Olympic 2022: Cuộc sống bên trong \’bong bóng\’ Thế vận hội Mùa đông
4 tháng 2 2022
Robot phục vụ nước uống, buồng ngủ được kiểm soát nhiệt độ và chất khử trùng có ở khắp nơi.
Đây là khung cảnh thường ngày mà các vận động viên tham dự Thế vận hội, quan chức và truyền thông đưa tin về sự kiện sẽ phải sống trong những tuần tới khi Thế vận hội Mùa đông diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Thế vận hội Bắc Kinh 2022 có vẻ như là sự kiện thể thao quốc tế được kiểm soát nhất từng được tổ chức cho đến nay.
Thế vận hội Tokyo năm ngoái đã chứng tỏ rằng một Thế vận hội có thể được tiến hành trong một không gian hạn chế trong thời đại dịch Covid. Nhưng Trung Quốc – giàu có, quyền lực và quyết tâm – thậm chí đã tiến xa hơn khi tạo ra một hệ thống rộng lớn được thiết kế để đảm bảo một Thế vận hội không có virus corona.
Trọng tâm của toàn bộ kế hoạch là môi trường \”vòng khép kín\” – ngôi nhà cho khoảng 60.000 vận động viên, lãnh đạo của các đội, phóng viên truyền thông, tình nguyện viên và nhiều người nữa.
Thế giới của Thế vận hội Bắc Kinh được tạo ra bởi ba \”khu vực bong bóng\” chính có cổng, trải rộng trên diện tích 160km.
Mỗi bong bóng được tập trung xung quanh bởi một địa điểm thi đấu và được kết nối thông qua các làn đường dành riêng cho đi lại. Chúng bao gồm khách sạn, trung tâm hội nghị, kí túc xá cho nhân viên và các cơ sở khác.
Các nhóm phóng viên của BBC bên trong \”bong bóng\” mô tả cuộc sống thường ngày ở bên trong này là – người tham dự phải đeo khẩu trang ở bất cứ đâu ngoại trừ trong phòng riêng của họ và khi ăn, và phải duy trì giãn cách xã hội.
Mọi người cũng phải thực hiện xét nghiệm PCR bằng que thử ngoáy sâu trong cổ họng hàng ngày, và kết quả phải được ghi lại trong ứng dụng y tế My2022 dành cho Thế vận hội.
\”Cách hiểu là chúng tôi không nhận được kết quả trừ khi chúng tôi xét nghiệm dương tính,\” người sản xuất chương trình của BBC Pratiksha Ghildial nói.
Trong số hàng chục nghìn người đã đến Bắc Kinh cho tới nay, các nhà chức trách đã phát hiện khoảng 300 trường hợp nhiễm Covid – trong đó dưới một nửa là những người ở trong vòng khép kín.
Người bị nhiễm bị đưa đi cách ly – và được phép trở lại \”bong bóng\” khi họ xét nghiệm âm tính. Giới chức Trung Quốc chỉ rõ rằng mục tiêu của họ không phải là không có ca nhiễm nào (zero cases), mà là không lây lan (zero spread) – và cho đến nay hệ thống đã ổn định.
\”Các biện pháp chống Covid thật là đặc biệt,\” cô Ghildial nói. \”Một ngày khác, tôi yêu cầu sửa một chút trong phòng của tôi và một người đàn ông trong bộ đồ bảo hộ sinh học (bio-hazard suit) đã đến để sửa chữa.\”
Cảnh giác liên tục là phương châm quan trọng hơn cả.
Nhân viên vệ sinh xuất hiện thường xuyên trong các khu vực không gian chung và có nhiều robot vệ sinh sàn di chuyển khắp nơi, xịt chất khử khuẩn.
Phóng viên của BBC ghi lại trong các buổi họp báo, một tình nguyện viên hối hả như thế nào để lau microphone mỗi khi có người đặt câu hỏi.
Ở trong các buồng ngủ nằm rải rác xung quanh các địa điểm, có các nhóm sẽ vệ sinh cabin sau mỗi khi có người ngủ trưa dậy.
\”Họ cung cấp ga trải giường dùng một lần trong các buồng nhỏ,\” một người sản xuất chương trình của BBC khác, Christine Hah cho biết.
Tài năng kỹ thuật phi thường của Trung Quốc cũng đã tạo ra một số công cụ mới nhằm giảm tiếp xúc giữa người với người.
Mọi người có thể đã quen với nhân viên phục vụ tự động và hệ thống truyền động thức ăn bằng ròng rọc ở châu Á, nhưng ở Thế vận hội này cũng có robot trong nhà bếp và sau quầy bar, làm công việc nấu ăn, chuẩn bị đồ uống và ăn đồ gọi theo món.
\”Những con robot màu hồng và trắng dường như có hiệu quả hơn các nhân viên phục vụ,\” cô Ghildial ghi nhận.
\”Đồng nghiệp của tôi đặt món ăn từ một con robot và được phục vụ nhanh hơn nhiều so với tôi đặt món từ đầu bếp.\” Mặc dù vậy, cô ấy lưu ý rằng hương vị cần được tinh chế một chút.
