Ứng viên tổng thống muốn Hàn Quốc sở hữu tàu ngầm nguyên tử

Ứng viên tổng thống muốn Hàn Quốc sở hữu tàu ngầm nguyên tử

Thứ Năm, 06 Tháng Giêng 2022

Lee Jae-myung, ứng viên tổng thống của đảng cầm quyền, muốn Mỹ hỗ trợ chế tạo tàu ngầm hạt nhân để đối phó Triều Tiên, tương tự thỏa thuận AUKUS.

\”Sở hữu tàu ngầm hạt nhân là điều tuyệt đối cần thiết với chúng tôi. Bản thân chúng không phải vũ khí, Australia đang nhận chuyển giao công nghệ. Chúng tôi chắc chắn có thể thuyết phục Mỹ và sẽ phải làm điều đó\”, Lee Jae-myung, ứng viên tổng thống năm 2022 của đảng Dân chủ (DPK) cầm quyền Hàn Quốc, cho biết trong cuộc phỏng vấn với truyền thông hôm nay.

Cựu thống đốc tỉnh Gyeonggi trở thành ứng viên tổng thống của đảng DPK nhờ phản ứng mạnh mẽ với Covid-19 và quan điểm ủng hộ thu nhập cơ bản phổ quát. Ông đang chạy đua quyết liệt với ứng viên Yoon Suk-yeol của đảng Quyền lực Nhân dân (PPP), với tỷ lệ ủng hộ ngày càng tăng và vượt qua đối thủ trong một số khảo sát tuần này.

\"Tàu
Tàu ngầm Dosan Ahn Chang-ho của Hàn Quốc trong quá trình thử nghiệm. Ảnh: Hải quân Hàn Quốc.

Lee cho biết ông sẽ tìm cách thuyết phục Mỹ để giành được sự hỗ trợ về ngoại giao và công nghệ để sản xuất tàu ngầm hạt nhân, trong bối cảnh có nhiều nghị sĩ và quan chức quốc phòng Hàn Quốc kêu gọi theo đuổi phương án này sau khi Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm hồi tháng 10.

Ứng viên đảng DPK bác bỏ ý tưởng tìm kiếm hỗ trợ từ Pháp hoặc nước khác. \”Vấn đề là chúng tôi có thể giữ thỏa thuận với Mỹ hay không, cũng như liệu chúng tôi có thuyết phục được họ không\”, ông nói.

Hàn Quốc bị cấm tái chế các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng theo thỏa thuận về năng lượng nguyên tử dân sự với Mỹ. Một số nguồn tin giấu tên cho biết chính quyền Tổng thống Moon Jae-in đã thất bại trong nỗ lực giành sự ủng hộ của Mỹ với dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân.

Lee Jae-myung cũng khẳng định sẽ không duy trì chính sách \”mơ hồ chiến lược\” của Tổng thống Moon với Mỹ, đồng minh quan trọng nhất, và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc.

\”Với nền kinh tế, quân sự và quyền lực mềm ngày càng lớn, đường lối ngoại giao nên tập trung vào buộc họ lựa chọn, thay vì khiến Hàn Quốc phải chọn phe. Tôi coi đây là phương thức ngoại giao thực dụng dựa trên lợi ích quốc gia\”, ông nói.

Australia hôm 16/9 quyết định đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhờ công nghệ được Mỹ và Anh chuyển giao, nằm trong thỏa thuận AUKUS. Đây là lần đầu tiên Mỹ chia sẻ công nghệ động cơ hạt nhân cho một quốc gia kể từ sau lần chuyển giao cho Anh vào năm 1958.

AUKUS được đánh giá là một phần nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm đối phó Trung Quốc trỗi dậy. Quan chức Mỹ giấu tên cho biết thỏa thuận là ngoại lệ với nhiều chính sách của Washington. \”Điều này sẽ không diễn ra trong tương lai. Chúng tôi coi đây là sự kiện chỉ diễn ra một lần\”, quan chức này nói thêm.Vũ Anh (Theo Reuters

Bài Liên Quan

Leave a Comment