Trung Quốc cắt lãi suất xuống 2,85% vì kinh tế tăng trưởng chậm

Trung Quốc cắt lãi suất xuống 2,85% vì kinh tế tăng trưởng chậm

một giờ trước

\"Worker\"/

Trung Quốc đã bất ngờ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong vòng hai năm qua sau khi các số liệu chính thức cho thấy tăng trưởng kinh tế đã bị chậm lại.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong ba tháng cuối năm 2021 chỉ tăng 4%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết.

Tăng trưởng tốt hơn dự báo nhưng…

Theo đánh giá, số liệu tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn tốt hơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế, tuy nhiên, mức tăng trưởng này chậm hơn rất nhiều so với quý trước.QUẢNG CÁOhttps://ec140f2ce3fd2cca2407d2dd84e56cf4.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-38/html/container.html

Một dấu hiệu đáng lo ngại khác là doanh số bán lẻ tháng 12 giảm tới 1,7%.

Tính chung cả năm, các số liệu chính thức cho thấy nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng 8,1%, vượt dự báo của các nhà kinh tế và cao hơn nhiều so với mục tiêu hàng năm của chính quyền Bắc Kinh là 6%.

Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng đây là mức tăng trưởng chậm nhất trong vòng một năm rưỡi qua. Đặc biệt, chỉ số này vẫn chưa tính đến các tác động tiêu cực của đợt bùng phát dịch COVID-19 mới nhất.

\”Chỉ số GDP chưa phản ảnh tác động của đợt bùng phát trong nước của biến thể Omicron từ tháng 12 năm ngoái.

Đợt bùng phát này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp dịch vụ, đặc biệt là mua sắm online và vận chuyển hàng hoá\”, Yue Su, từ Economist Intelligence Unit cho biết.

Cắt lãi suất lần đầu từ 2020

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC – tức Ngân hàng trung ương của CHND Trung Hoa) đã giảm lãi suất cho khoản vay trung hạn trị giá 700 tỷ nhân dân tệ xuống còn 2,85%/năm.

Đây là đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ tháng 4/2020.

Khoản tiền 200 tỷ nhân dân tệ tiền mặt trung hạn đã được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bơm thêm vào hệ thống tài chính.

Các động thái này của chính phủ Trung Quốc dường như đi ngược lại với chính sách chung của các ngân hàng trung ương trên thế giới.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FEB) đang cân nhắc tăng lãi suất lên gấp 3 lần trong năm nay.

Lần đầu tiên trong hơn 3 năm, Ngân hàng Anh Quốc (Bank of England) tháng trước đã tăng lãi suất để đối phó với tình trạng tăng giá chóng mặt.

\"China\"/

Hai dấu hiệu đáng lo ngại của kinh tế Trung Quốc

Triển vọng kinh tế của Trung Quốc đang bị thách thức trước lo ngại về tác động các quy định siết chặt đối với doanh nghiệp của chính quyền Trung Quốc, tình trạng tài chính bất ổn của một số doanh nghiệp bất động sản và sự bùng phát của biến thể Omicron.

Lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang thu hút ít vốn đầu tư do một số tập đoàn đối mặt với khủng hoảng nợ.

Không quá ngạc nhiên khi lĩnh vực bất động sản tăng trưởng chậm sau khi Bắc Kinh kích hoạt một loạt biện pháp nhằm không chế khoản vay của các công ty này. Tuy nhiên, sự suy giảm mạnh có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế chung của Trung Quốc khi bất động sản chiếm tới ¼ GDP của cả nước.

Người tiêu dùng dường như cũng kém lạc quan hơn khi chỉ số bán lẻ thấp hơn nhiều so với dự đoán.

Chính sách \’tuyệt đối không Covid\’ (Zero Covid) khiến một số thành phố lớn bắt đầu quay trở lại với tình trạng phong toả từ tháng trước do ảnh hưởng của biến chủng mới.

Để kìm hãm sự suy giảm, Ngân hàng Nhân dân TQ lần đầu tiên trong vòng hai năm qua đã có bước đi bất ngờ nhằm giảm gánh nặng nợ cho các doanh nghiệp.

Các động thái kiềm chế nợ này có vẻ như đang nới lỏng chính sách thịnh vượng chung của Chủ tịch Tập Cận Bình và Trung Quốc có thể sẽ không tung ra thêm gói hỗ trợ các doanh nghiệp lớn và các tỷ phú của họ.

Chính phủ cũng không có dấu hiệu từ bỏ chính sách \’Không Covid\’ khi Thế vận hội Mùa đông sẽ diễn ra và tháng tới và Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm.

Gần đây, tất cả 13 triệu cư dân ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây đã bị phong tỏa trong hai tuần qua và những biện pháp hà khắc được đưa ra để chống dịch bùng phát trở lại, với hơn 1800 trường hợp được phát hiện.

Chính quyền các địa phương quyết tâm loại trừ dịch để không ảnh hưởng đến uy tín của Thế vận hội Mùa đông vào tháng tới, và để tránh biến Tết Nguyên Đán sắp đến – là dịp hàng triệu người dân về quê ăn Tết- trở thành sự kiện \’siêu lây nhiễm\’.

Dự kiến ông Tập Cận Bình sẽ có thể đưa ra những biện pháp nhằm siết chặt nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiệm kỳ nắm quyền thứ ba, theo BBC News.

Ảnh hưởng tới VN?

Hiện chưa thể dự đoán chính xác sự giảm tốc trong tăng trưởng kinh tế, sự bùng phát của biến chủng mới và sự sụt giảm của chỉ số tiêu dùng của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như thế nào tới Việt Nam.

Tuy nhiên, các số liệu cho thấy Việt Nam vẫn phụ thuộc thương mại vào Trung Quốc khi các hiệp định thương mại với các nước khác chưa đạt được kết quả như mong đợi.

\"Xe
Chụp lại hình ảnh,Xe chở hàng – hình minh họa

Báo cáo từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute) cho thấy Việt Nam tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc do giá cả hàng hoá rẻ, quy mô chuỗi cung ứng phát triển, vận tải thuận tiện do hai nước chung đường biên giới.

Do đó, Việt Nam có thể gặp thách thức trong việc tìm kiếm thị trường nhập khẩu thay thế nếu có biến động về giá cả và tình hình vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc.

Hôm đầu năm, tình trạng ách tắc của hàng nghìn xe hàng VN tại các cửa khẩu với TQ đã được cả các báo quốc tế ghi nhận.

Trung Quốc nói họ cần kiểm soát dịch Covid và chỉ cho thông quan với hàng tiểu ngạch từ VN ở một số điểm.

Các công ty Việt Nam vì thế cần chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự gián đoạn thương mại [tại cửa khẩu] ít nhất trong 6 tháng tới\”, Stephen Olson, một chuyên gia nghiên cứu thương mại từ Hinrich Foundation nói với BBC News Tiếng Việt ngày 4/1/2022.

Ông Stephen Olson cho rằng tình hình gián đoạn thương mại tại cửa khẩu có thể kéo dài hết 6 tháng đầu năm và kéo dài sang 6 tháng cuối năm.

Bài Liên Quan

Leave a Comment