Quốc kỳ Trung Quốc treo bên cạnh Quốc kỳ Mỹ, bên ngoài trụ sở Goldman Sachs ở New York, 16/12/2008. (Chris Hondros / Getty Images)
Goldman Sachs rót tiền bẩn dính líu đến Trung Quốc vào các hoạt động phủ nhận diệt chủng
Bình luậnCao Dương • 25/01/22
Hàng chục triệu USD đã thông qua Quỹ từ thiện Goldman Sachs mà chảy vào túi các tổ chức chuyên ủng hộ chính phủ Trung Quốc, và bác bỏ cuộc diệt chủng người thiểu số Duy Ngô Nhĩ và những người Turk khác theo Hồi giáo. Những đồng tiền này đến từ một tỉ phú Mỹ có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.
Goldman Sachs, một trong những ngân hàng thành công nhất thế giới, hóa ra đã tìm thấy lỗ hổng pháp lý cho phép khách hàng của mình bí mật tài trợ cho việc bác bỏ tội ác diệt chủng.
Thật đáng khinh bỉ. Nhưng hàng núi tiền trong các tòa nhà chọc trời ở Manhattan không tự nhiên mà mọc ra. Những công ty thanh thế ấy đều vấy máu cả.
Theo một báo cáo điều tra mới, trong khi người Duy Ngô Nhĩ chứng kiến dân số mình đang giảm dần ở Trung Quốc vì phải vào hết trại tập trung, vào các nhà máy lao động cưỡng bức, bị cưỡng hiếp, bị ép buộc phá thai, và bị bắt buộc kiểm soát sinh sản, thì Quỹ từ thiện Goldman Sachs đang rót tiền cho các tổ chức chuyên phủ nhận tội ác diệt chủng vốn được cả chính quyền Biden và Trump công nhận.
18/01/2022, trên Tạp chí New Lines vốn nổi tiếng với các tin tức về các quốc gia Hồi giáo, hai tác giả Alexander Reid Ross và Courtney Dobson đã công bố một báo cáo điều tra cho thấy, quỹ Goldman Sachs đã bơm tiền cho các hoạt động tuyên truyền biện hộ cho Bắc Kinh, khi đối diện với sự phản đối của cộng đồng quốc tế đối với nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ và những người Turk khác theo Hồi giáo ở Trung Quốc. Hai tác giả mô tả Quỹ từ thiện Goldman Sachs là \”một tổ chức từ thiện lấy ý kiến từ nhà tài trợ\” (donor-advised fund). Tức là, các nhà tài trợ có thể bỏ tài sản vào quỹ này, rồi dặn rằng họ muốn nơi nào nhận được tài trợ ấy. Ngoài ra, quỹ này \”che giấu những người tài trợ của mình khỏi hồ sơ công khai, biến nó thành một trung tâm thanh toán bù trừ thuận tiện để chuyển tiền đen đến các tổ chức nhạy cảm về chính trị hoặc gây tranh cãi\”.
Báo cáo điều tra này đã tiết lộ rằng \”trong 5 năm qua, gần 65 triệu USD đã chảy vào các thực thể liên quan đến những người vẫn luôn biện hộ cho chính phủ Trung Quốc, và làm giảm nhẹ hoặc phủ nhận các hành vi vi phạm nhân quyền vốn đã được ghi nhận của Bắc Kinh, đối với người Duy Ngô Nhĩ và người Turk thiểu số theo đạo Hồi\”.
Nguồn tiền tài trợ được New Lines xác định có liên quan đến một ông trùm công nghệ người Mỹ tên là Neville Roy Singham, người \”từ lâu đã giữ mối quan hệ tư tưởng với Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ thời ông còn là thành viên trẻ trong Liên đoàn các Công nhân Đen Cách mạng, một nhóm chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mao, có trụ sở tại Detroit, Michigan\”.
Ông Singham là nhà tư vấn kỹ thuật chiến lược cho hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2008, theo như thông tin có trên nền tảng tuyển dụng Boss Zhipin của Trung Quốc. Trong giai đoạn đó, theo ông Ross và bà Dobson, ông Singham \”nói say sưa về mô hình kinh tế của Trung Quốc\”.
