Băng trôi khổng lồ tan, trăm tỷ tấn nước ngọt đổ xuống biển
A68a, tảng băng trôi khổng lồ từng phá vỡ một thềm băng trên Bán đảo Nam Cực vào năm 2017, đã tan chảy hoàn toàn và giải phóng một lượng lớn nước ngọt ra biển.
A68a là một trong những tảng băng trôi lớn nhất trên thế giới – dài hơn 160 km, rộng 48 km và dày tới 1287 km. Năm ngoái, A68a tan chảy hoàn toàn cách đảo Nam Georgia khoảng 160 km.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng việc tảng băng khổng lồ tan chảy đã giải phóng khoảng 150 tỷ tấn nước ngọt vào vùng biển gần Nam Georgia. Dù lượng nước này không góp phần làm mực nước biển dâng, nhưng chúng tạo ra mối đe dọa tiềm tàng khác đối với hệ sinh thái xung quanh Nam Georgia bởi dòng chảy bị lẫn quá nhiều nước ngọt có thể ảnh hưởng xấu đến sinh vật phù du và các sinh vật khác trong chuỗi thức ăn trên biển.
Bà Anne Braakmann-Folgmann, chuyên gia tại đại học Leeds ở Anh, cùng nhóm các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Khảo sát Nam Cực đang nỗ lực xác định các tác động của tảng băng trôi và nước tan đối với hệ sinh thái xung quanh.
Nhóm nghiên cứu thu được mẫu nước của A68a nhờ tàu lượn tự động dưới nước. Đồng thời, họ sử dụng thiết bị theo dõi một số loài chim cánh cụt và hải cẩu trên đảo Nam Georgia để xem liệu sự hiện diện của tảng băng có ảnh hưởng đến hành vi kiếm ăn của chúng hay không.
Theo ông Geraint Tarling, một nhà hải dương học tham gia cuộc nghiên cứu, những phát hiện sơ bộ từ dữ liệu cho thấy các loài động vật trong khu vực không hề thay đổi phạm vi kiếm ăn trong thời gian A68a trôi gần Nam Georgia. Tảng băng rất có thể đã cản đường hoặc ảnh hưởng đến con mồi của chúng.
Tuy nhiên, khi nguồn nước tan ra từ tảng băng trôi khổng lồ A68a không chỉ trong lành, không bị nhiễm mặn mà còn chứa một lượng lớn chất sắt và các chất dinh dưỡng khác.
Qua đánh giá tổng thể ban đầu, tiến sĩ Tarling cho rằng tác động từ tảng băng này không xấu như những e ngại trước đó.
Theo VTC