Chiến tranh Biên giới 1979: Mạng xã hội VN năm nay có nhiều ý kiến mạnh mẽ

Chiến tranh Biên giới 1979: Mạng xã hội VN năm nay có nhiều ý kiến mạnh mẽ

một giờ trước

\"Thắp
Chụp lại hình ảnh,Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trong một lần thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ tại nghĩa trang Vị Xuyên, Hà Giang năm 2016 cùng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam

Dù là dịp kỷ niệm 43 năm, Chiến tranh Biên giới với Trung Quốc năm nay được cộng đồng dùng mạng xã hội ở Việt Nam nhắc đến mạnh mẽ hơn trước.

\”Cuộc chiến giữa những người đồng chí, anh anh em xã hội chủ nghĩa\” tuy diễn ra chóng vánh, nhưng được mô tả là đẫm máu .

Nhiều vấn đề, thông tin chi tiết về cuộc chiến này, đến nay vẫn còn là những dấu hỏi. Tổn thất người Việt Nam, dân tộc Việt Nam phải gánh chịu là bao nhiêu? Có bao người đã chết, gia đình họ được đối xử ra sao?

Xúc cảm mạnh mẽ

Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt hôm 17/02/2022, họa sỹ Trần Lương kể rằng năm 1982, khi còn là sinh viên Đại học Mỹ thuật ông lên Cao Bằng chuẩn bị lễ cưới cho một người bạn quê ở thị xã.

Ông nói:

\”Trước cảnh thành phố bị giặc Tàu phá ngổn ngang đổ nát. Cảm giác trĩu nặng khó tả nhưng cũng là lúc cho mình cơ hội quyết định được trách nhiệm, thái độ và hành vi.

\”Chợt liên tưởng và hiểu về bao nhiêu thế hệ người Việt đã vượt qua sợ hãi đứng lên bảo vệ đất nước chắc cũng đứng trước những giây phút như thế này.\”

Viết trên trang Facebok cá nhân, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến mô tả tình cảm của mình qua bài thơ \”Còn nghe máu thấm biên cương\” do ông là tác giả.

Bài thơ có đoạn:

Các anh nằm lại Vị Xuyên

Hai ngàn liệt sĩ ở trên đồi này

Nén hương đầu gió khói lay

Khói hương chia khắp bia này mộ kia

Âm dương hai ngả cách chia

Hai ngàn tay súng đi về tận đâu…

Mẹ ơi! Đất nước thương đau

Chúng con nằm lại núi sâu rừng già

\"Nhiều
Chụp lại hình ảnh,Nhiều người tập trung trước tượng vua Lý Công Uẩn ở Hà Nội vào ngày 17/2/2016

Niềm tin đổ vỡ?

Trên trang Facebook của mình, trong bài đăng ngày 16/02/2022 \”Biên giới tháng Hai & phương Bắc\’, ông Huy Đức (Osin) viết: \”\’Ngây thơ, mất cảnh giác, tin vào chủ nghĩa quốc tế vô sản\’ là niềm tin dễ đổ vỡ nhất. Thay vì hành xử trên nền tảng tư duy chiến lược với bài học lịch sử nghìn năm, những gì chúng ta chứng kiến là phản ứng như sự dao động trả về của con lắc\”.

Ông còn nhận định rằng: \”Cuộc chiến tranh ở hai đầu biên giới, kéo dài hơn mười năm đã cướp đi sinh mạng hoặc một phần cơ thể của hàng vạn thanh niên thuộc thế hệ chúng tôi (sinh trong các thập niên 1950s, 1960s); đồng thời làm khánh kiệt quốc gia và nhấn chìm vị thế của người Việt Nam xuống đáy.\”

Bình luận không chút do dự, Họa sỹ Trần Lương nói với BBC: \”Tôi chỉ ngạc nhiên và suy nghĩ về hiện tượng Việt gian. Liệu có phải là một hội chứng mang tính \’truyền thống\’ hay không?\”

\”Hay ngược lại, bản tính hèn, nhược tiểu trước \’thiên triều\’ vẫn lẩn khuất trong một bộ phận người thực dụng và có của cải. Nó có vẻ không tương xứng với vị thế của một nước có lịch sử lâu đời và đông dân thứ 15 trên thế giới.\”

\’Dân không bao giờ quên\’

Thông điệp khá phổ biến được nhiều người nhắc đến là họ muốn con cháu biết về sự kiện này và không muốn chúng quên.

\"Người
Chụp lại hình ảnh,Người dùng Facebook Van Thanh Nguyen giới thiệu đêm nhạc tưởng niệm

Trên Group Facebook Thanh nhạc CHLB Đức, danh khoản Van Thanh Nguyen giới thiệu một đêm nhạc tưởng niệm được thực hiện live (phát trực tiếp trên Facebook).

Người này viết: \”Đã 43 năm cuộc chiến biên giới chống quân xâm lược Trung Quốc đã lùi xa nhưng những vết thương do cuộc chiến tàn khốc này để lại vẫn là những nỗi đau âm ỉ trong mỗi con người Việt Nam chúng ta.\”

\”Những bài học đắt giá về tình bạn, tình đồng chí, tình anh em, tình láng giềng vẫn còn nguyên tính thời sự mà chúng ta phải luôn luôn cảnh giác và khắc cốt ghi tâm.\”

Và bên dưới đó là bình luận của người dùng Facebook có tên Hải Triều:

\”Có thể quên ngày sinh ngày cưới nhưng ko được quên ngày 17 tháng 2 năm 1979.\”

Bà Nguyễn Nguyên Bình nói về cuộc chiến Biên giới Việt – Trung 2/1979 sau 41 năm nhìn lại.

Tuy cuộc chiến này đã lùi vào dĩ vãng nhiều chục năm, và quan hệ Việt-Trung đã thay đổi rất nhiều, dường như ngày càng có nhiều tiếng nói yêu cầu nhà nước Việt Nam không nên lảng tránh mà nên nhìn nhận sự thực như những gì đã xảy ra.

Nghe lại lời kể của cựu chiến binh Ngô Nhật Đăng sang bên kia biên giới TQ \’tìm lại cựu thù\’.

Bài Liên Quan

Leave a Comment