Chính phủ Mỹ muốn gia hạn Trạm Vũ trụ Quốc tế đến năm 2030

Chính phủ Mỹ muốn gia hạn Trạm Vũ trụ Quốc tế đến năm 2030

Đăng ngày: 02/01/2022

Trọng Thành

Đúng vào ngày cuối cùng của năm 2021, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) thông báo chính phủ Mỹ đã cam kết sẽ kéo dài hoạt động của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), thêm 6 năm nữa. Quyết định của chính phủ Mỹ có ý nghĩa địa chính trị quan trọng, bởi Trạm ISS là hợp tác quốc tế chưa từng có giữa nhiều cường quốc và khối quốc gia, trong có Nga, vốn được coi là đối thủ với phương Tây trong nhiều lĩnh vực. 

NASA thông báo tuổi thọ của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) có thể sẽ được kéo dài đến năm 2030. Bà Nathalie Tinjod, phụ trách quan hệ quốc tế của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, giải thích về ý nghĩa địa chính trị của quyết định này: 

Thông báo này có ý nghĩa quan trọng về mặt địa chính trị, vì ISS là đối tác quốc tế lớn nhất trong hợp tác không gian, giữa Mỹ, Nga, Canada, Nhật và Châu Âu”, và mối quan hệ đối tác lớn như vậy nếu được bảo tồn sẽ có thể giúp cho việc cải thiện mức độ tin cậy giữa Nga và phương Tây trong các hoạt động trên Trái đất, “không dễ để người Nga và người Mỹ có thể hợp tác với nhau. Đây cũng là một thông điệp cho thấy ISS vẫn là một công cụ của ngoại giao không gian, một hợp tác cần phải được bảo vệ.”

Quyết định của chính phủ Mỹ đã nhận được sự ủng hộ của các đối tác. Trên trang blog của NASA, lãnh đạo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ, ông Nel Binson cho biết Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Cơ quan Vũ trụ Canada, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Cơ quan Vũ trụ Nga (SSCR) đã thỏa thuận tiếp tục duy trì ISS trong phần còn lại của thập niên. Tập đoàn vũ trụ Nga Roscosmos từng đề xuất rời bỏ dự án vào năm 2025 để xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình, nhưng gần đây đã gửi một module phòng thí nghiệm đa năng mới lên ISS.

Được phóng vào năm 1998, Trạm Vũ trụ Quốc tế, nặng 419 tấn và dài 100 mét, hiện đã 20 năm tuổi, đã giúp đạt được những tiến bộ to lớn trong các lĩnh vực công nghệ khác nhau. Tổng cộng có 16 quốc gia tham gia ISS. Một phi hành đoàn gồm sáu phi hành gia đảm nhiệm thường trực các hoạt động trên Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Sau quyết định từ Nhà Trắng, ngân sách để tiếp tục duy trì ISS thêm 6 năm nữa phải chờ Quốc Hội Mỹ phê chuẩn.

Bài Liên Quan

Leave a Comment