Giữa Điện Kremlin, ông Putin đe dọa đúng một câu: Cả châu Âu xanh mặt!

Giữa Điện Kremlin, ông Putin đe dọa đúng một câu: Cả châu Âu xanh mặt!

Các quan chức phương Tây tin rằng giới hoạch định chiến lược quân sự Nga đã và đang phát triển vũ khí hạt nhân tới mức đủ giành chiến thắng trong một cuộc xung đột ở châu Âu.

February 11, 2022

\"\"

Trong tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề cập tới “bóng ma chiến tranh hạt nhân” liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, một mối đe dọa khiến các nhà quan sát phương Tây coi là hành động “điên rồ” và chẳng qua chỉ là nỗ lực nhằm dàn dựng trò chơi ngoại giao có lợi cho ông.

“Ông ấy đã đi khá xa”, nhà nghiên cứu Petr Tuma thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, đồng thời cũng là nhà ngoại giao chuyên nghiệp người Séc phát biểu trên tờ Washington Examiner. “Đề cập đến một viễn cảnh như vậy rõ ràng là việc làm điên rồ”.

Thế nhưng, ông Putin thực tế đã đề cập đến chủ đề này trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngay tại Điện Kremlin. Nhà lãnh đạo Pháp tới Moscow để tìm cách ngăn chặn một cuộc tấn công mới của Nga nhằm vào Ukraine.

Theo chuyên gia Petr Tuma, đó là một tuyên bố gây sốc nếu xét theo các tiêu chuẩn ngoại giao thông thường. Nhiều quan chức cũng như các nhà phân tích ở châu Âu và Mỹ coi đây là nỗ lực mới nhất của Điện Kremlin: lấy đe dọa bạo lực để đạt được lợi thế trong các cuộc đàm phán với phương Tây.

Một quan chức cấp cao của châu Âu chia sẻ với Washington Examiner: “Ông ấy coi lời đe dọa đó như một biện pháp nhằm răn đe phương Tây, đưa vũ khí hạt nhân, chiến tranh hạt nhân ra để hù dọa”.

“Đó không phải là điều mà bạn thường nghe thấy ở phương Tây bởi từ lâu chiến tranh hạt nhân đã được coi là điều cấm kỵ. Không ai chiến thắng trong cuộc chiến đó cả và các nước hiện đại không đe dọa nhau bằng chiến tranh hạt nhân”.

Cả ông Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden đều đã từng khẳng định nguyên tắc “không nước nào có thể giành chiến thẳng trong cuộc chiến tranh hạt nhân và đừng bao giờ phát động một cuộc chiến như vậy”.

\"Giữa

Hệ thống phòng không S-400 tham gia cuộc tập trận Nga – Belarus. Ảnh: AP

Tuy nhiên, các quan chức phương Tây tin rằng giới hoạch định chiến lược quân sự Nga đã và đang phát triển vũ khí hạt nhân tới mức đủ giành chiến thắng trong một cuộc xung đột ở châu Âu mà không kích động phản ứng hạt nhân toàn diện từ Mỹ.

Tổng thống Putin đã đưa ra một kịch bản giả định, trong đó ông thấy rằng cần phải sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ quyền kiểm soát của Nga đối với Crimea, bán đảo mà Moscow sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014.

“Nếu Ukraine gia nhập NATO và quyết định giành lại Bán đảo Crimea thông qua các biện pháp quân sự, thì mặc định, các nước châu Âu sẽ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự với Nga”.

“Chúng tôi hiểu điều đó và chúng tôi cũng hiểu rằng Nga là một trong những cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới, vượt trội hơn so với nhiều quốc gia khác về số lượng thành phần hạt nhân hiện đại”.

Chuyên gia Taylor cho rằng, ông Putin đưa ra những lời đe dọa như vậy để đe dọa các nhà lãnh đạo phương Tây và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky liên quan tới những tranh cãi ngoại giao về việc giải quyết xung đột ở miền đông Ukraine cũng như mong muốn gia nhập NATO của Kiev.

Các lực lượng quân sự Nga hiện đã sẵn sàng cho một cuộc tấn công lớn vào Ukraine ngay trong lúc ông Putin gây áp lực yêu cầu Mỹ và các thành viên Tây Âu của NATO hạn chế hợp tác quân sự với các đồng minh Đông Âu.

Tuma, nhà ngoại giao Séc tại Hội đồng Đại Tây Dương cũng tán đồng quan điểm của chuyên gia Taylor khi thừa nhận rằng một số nhà phân tích lo ngại ông Putin có thể “đưa ra những quyết định điên rồ” nếu ông ấy không đạt được mục tiêu của mình trên bàn đàm phán.

“Nhiều người lo lắng ông Putin có thể táo bạo sử dụng vũ khí hạt nhân nhưng cá nhân tôi cho rằng ông ấy chỉ muốn chúng ta nhượng bộ”, ông Tuma kết luận.Theo Tin Nóng

Bài Liên Quan

Leave a Comment