Mỹ \’dọa Nga nhưng không định đưa quân tới Ukraine\’

Mỹ \’dọa Nga nhưng không định đưa quân tới Ukraine\’

5 giờ trước

\"Lầu
Chụp lại hình ảnh,Lầu Năm Góc cho biết quân đội Mỹ đang sẵn sàng triển khai tới châu Âu, nếu Nga xâm lược Ukraine

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố có \”sự nhất trí hoàn toàn\” với các nhà lãnh đạo châu Âu để đối phó việc Nga tăng cường quân đội ở biên giới với Ukraine.

Các cường quốc phương Tây đã nhất trí áp dụng các biện pháp trừng phạt \”nhanh chóng\” và \”chưa từng có\” đối với Nga nếu nước này xâm lược Ukraine.

Mỹ cũng đã đặt 8.500 binh sĩ trong tình trạng báo động.

Nga phủ nhận kế hoạch tấn công, mặc dù đã triển khai khoảng 100.000 binh sĩ ở biên giới Ukraine.

Tham gia cùng Mỹ và Anh trong cuộc họp có các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Ý, Ba Lan và EU. Người đứng đầu Nato, Jens Stoltenberg cũng tham dự.

\”Tôi đã có một cuộc họp rất tốt – có nhất trí hoàn toàn với tất cả các nhà lãnh đạo châu Âu\”, ông Biden nói sau đó.

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết các nhà lãnh đạo \”nhất trí về tầm quan trọng của sự đoàn kết quốc tế khi đối mặt với sự thù địch ngày càng gia tăng của Nga\”.

Nếu một cuộc xâm lược nữa của Nga vào Ukraine xảy ra, họ nhất trí rằng \”các đồng minh phải ban hành các biện pháp đáp trả nhanh chóng, bao gồm một gói trừng phạt chưa từng có\”.

\"Bản
Chụp lại hình ảnh,Bản đồ cho thấy vị trí của quân đội Nga

Mục đích của cuộc gọi video kéo dài 80 phút giữa các đồng minh là để thống nhất một chiến lược chung chống lại các hành động của Nga, sau một số bất đồng về cách các quốc gia phương Tây có thể phản ứng.

\"Russian
Chụp lại hình ảnh,Quân đội Nga ở Crimea

Hôm thứ Hai, Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo rằng thông tin tình báo \”u ám\” cho thấy Nga đang lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng vào thủ đô Kyiv của Ukraine và Anh bắt đầu rút một số nhân viên khỏi đại sứ quán của mình tại đó.

Mỹ cũng có động thái tương tự, ra lệnh cho người thân của các nhân viên đại sứ quán của họ rời đi.

Cũng có sự khác biệt về sự hỗ trợ dành cho Ukraine – Mỹ và Anh là một trong những quốc gia đã gửi viện trợ quân sự. Tuy nhiên, Đức đã từ chối yêu cầu của Ukraine về vũ khí phòng thủ và thay vào đó sẽ gửi viện trợ y tế.

Lầu Năm Góc cho biết khoảng 8.500 lính Mỹ sẵn sàng trong tình trạng báo động để triển khai trong thời gian ngắn.

Nhưng họ sẽ chỉ tham gia nếu liên minh quân sự Nato quyết định kích hoạt một lực lượng phản ứng nhanh, \”hoặc nếu các tình huống khác phát triển\”, thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby cho biết.

Ông nói thêm Mỹ không có kế hoạch triển khai quân tới Ukraine.

Mục tiêu của việc gửi quân tiếp viện đến Đông Âu sẽ là cung cấp khả năng răn đe và trấn an các đồng minh, và không có kế hoạch để binh lính chiến đấu của Mỹ sẽ triển khai tới Ukraine hoặc tham gia bất kỳ vai trò chiến đấu nào.

Ông Kirby lưu ý rằng Hoa Kỳ dù sao cũng đang có cố vấn quân sự ở Ukraine.

Ông Kirby không nói nơi quân đội Mỹ có thể triển khai, nhưng cho biết Mỹ đã \”nói rõ với các đồng minh ở sườn Đông rằng chúng tôi chuẩn bị tăng cường khả năng của họ nếu họ cần.\”

Một số thành viên NATO, bao gồm Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan, đã lên kế hoạch gửi máy bay chiến đấu và tàu chiến đến Đông Âu để tăng cường phòng thủ trong khu vực.

Cuối tuần qua, khoảng 90 tấn \”viện trợ gây chết người\” của Mỹ bao gồm cả đạn dược cho \”quân phòng thủ tiền tuyến\” đã đến Ukraine.

Điện Kremlin cho biết họ coi Nato là một mối đe dọa an ninh và đang yêu cầu đảm bảo pháp lý rằng liên minh sẽ không mở rộng thêm về phía đông, kể cả sang nước láng giềng Ukraine.

Nhưng Mỹ đã nói rằng vấn đề đe dọa là sự xâm lược của Nga, không phải sự bành trướng của Nato.

Trước đây, Nga đã chiếm lãnh thổ Ukraine, khi nước này sáp nhập Crimea vào năm 2014. Sau khi lực lượng Nga giành quyền kiểm soát, Crimea đã bỏ phiếu gia nhập Nga trong một cuộc trưng cầu dân ý mà phương Tây và Ukraine cho là bất hợp pháp.

Phiến quân do Nga hậu thuẫn cũng kiểm soát các khu vực miền đông Ukraine gần biên giới với Nga. Cuộc xung đột đó đã cướp đi sinh mạng của khoảng 14.000 người.

Bài Liên Quan

Leave a Comment