Một tổ chức nghiên cứu giám sát video tên IPVM đã phát hiện ra rằng, chính Huawei có liên quan đến việc phát triển phần mềm nhận dạng khuôn mặt sử dụng trí thông minh nhân tạo, để phân biệt được chủng tộc, từ đó có thể kích hoạt \”báo động Duy Ngô Nhĩ\” cho cảnh sát, khi xác định một cá nhân có đặc điểm khuôn mặt Duy Ngô Nhĩ.Màn hình giới thiệu công nghệ nhận dạng khuôn mặt và trí thông minh nhân tạo tại khuôn viên trụ sở chính Huawei ở Thâm Quyến, Trung Quốc, 26/04/2019. (Kevin Frayer / Getty Images)
Theo điều tra của New Lines, ông Singham đã đầu tư vào ba công ty Trung Quốc, bao gồm \”Shanghai Luoweixing, với số vốn góp đăng ký là 20 triệu USD; và Gondwana Foods, với số vốn góp đăng ký là 32,5 triệu USD. Ông Singham cũng được kê khai là người đại diện theo pháp luật của công ty thứ ba là Shanghai Shinong Company Ltd., đăng ký vào tháng 01/2020\”.
Công ty Thoughtworks của ông Singham từng tổ chức một hội nghị ở Bắc Kinh. Công ty này đã lan rộng đến 17 quốc gia, và làm công miễn phí cho các tổ chức theo tư tưởng tiến bộ như Grameen Foundation và Democracy Now!.
Democracy Now! là một tổ chức tin tức thiên tả. Một ví dụ về hoạt động của tổ chức này là vào ngày 16/03/2021, họ đã phát sóng những lời chỉ trích vô căn cứ của Bắc Kinh về Mỹ và các đồng minh, cho rằng Mỹ có \”tâm lý Chiến tranh Lạnh\” với Trung Quốc.
Trên thực tế, Bắc Kinh là một kẻ xâm lược lãnh thổ đang buộc Washington phải rời khỏi lộ trình thương mại và đầu tư hấp dẫn trị giá hàng nghìn tỉ USD với Trung Quốc, một lộ trình mà các tập đoàn lớn nhất của Mỹ rất thích vì lợi ích.
Trong chương trình mà Democracy Now! phát sóng ngày 16/03/2021, phóng viên Amy Goodman nói rằng: \”Trong khi Mỹ đối mặt với cáo buộc về việc tích trữ vaccine, và về việc ngăn chặn nỗ lực bỏ bản quyền sáng chế vaccine tại Tổ chức Thương mại Thế giới, thì Trung Quốc đã vận chuyển hàng triệu liều vaccine đến các quốc gia ở phía Nam (kém phát triển hơn), dưới một hình thức được gọi là ngoại giao vaccine. Trung Quốc đã gửi các mẫu dùng thử vaccine miễn phí của Sinovac đến 53 quốc gia, và đã xuất khẩu nó sang 22 quốc gia đã đặt hàng. Những quốc gia nhận hàng bao gồm Brazil, Mexico, Peru, Colombia, Ecuador, và Bolivia\”.
Bà Goodman đã không hề đề cập đến việc vaccine Sinovac kém hiệu quả hơn nhiều so với vaccine phương Tây, cũng không đề cập đến những ràng buộc đi kèm hình thức ngoại giao vaccine này, rồi còn việc vaccine do Trung Quốc sản xuất đã được bán với giá bị thổi phồng lên so với hiệu quả của chúng. Có thể là vì Democracy Now! đã chịu ảnh hưởng xấu từ Bắc Kinh.Vaccine Sinovac trên dây chuyền sản xuất tại trung tâm sản xuất y sinh Butantan ở Sao Paulo, Brazil, 23/04/2021. (Alexandre Schneider / Getty Images)
Năm 2017, một quỹ đầu tư tư nhân của Anh đã mua công ty Thoughtworks của ông Singham với giá hàng trăm triệu USD. Kể từ đó, \”một mạng lưới các tổ chức và cá nhân quảng bá việc biện giải cho Bắc Kinh đã xuất hiện xung quanh Singham\”, theo như các tác giả cuộc điều tra của New Lines cho hay. Tuy nhiên, ông Singham vẫn sống kín tiếng, không có hoạt động mạng xã hội hay xuất hiện trước công chúng nhiều. Thật là làm người ta hiếu kỳ.
Tờ New Lines cho hay, một trong những tổ chức liên quan đến ông Singham, mà có \”sự thiên vị không thể chối cãi được đối với chính phủ Trung Quốc\”, là Tổ chức Hỗ trợ Nhân dân, hóa ra được đồng sáng lập bởi vợ ông là bà Jodie Evans, và có số vốn hơn 160 triệu USD. Tuy nhiên, tổ chức ấy không có trang web. Thật là càng kích thích hiếu kỳ hơn mà.
