Nga bắt tay Trung Quốc, định ra đòn cực hiểm khiến Mỹ điêu đứng: Mối nguy cho Washington?
Trung Quốc và Nga được cho là sẽ có tăng cường quan hệ trong giao thương và loại bỏ sự can thiệp của bên thứ ba.
Trong bối cảnh mối quan hệ giữa các nước lớn trên thế giới ngày càng trở nên tồi tệ, Nga và Trung Quốc đang cân nhắc sử dụng đồng tiền nội tệ trong các thỏa thuận chung và tìm cách hợp tác cùng nhau để chống lại các lệnh trừng phạt – Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrey Denisov tiết lộ.
Phát biểu trong buổi xuất hiện trên kênh Soloviev Live, ông Andrey Denisov đã cân nhắc về tác động của các lệnh cấm vận mà các quốc gia phương Tây áp đặt đối với quan hệ giữa hai quốc gia.
Ông nói: “Việc các biện pháp trừng phạt này có tác động tiêu cực đến một số khía cạnh trong quan hệ của Trung Quốc và Nga là sự thật. Nếu các lệnh trừng phạt được áp dụng đối với một trong các ngân hàng của Nga, rất khó để người nhận sản phẩm Trung Quốc thanh toán cho chúng tôi, mặc dù họ có tiền và cũng mong muốn thanh toán”.
Theo đại sứ Nga, “không phải ngẫu nhiên mà trong những năm gần đây, hai nước ngày càng thảo luận nhiều hơn đến việc sử dụng rộng rãi các đồng tiền quốc gia trong việc giải quyết các giao dịch ngoại thương”.
“Chúng tôi chắc chắn sẽ áp dụng các biện pháp để chống lại sức ép của các lệnh trừng phạt. Và nhân tiện, chúng tôi đang thảo luận vấn đề này với các đối tác Trung Quốc”, ông Denisov nói.
Hai nước Trung Quốc và Nga đã đề cao tầm quan trọng của quan hệ 2 nước trên một số lĩnh vực, bao gồm thương mại, năng lượng và quốc phòng khi đối mặt với quan hệ căng thẳng với phương Tây trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng mối quan hệ giữa hai cường quốc này có nhiều điểm bị hạn chế nếu so với các khối như NATO.
Vào tháng 12, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Vladimir Putin, Yuri Ushakov, tiết lộ rằng nhà lãnh đạo Nga và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết phát triển các cấu trúc tài chính chung để cho phép hai quốc gia làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế giữa 2 bên mà không có sự can thiệp của các nước thứ ba.
Động thái này dường như là để phản ứng trước một loạt cảnh báo từ phương Tây rằng Moscow có thể bị cắt khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT có trụ sở tại Brussels như một biện pháp trừng phạt nếu quân đội Nga tiến hành một cuộc “xâm lược” nhằm vào Ukraine.
Năm ngoái, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nói rằng hai quốc gia “cần phải tránh xa việc sử dụng các hệ thống thanh toán quốc tế do phương Tây kiểm soát.”
Nhận xét của ông cũng trùng quan điểm với những bình luận trước đó từ cấp phó Sergey Ryabkov, người nói với hãng tin kinh doanh Bloomberg rằng cần phải “tự phòng vệ trước hệ thống tài chính và kinh tế Mỹ, qua đó loại bỏ sự phụ thuộc vào quốc gia với những hành động độc hại và gây hấn này”, ngoài ra cũng cần “loại bỏ sự phụ thuộc vào đồng USD trong mọi hoạt động”.Theo Tin Nóng