Việt Nam: Khởi tố và bắt giám đốc CDC Thừa Thiên Huế liên quan vụ án Việt Á

Việt Nam: Khởi tố và bắt giám đốc CDC Thừa Thiên Huế liên quan vụ án Việt Á

6 giờ trước

\"Ông
Chụp lại hình ảnh,Ông Hoàng Văn Đức (người mặc áo khoác đen), Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế bị bắt tạm giam vào ngày 19/02

Hôm 19/02, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Hoàng Văn Đức – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên Huế với cáo buộc vi phạm đấu thầu trong mua sắm kit xét nghiệm.

Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Tài chính kế toán Hà Thúc Nhật cũng bị khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng.

Theo truyền thông Việt Nam, cơ quan công an đã phát hiện ông Hoàng Văn Đức và ông Hà Thúc Nhật \”vi phạm quy định về đấu thầu trong mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế gây thiệt hại tài sản cho nhà nước\”.

Cơ quan công an cũng đã thu giữ nhiều tài liệu, tiền mặt liên quan đến vụ án tại nhà riêng của hai vị này.

Bộ Công an Việt Nam từng nêu tên CDC Thừa Thiên Huế trong vụ kit xét nghiệm Việt Á.

Hôm 22/12/2021, trả lời báo chí, ông Hoàng Văn Đức khẳng định là \”không nhận từ Công ty Việt Á một đồng nào\”.

Theo Tuổi Trẻ, Ông Đức nói: \”\’Tôi không bao giờ nhận một đồng nào từ Công ty Việt Á trong vụ việc này. Việc mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 từ công ty này ở CDC Thừa Thiên Huế được thực hiện theo đúng quy trình, có thẩm định giá từ nhiều công ty khác nhau\”.

Ông Đức khi đó cho biết một công ty con của Việt Á cho CDC Thừa Thiên Huế mượn 2 bộ máy xét nghiệm RT-PCR để xét nghiệm sàng lọc COVID-19. Công ty này chỉ cho mượn máy chứ không tài trợ kit xét nghiệm COVID-19.

\”Ở Huế chúng tôi vận động tài trợ được nhiều kit xét nghiệm nên chỉ mua của Công ty Việt Á rất ít. Vì vậy trong quá trình mua vật tư y tế chống dịch đợt này, bao gồm cả việc mua kit xét nghiệm của Việt Á, có tổng kinh phí chỉ hơn 1 tỉ đồng\”, ông Đức nói.

5 giám đốc CDC đã bị bắt

\"Lâm
Chụp lại hình ảnh,Từ trái sang: ông Lâm Văn Tuấn, ông Phan Huy Văn và bà Phan Thị Khánh Vân

– Ngày 18/12/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, nâng khống giá bộ xét nghiệm COVID-19 xảy ra tại Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan.

– Ngày 18/12/2021, Bộ Công an khởi tố 7 bị can liên quan về hành vi \”Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng\” trong đó có ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á và ông Phạm Duy Tuyến, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương (CDC Hải Dương).

– Ngày 31/12/2021, Bộ Công an khởi tố thêm 10 người gồm ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC Nghệ An và ông Nguyễn Thành Danh, Giám đốc CDC Bình Dương cùng một số cán bộ khác thuộc CDC 2 tỉnh này.

– Ngày 21/01/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam ông Lâm Văn Tuấn – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Giang do có liên quan đến vụ án công ty Việt Á. Ông Tuấn bị bắt để điều tra về tội \’Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng\’. Cùng tội danh trên, 2 người khác bị khởi tố và bắt tạm giam là ông Phan Huy Văn – Giám đốc Công ty Phan Anh (có trụ sở tại TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) và bà Phan Thị Khánh Vân – chị ruột của ông Văn. Ba người này bị cáo buộc có hành vi thông đồng, cấu kết với ông Phan Quốc Việt để đấu thầu mua bộ xét nghiệm COVID-19 do công ty này sản xuất, có tổng giá trị hơn 148 tỷ đồng.

Như vậy tính đến nay đã có 5 giám đốc CDC các tỉnh bị khởi tố, gồm Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương, Bắc Giang và Huế.

800 tỷ đồng tiền \”hoa hồng\”

\"Getty

Thông tin của Bộ Công an vào tháng 12/2021 nói để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá xác định giá bán là 470.000 đồng/Kit; thỏa thuận và chi tiền % hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.

Từ tháng 4/2020 đến tháng 12/2021 Công ty Việt Á đã cung ứng kit xét nghiệm Covid cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố tại Việt Nam với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.

Theo lời khai của ông Phan Quốc Việt thì doanh nghiệp này đã chi gần 800 tỷ đồng tiền \”hoa hồng\” cho các \”đối tác\” trên khắp Việt Nam để nâng giá bộ xét nghiệm Covid lên khoảng 45%.

Từ việc nâng giá bộ xét nghiệm lên khoảng 45% để cung ứng cho các cơ sở y tế trên 62 tỉnh thành, Việt Á đã thu lợi trên 500 tỷ đồng.

Vào tháng 4/2020, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế Việt Nam lúc mới nhận được thông báo WHO \’đã tiếp nhận hồ sơ\’ thì tuyên bố \’hồ sơ được WHO phê chuẩn\’.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói với BBC News Tiếng Việt rằng bộ xét nghiệm Việt Á thuộc danh mục sản phẩm không được WHO phê chuẩn và kết luận này đã được thông báo cho giới chức Việt Nam từ 10/2020.

Trong lúc tháng 10/2020, khi nhận được thư bác bỏ từ WHO thì Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế Việt Nam không lên tiếng đính chính việc đã \’sơ suất hiểu sai\’ thông báo 4/2020.

Ngày 12/3/2021, UBND – UBMTTQ TP HCM tổ chức tuyên dương \”Những tấm gương thầm lặng mà cao cả\”, trao tặng Huân chương Lao động hạng 3 cho Công ty Việt Á (do Chủ tịch nước ký).

\”Trong chuyện bộ xét nghiệm Việt Á, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam có đến 6 tháng để đính chính hiểu sai về EUL (từ tháng 4 đến tháng 10/2020) và có 14 tháng để sửa sai (từ 10/2020 đến 12/2021) nhưng họ không làm,\” PGS. BS Huynh Wynn Tran, ĐH Y Khoa California Northstate University, Wynn Medical Center, Los Angeles, Hoa Kỳ nói với BBC News Tiếng Việt ngày 26/12/2021.

\”Ở góc độ y khoa và khoa học, 6 tháng để đính chính, và 14 tháng để sửa sai là một lỗi quá nặng trong khoa học.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment