói rằng, sự hợp tác của ĐCSTQ với một đài phát thanh ở Washington, DC đã làm nổi bật phạm vi hoạt động tuyên truyền của ĐCSTQ tại Mỹ. Trong những năm gần đây, những hoạt động này của ĐCSTQ ngày càng trở nên bành trướng trong khi nó tìm cách đánh lạc hướng xã hội Mỹ, bao gồm cả giới chính trị, khỏi những vi phạm nhân quyền của chính mình. 

Các tổ chức truyền thông của nhà nước Trung Quốc tích cực quảng bá nội dung của họ tới khán giả Mỹ trên phương tiện truyền thông xã hội và thông qua các hợp đồng xuất bản với các tờ báo và tạp chí của Mỹ. Ví dụ, trước đó có thông tin rằng Trung Quốc Nhật báo (China Daily), cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã trả hàng triệu USD để các bài báo của họ được đăng trên TimeForeign Policy và The Wall Street Journal.

Chỉ một tuần trước, một tài liệu đăng ký đại diện nước ngoài khác cũng được tiết lộ, cho biết Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại New York đã chi 300.000 USD để thuê một công ty quan hệ công chúng Hoa Kỳ tuyển những người có ảnh hưởng trên mạng của Mỹ để quảng bá Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh trên mạng xã hội.

Hai sự kiện trên cho thấy, Bộ Tư pháp Mỹ đã tăng cường nỗ lực để thực thi Đạo luật Đăng ký Đại diện Nước ngoài (FARA) trong những năm gần đây. CGTN đã buộc phải đăng ký làm đại diện nước ngoài vào tháng 2/2019. Các cơ quan ngôn luận khác của ĐCSTQ ở Hoa Kỳ được nhận định là đại diện nước ngoài bao gồm Tân Hoa Xã, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), Trung Quốc Nhật báo (China Daily)  Nhân dân Nhật báo (People\’s Daily).

Đông Phương

Bài Liên Quan

Leave a Comment