Bà Evans cũng là nhà đồng sáng lập một tổ chức cánh tả, lãnh đạo bởi phụ nữ, tên là Code Pink. Tổ chức này thì có một trang web đấy. Nhưng trang web ấy lại dẫn người truy cập đến những quan điểm cho rằng, vấn đề Duy Ngô Nhĩ không đáng được chú ý đến. Tại mục hỏi đáp về Trung Quốc trên trang web Code Pink, để trả lời cho câu hỏi \”Còn người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc thì sao?\”, Code Pink đã đưa ra một đường dẫn đến một video trên YouTube. Video ấy quay một cuộc trao đổi giữa bà Evans và học giả người Anh John Ross. Trong đó, ông Ross nói rằng, các cáo buộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là \”ngớ ngẩn\” và \”hoàn toàn dối trá\”.
Năm 2020, Code Pink bắt đầu chiến dịch \”Trung Quốc không phải là kẻ thù của chúng ta\”, \”trong đó tổ chức này vận động Mỹ áp dụng một cách tiếp cận theo hướng hòa giải triệt để đối với Trung Quốc\”, các tác giả cuộc điều tra của New Lines cho hay.
Tricontinental là tổ chức thụ hưởng của cả quỹ Goldman Sachs và Tổ chức Hỗ trợ Nhân dân, thông qua một trung gian khác là Quỹ Cộng đồng Thống nhất. Tricontinental tự nhận mình là một \”Viện Nghiên cứu Xã hội\”.
Người sáng lập Tricontinental là ông Vijay Prashad vẫn luôn tập trung vào Phong trào Không liên kết, và các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi). Cả hai mảng này đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ Bắc Kinh, và bị Bắc Kinh sử dụng cho mục đích chính trị của mình là chống lại Mỹ và các đồng minh trong các định chế và thị trường quốc tế.
Trong nhiều năm qua, Goldman Sachs đã quảng bá rằng, các nước BRICS là điểm đến đầu tư lý tưởng. Họ khoe khoang trên trang web của mình rằng, chính họ đã đặt ra cái tên viết tắt BRICS ấy. Trang Goldman Sachs trưng lên hình ảnh bản đồ của bốn quốc gia BRIC, trong đó Trung Quốc nhìn to vật và ở vị trí cao nhất, trong khi các quốc gia khác (kể cả Nga vốn là quốc gia rộng lớn nhất thế giới) thì bé tí và nằm ở vị trí thấp hơn trong tấm ảnh. Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2017 ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc, 05/09/2017. (Kenzaburo Fukuhara / AFP / Getty Images)
Năm 2017, sau khi ông Prashad từ chức giáo sư ở Hartford, Connecticut, ông trở thành thành viên cấp cao không thường trú tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc. Còn ông John Ross (người tuyên bố rằng, các cáo buộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là \”ngớ ngẩn\” và \”hoàn toàn dối trá\”) là một thành viên cấp cao thường trú tại Viện này.
\”Ngôn ngữ của Prashad gần đây có xu hướng bảo vệ chính phủ Trung Quốc, khi đối diện với một trong những hành vi vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất của họ: các chiến dịch giam giữ hàng loạt, cải tạo, lao động cưỡng bức, và triệt sản được tiến hành ở tỉnh Tân Cương nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm người Hồi giáo Turk khác\”, tờ New Lines cho hay.
Cũng trong chương trình mà Democracy Now! phát sóng ngày 16/03/2021, ông Prashad lập luận rằng \”hầu hết các hãng truyền thông lớn của Mỹ đã trở thành nhân viên tốc ký cho Bộ Ngoại giao Mỹ. Bạn biết đấy, sự tín nhiệm khi [chúng ta thấy] ông Mike Pompeo, cựu ngoại trưởng, đứng lên thay mặt cho những người Hồi giáo ở Trung Quốc, sau những gì Mỹ đã làm ở Afghanistan, ở Iraq — và đừng quên, rằng Pompeo từng đứng đầu CIA — ý tôi là, điều đó làm giảm uy tín [của những gì Mỹ nói]\”.
Ông Prashad đã không đề cập đến nguyên nhân của các cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan. Cuộc xâm lược Kuwait của Saddam Hussein, và việc Taliban chứa chấp Osama bin Laden, là một vài nguyên nhân dẫn đến các cuộc chiến tranh đó.
Trong một bài viết đăng vào tháng 04/2021, ông Prashad đã mô tả tội ác diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là, tuyên truyền của Mỹ nhằm mở đường cho các hành động tấn công. \”Cuộc chiến thông tin của chính phủ Mỹ chống lại Trung Quốc đã tạo ra \’sự thật\’ rằng có nạn diệt chủng ở Tân Cương\”, ông Prashad đã viết thế. \”Một khi điều này đã được thiết lập, nó sẽ giúp phát triển chiến tranh ngoại giao và kinh tế.\”
Theo tờ New Lines, \”Những bài báo như vậy dường như là một phần của một chiến lược rộng lớn hơn, nhằm nuôi dưỡng các hãng truyền thông mà có thể tuyên truyền ủng hộ Trung Quốc\”.
