Matxcơva và Bắc Kinh, đồng minh tình thế

Matxcơva và Bắc Kinh, đồng minh tình thế

Đăng ngày: 22/01/2022

Thanh Phương

Trong những năm gần đây, Matxcơva và Bắc Kinh đã xích lại gần nhau, bảo vệ các lợi ích chung của hai nước ở vùng Trung Á trong cuộc đối đầu với phương Tây. Đó là ghi nhận của tuần báo L’Express khi nêu lên trường hợp Kazakhstan.

Bỗng dưng hạt nhân trở thành năng lượng xanh”, đó là tựa trên trang nhất của tờ Courrier International tuần này, nói về việc Liên Hiệp Châu Âu đề nghị dán nhãn “ năng lượng bền vững” cho hạt nhân và khí đốt. Đề nghị của Liên Hiệp Châu Âu gây lo ngại cho báo chí nước ngoài, qua một số bài được Courrier International trích dịch. 

Tờ L’Express, trên bức vẽ gương mặt tổng thống Nga Vladimir Putin màu đỏ thẫm với đôi mắt rực lửa, đưa hàng tựa “ Ukraina, các nước Baltic, Kazakhstan, Mali. Putin sẽ đi đến đâu”. Theo tuần báo này, thất bại của các cuộc đàm phán Mỹ-Nga đang đặt ra câu hỏi: Chủ nhân điện Kremlin có sẽ tấn công Ukraina?

Còn bức chân dung trên trang nhất của tờ L’Obs chính là Jean-Michel Blanquer, đương kim bộ trưởng Giáo Dục Pháp, kèm theo hàng tựa “ Đánh mất ảo tưởng”. Ông Blanquer hiện đang bị chỉ trích rất nặng nề vì những quy định phòng chống dịch Covid-19 trong trường học mà ông đưa ra đã gây rất nhiều khó khăn cho phụ huynh và giáo viên ở Pháp. 

Trang nhất của tuần báo Le Point được dành cho cuốn sách mới của sử gia Emmanuel Todd :” Họ đã làm đến đâu rồi?”, nói cách khác:  Phụ nữ đang xây dựng lại châu Âu như thế nào. Tờ báo nêu ví dụ của Pháp: chưa bao giờ phụ nữ lại nằm trong số các ứng cử viên tổng thống hàng đầu như hiện nay và có đến gần 40% ý định bỏ phiếu là dành cho các nữ ứng cử viên. 

Matxcơva và Bắc Kinh, đồng minh tình thế

Trong những năm gần đây, Matxcơva và Bắc Kinh đã xích lại gần nhau, bảo vệ các lợi ích chung của hai nước ở vùng Trung Á trong cuộc đối đầu với phương Tây. Đó là ghi nhận của tuần báo L’Express khi nêu lên trường hợp Kazakhstan.

Tờ báo nhắc lại, được cựu tổng thống Noursoultan Nazarbaiev chọn làm người kế nhiệm, tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokaiev là hiện thân của sự cân bằng trong chính sách ngoại giao mà cựu lãnh đạo nước này mong muốn. Nói rành cả ba ngôn ngữ, tiếng Kazakhstan, tiếng Nga và tiếng Hoa, Tokaiev đã từng theo học ở Matxcơva và Bắc Kinh, từng làm việc trong sứ quán Liên Xô ở Bắc Kinh trong những năm 1980. Kể từ nay, ông sẽ khó mà cưỡng lại được Putin, bởi vì tổng thống Nga vẫn cho rằng, giống như Ukraina, trong lịch sử, Kazakhstan chưa bao giờ có một bản sắc dân tộc thật sự.

Theo L’Express, trong vụ này, Trung Quốc cũng không bị thua thiệt, thậm chí đã ủng hộ việc Nga can thiệp vào Kazakhstan. Ưu tiên của Nga và Trung Quốc là vùng Trung Á vẫn sống dưới các chế độ ổn định, độc đoán và thế quyền, theo nhận định của Alexander Gabuev, nhà nghiên cứu của Trung tâm Carnegie ở Matxcơva. Mục tiêu chính là nhằm tránh cho phong trào dân chủ lan đến nước họ, đe dọa thể chế độc đoán của họ, đồng thời chống Hồi Giáo cực đoan và tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại.

Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Trung Quốc vẫn cố tránh đụng trực diện với Nga tại nơi mà Matxcơva xem là vùng ảnh hưởng của họ. Nói cách khác, hai cường quốc này coi như chia nhau đảm nhận các vai trò. Matxcơva thì lo về an ninh, cho nên tổng thống Kazakhstan Tokaiev đã cầu cứu nước Nga khi thấy quyền lực của ông bị đe dọa. Còn Bắc Kinh thì tập trung vào các quan hệ kinh tế. Trọng lượng của Trung Quốc không ngừng tăng, nhất là thông qua các dự án Con đường tơ lụa mới. Kazakhstan là nguồn cung cấp dầu khí quan trọng và cũng là cửa ngỏ trên bộ để Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu.

Nhưng theo L’Express, về phần mình, Putin rất dè chừng cường quốc Cộng sản châu Á, có nền kinh tế mạnh hơn và có dân số đông hơn nhiều. Do bị các biện pháp trừng phạt của châu Âu, nước Nga càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Như ghi nhận của nhà nghiên cứu Alexander Gabuev, Matxcơva và Bắc Kinh, đặc biệt là tại vùng Trung Á, tranh giành ảnh hưởng chính trị với nhau, nhưng hiện giờ hai cường quốc Nga-Trung vẫn kềm chế được các căng thẳng song phương.

Bài Liên Quan

Leave a Comment