Ngôi sao Cantopop Denise Ho (Hà Vận Thi) trở thành nhà hoạt động chính trị tại một hội thảo ở Melbourne, Úc, vào ngày 4/9/2019. (Asanka Ratnayake / Getty Images)
Trung Quốc vừa bắt giữ một công dân Canada, làm dấy lên làn sóng phản đối
Bình luậnNguyên Hương • 30/12/21
Các nghị sĩ Canada đang kêu gọi trả tự do cho một công dân Canada đã bị chính quyền Hong Kong bắt giữ một cách tùy tiện.
The Epoch Times đưa tin, Denise Ho (Hà Vận Thi), một ca sĩ nổi tiếng và nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng, đã bị cảnh sát an ninh quốc gia Hong Kong bắt ở nơi cư trú vào khoảng 6 giờ sáng theo giờ địa phương ngày 29/12.
Sáng sớm ngày thứ Tư 29/12, hơn 200 cảnh sát đã đột kích vào các văn phòng của cơ quan truyền thông ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, Stand News – nơi Ho từng là thành viên hội đồng quản trị – và bắt giữ một số giám đốc và nhà báo khác vì “âm mưu xuất bản các tài liệu kích động sự chống đối chính quyền”.
Vụ bắt giữ được thực hiện trên cơ sở luật an ninh quốc gia hà khắc của thành phố, theo một bản tin từ chính quyền Hong Kong. Tuy nhiên, cáo buộc âm mưu không bị liệt vào danh sách tội phạm theo luật do Bắc Kinh hậu thuẫn.
Sau đó, cô Ho đã viết trên Facebook rằng cô ấy “cảm thấy ổn” và yêu cầu bạn bè và những người ủng hộ cô ấy đừng lo lắng.
The Epoch Times đã liên hệ với Global Affairs Canada để bình luận về việc bắt giữ cô Ho, nhưng không nhận được phản hồi ngay lập tức.
Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Canada Garnett Genuis chỉ trích việc Trung Quốc bắt giữ cô Ho và kêu gọi chính phủ liên bang phản ứng nhanh chóng.
“Việc giam giữ tùy tiện công dân của chúng tôi vẫn chưa dừng lại. Việc bắt giữ này đòi hỏi một phản ứng nhanh chóng và dứt khoát” ông Genuis viết trên Twitter.
Một số nghị sĩ Canada hiện tại và cựu nghị sĩ cũng đã bày tỏ lo ngại về việc cô Ho bị bắt và kêu gọi trả tự do cho cô.
Thượng nghị sĩ Đảng Bảo thủ Leo Housakos đã viết thư cho Global Affairs Canada, yêu cầu chính phủ liên bang hành động để hỗ trợ “công dân Canada mới bị chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt cóc”.
Ông Housakos cho biết trên mạng xã hội: “Những ngày gần đây, một công dân Canada khác đã bị ĐCSTQ bắt giữ một cách tùy tiện.
“Mặc dù hành động tấn công tự do báo chí này là quá đáng và dứt khoát cần bị lên án, nhưng mối quan tâm ngay lập tức của tôi khi viết thư cho bạn là sự an toàn của một trong những công dân của chúng tôi\”.
Cựu Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Kenney Chiu bày tỏ lo ngại đối với hơn 300.000 công dân Canada hiện đang sống ở Hong Kong, trong khi than thở về nền dân chủ đang sụp đổ của thành phố.
“Nếu ai đó vẫn tranh luận rằng Hong Kong vẫn chưa bị kéo xuống đáy hố độc tài chuyên chế, thì vụ bắt giữ người Quebec Denise Ho… là bằng chứng”, Nghị sĩ Chiu viết trên Twitter.
Vào tháng 7/2019, cô Ho đã ra làm chứng tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva rằng, với việc đưa ra dự luật dẫn độ gây tranh cãi, ĐCSTQ đã từ bỏ hiệp ước quốc tế mà họ đã ký khi giành lại quyền kiểm soát Hong Kong vào năm 1997. Trong Tuyên bố chung Trung – Anh, ĐCSTQ cam kết trao quyền tự trị cho thuộc địa cũ của Anh.
Vào tháng 9/2019, cô Ho và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ của cô cũng đã làm chứng tại phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ, kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế đối với những người Hong Kong đã tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lớn do luật phát động.
Sau các cuộc biểu tình, cơ quan lập pháp cao nhất của Trung Quốc đã ban hành luật an ninh quốc gia Hong Kong vào tháng 6/2020, thu hút sự chỉ trích rộng rãi vì nó cho phép Bắc Kinh qua mặt cơ quan lập pháp của thành phố, đồng thời áp đặt chế tài hình sự các đối với các bài phát biểu cởi mở và thậm chí những lời nói ủng hộ Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc.
Trước đó, The Epoch Times đưa tin, hai công dân Canada Kovrig và Spavor đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt giữ ở Trung Quốc ngay sau khi bà Mạnh bị bắt ở Vancouver vào ngày 1/12/2018, theo yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ. Nhiều người nhận định, vụ việc ĐCSTQ bắt giữ họ thuộc trường hợp “chính sách ngoại giao con tin” của Bắc Kinh.
Bà Mạnh bị buộc tội gian lận ngân hàng vì bị cáo buộc nói dối HSBC về các giao dịch kinh doanh của Huawei với Iran, dẫn đến việc HSBC vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran. Sau khi bà Mạnh bị bắt giữ, ĐCSTQ đã cảnh báo Canada về hậu quả nghiêm trọng nếu bà ấy không được trả tự do. Chế độ Bắc Kinh đã buộc tội 2 người Kovrig và Spavor về tội gián điệp.
Ban đầu, cả hai bị biệt giam với ánh đèn chiếu sáng trong phòng giam của họ cả ngày lẫn đêm. Điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và các tổ chức nhân quyền đều công nhận đây là một phương pháp tra tấn.
Vào tháng Tám, một tòa án Trung Quốc đã kết án ông Spavor 11 năm tù. Ông Kovrig đã bị xét xử vào tháng Ba nhưng vẫn chưa bị kết án. Đối với thông tin 2 người này đã được tự do, Thủ tướng Trudeau phát biểu: “Hai người đàn ông này đã phải trải qua một hoàn cảnh khó khăn không thể tin được, nhưng đó là nguồn cảm hứng và đó là tin tốt cho tất cả chúng tôi khi họ đang trên đường về nhà với gia đình của mình”.
Nguyên Hương