Ở trong trung tâm truyền thông rộng lớn, hội trường trải dài, cùng với các cửa hàng bán đồ lưu niệm Olympic, các cầu thang cuốn \”cao ngất trời\” và các linh vật của Thế vận hội treo lơ lửng trên trần.
Với việc Tết Nguyên đán năm nay rơi vào một tuần trước Thế vận hội, có nhiều đồ trang trí truyền thống bằng màu đỏ trên tường, và có những yếu tố văn hóa khác mà người ta có thể tiếp cận được – như là bàn thư pháp – nơi bạn có thể xem một chiết máy vẽ các nét chữ Trung Quốc theo phong cách cổ xưa hàng thế kỷ.
Các tình nguyện viên người địa phương cũng có mặt xung quanh để chỉ đường và giúp đỡ. Họ không sống trong các khách sạn hào nhoáng của \”bong bóng\”, mà trong khu ở theo kiểu ký túc xá.
Nhiều trong số họ là những người trẻ – mà cũng phải cách ly cho công việc ba tuần trước khi họ vào trong \”bong bóng\” và bỏ lỡ Tết Nguyên đán đoàn tụ với gia đình.
\”Các kỹ sư cho chúng tôi biết những công nhân sống trong khu nhà tạm bợ nằm cạnh các cơ sở vệ tinh bị đánh thức như thế nào mỗi sáng bởi tiếng còi của người giám sát, sau đó tất cả họ chạy ra khỏi các căn phòng đó và tập trung thành hàng ngay ngắn trong sân để điểm danh buổi sáng\”, cô Hah nói.
Như mọi khi, sự cống hiến của công nhân địa phương được đánh giá cao, đặc biệt là tại một Thế vận hội Covid nơi các vận động viên có số lượng khán giả hạn chế và rất ít cơ hội để giao lưu với người dân địa phương.
Cuộc sống bên trong \”bong bóng\” kín mít có những điều kỳ quặc nhưng nhìn chung là được kiểm soát và khuôn khổ hóa đến mức đôi khi nó tạo ra một bầu không khí vô trùng.
Phóng viên Alex Capstick, tham dự Thế vận hội lần thứ chín, cho biết xét nghiệm bắt buộc và đeo khẩu trang cũng đã được thực hiện ở Tokyo \”nhưng đó là nơi những điều tương tự không còn\”.
\”Ở Tokyo, chúng tôi có cơ hội đi bộ từ khách sạn của mình đến cửa hàng 7-Eleven ở địa phương … và sau 14 ngày, chúng tôi được phép ăn uống ở bất cứ đâu chúng tôi muốn.
\”Ở Bắc Kinh hoàn toàn không có chuyện đó. Khách sạn, xe buýt, địa điểm thi đấu, chỉ có vậy thôi. Nó được gọi là \’vòng khép kín\’ vì một lý do – ở đó không có lối thoát. Tôi vẫn đang làm quen với điều đó nhưng ít nhất xe buýt chạy đúng giờ và mọi người có vẻ thân thiện.\”
Một số người nói các hoạt động trong nhà được kiểm soát như vậy thực sự hữu ích cho vận động viên, đặc biệt là những người muốn tập trung để chuẩn bị tốt nhất có thể cho Thế vận hội của họ.
Nhưng với những người khác, nó khác xa với hoạt động tiệc tùng và lễ hội thường đặc trưng cho các Thế vận hội.
Nhiệt độ lạnh giá của mùa đông ở Bắc Kinh cũng giữ mọi người ở bên trong.
\”Chúng tôi có xu hướng tận hưởng từng chút ánh nắng mà chúng tôi có thể hấp thụ bởi vì chúng tôi chủ yếu ở trong nhà – [vì vậy] chủ yếu là khi chúng tôi đi bộ đến chỗ xe buýt và đi bộ từ điểm dừng xe buýt đưa đón,\” cô Ghildial nói.
Những người tham dự Thế vận hội nằm trong số những du khách nước ngoài duy nhất được phép vào Trung Quốc kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Nhưng những cái nhìn thoáng qua duy nhất mà những người tham dự Thế vận hội có thể biết về một nước Trung Quốc \”thực\” là trên các chuyến xe đưa đón họ hàng ngày từ khách sạn đến các địa điểm thi đấu và quay trở lại.
\”Có quá nhiều điều nói về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong thập kỷ qua khiến tôi không khỏi bị cuốn hút khi quan sát những tòa nhà cao tầng, người dân sinh sống và làm việc bên trong các tòa nhà – và một chút cái nhìn thoáng qua khác về cuộc sống nơi đây,\” cô Ghildial chia sẻ.
\”Tôi mong chờ chuyến đi 20 phút đó mỗi ngày vì đó là cơ hội duy nhất để tôi có thể nhìn ngắm Bắc Kinh thực ở bên ngoài từ bên trong bong bóng Thế vận hội.\”