Ông Prashad cũng đã khẳng định là không có bằng chứng về tội ác diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ: \”Bằng chứng là gì?\”. Sau đó ông tự trả lời câu hỏi của mình: \”Thực sự là không có\”.
Tờ New Lines cho hay, \”Việc Prashad phủ nhận hành vi tàn bạo đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo Turk khác xảy ra đồng thời với việc các bằng chứng ngày càng chồng chất nhằm vào chính phủ Trung Quốc. Đây là điều đặc biệt đáng chú ý, bởi vì cho đến gần đây, tổ chức của ông [Prashad] (tức là Tổ chức Tricontinental) vẫn tin vào thực tế là những ngược đãi ấy có tồn tại\”.
Năm 2018, Tricontinental mô tả \”việc giam giữ vô số người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc — và các vụ bắt giữ các sinh viên theo chủ nghĩa Marx\” là \”rất nghiêm trọng\”. Theo New Lines, sự \”trở mặt\” của ông Prashad có thể là do mối quan hệ thân thiết của ông với ông Singham, và việc ông Singham tài trợ cho Tricontinental.
Theo cuộc điều tra của New Lines, hồ sơ thuế cho thấy, Tricontinental đã nhận hơn 12 triệu USD từ quỹ Goldman Sachs. New Lines cho hay, Quỹ Công lý và Giáo dục đã nhận được hơn 15 triệu USD vào năm 2019, và Diễn đàn Nhân dân đã nhận được 12 triệu USD.
18/09/2021, Diễn đàn Nhân dân đã tổ chức một sự kiện do Code Pink đồng tài trợ, mang tên \”Trung Quốc và Cánh trái: Diễn đàn Xã hội chủ nghĩa\”. Bài phát biểu chính tại sự kiện này do ông Prashad và Qiao Collective thực hiện. Theo New Lines, Qiao Collective là \”một nhóm tự nhận là theo chủ nghĩa Marx… có tài khoản Twitter thường xuyên quảng bá nội dung tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc về hầu hết mọi chủ đề, kể cả việc phủ nhận tội ác diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ\”.
Tờ New Lines nhận thấy rằng, \”Nằm trong văn phòng Diễn đàn Nhân dân ở New York là một tổ chức truyền thông khác có tên là Breakthrough News. [Tổ chức này] cũng kịch liệt phủ nhận tội ác diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ. [Breakthrough News] được dẫn đầu bởi Rania Khalek, một người biện hộ cho nhà độc tài Syria Bashar al-Assad. Các chương trình truyền thông bà Khalek từng làm trước đây, như là Redfish và Soapbox, đều đã bị các nhà báo phanh phui là một phần của truyền thông do nhà nước Nga tài trợ\”.
Để hoạt động được, các nền dân chủ cần có sự minh bạch và sự đưa tin không thiên vị. Bởi vì để đưa ra các quyết định quan trọng nhất của mình, các nền dân chủ phụ thuộc vào những cử tri nắm được tình hình. Đồng tiền đen tối từ Trung Quốc là trái ngược với sự minh bạch và dân chủ. Thế giới, và cụ thể hơn là cử tri Mỹ, có thể ngăn chặn không để vấn đề tiền bạc đen tối trở nên tồi tệ hơn. Đó chính là thứ tiếp máu cho sự tuyên truyền cho cả cánh tả và cánh hữu.
Các bạn hãy yêu cầu những đại biểu mà mình đã bầu phải lập ra luật pháp tốt hơn. Hãy yêu cầu trách nhiệm giải trình công khai và minh bạch về các khoản quyên góp chính trị và truyền thông, bao gồm cả những khoản đóng góp cho các nhà hoạt động và các hãng \”tin tức\” có dính líu đến các nhà độc tài ở Trung Quốc và Nga.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.
Tác giả bài bình luận Anders Corr hoàn thành bằng Cử nhân / Thạc sĩ Khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001), và bằng Tiến sĩ về Chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là người đứng đầu Corr Analytics Inc. — nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị (Journal of Political Risk). Ông cũng đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Châu u và Châu Á. Những cuốn sách mới nhất của ông là \”Tập trung quyền lực: Thể chế hóa, Hệ thống phân cấp, và Quyền bá chủ\” (2021), và \”Các quốc gia có thế lực lớn, Các chiến lược rất lớn: Cuộc chơi mới ở Biển Đông\” (2018).
Cao Dương
Theo The Epoch Times