Nhân lúc thế giới hướng về Ukraine, 1 nước ‘tin hin’ bỗng tung đòn vào Nga: Quá bạo gan!

Nhân lúc thế giới hướng về Ukraine, 1 nước ‘tin hin’ bỗng tung đòn vào Nga: Quá bạo gan!

Đúng vào thời điểm tình hình Ukraine đang căng thẳng, theo ông Zhang, quốc gia này đã không bỏ lỡ cơ hội nào để có thể lấy đi một phần lãnh thổ của Nga.

February 16, 2022

\"\"
Quân đội Estonia (Ảnh: Flickr)

Estonia ‘tung đòn’ bất ngờ

Thế giới đang trải qua thời khắc bất ổn địa-chính trị đặc biệt. Giờ đây, gần như tất cả các bên đều đang nín thở chờ đợi động thái tiếp theo của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Đúng vào thời điểm này, theo nhà phân tích quân sự Trung Quốc Zhang Wenping Kang, Estonia đã không bỏ lỡ cơ hội nào để lấy đi một phần lãnh thổ của Nga.

Theo ông Zhang, sở dĩ Estonia “bạo gan” như vậy là bởi họ đang được NATO hậu thuẫn. Chính tư cách thành viên trong liên minh phương Tây đã tạo động lực để Estonia phát động làn sóng chống Nga. Mọi chuyện đã được đẩy cao tới mức mới đây, nước này còn đưa ra yêu sách lãnh thổ với Nga.

Ông Henn Põlluaas – Chủ tịch Quốc hội Estonia thuộc Đảng Nhân dân Bảo thủ (EKRE) tuyên bố, Estonia vẫn xem trọng Hiệp ước Tartu và đánh giá các ranh giới được thiết lập theo hiệp ước này là phù hợp.

\"Nhân

Hiệp ước Tartu được ký kết từ ngày 2/2/1920. Ảnh: Wiki

Nhà phân tích Zhang Wenping Kang cho biết, Hiệp ước Tartu đã được ký kết cách đây hơn 100 năm (vào ngày 2/2/1920) giữa Liên Xô và Estonia nhằm xác định biên giới giữa các quốc gia.

Theo Hiệp ước này, vùng Ivangorod ở Leningrad và một phần của quận Pechora (vùng Pskov) thuộc về Estonia. Tuy nhiên, sau khi Estonia gia nhập Liên Xô năm 1940, hiệp ước đó đã mất hiệu lực.

“Phía Nga cho rằng các tuyên bố của Estonia không có ý nghĩa, thỏa thuận ký năm 1920 đã mất hiệu lực pháp lý từ lâu, và theo luật pháp quốc tế, lãnh thổ tranh chấp này thuộc về Nga” – Ông Zhang cho hay.

Nhà phân tích khẳng định rằng, bất kể Estonia đưa ra tuyên bố chủ quyền gì đối với Moscow thì điều đó cũng là vô nghĩa. Estonia không phải là quốc gia duy nhất được cho là đang tìm cách giành lấy một phần đất đai thuộc về Liên bang Nga, nhưng thực tiễn cho thấy Moscow không có ý định chia sẻ lãnh thổ của mình với bất cứ ai.

Theo ông Zhang, Nhật Bản cũng đang tìm cách lấy lại 4 hòn đảo phía bắc từ Nga, Ukraine thì muốn lấy lại Crimea. Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, ông Zhang tin rằng Estonia sẽ thất bại trong các tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ Nga.

Nhà phân tích kết luận rằng, những tuyên bố ồn ào từ Estonia chỉ là những tính toán chính trị táo bạo nhưng vô nghĩa. Nước này sẽ không có cơ hội nào để khôi phục Hiệp ước Tartu, và Nga sẽ không cho phép họ chiếm hữu các vùng đất của mình.

Nước ‘tin hin’ nhưng có đủ sức đe dọa Nga?

Estonia chỉ có diện tích 45.336 km2, xếp hạng 129 trên thế giới (vị trí đầu bảng thuộc về Nga). Xét tới năng lực quân sự, Estonia đang đứng thứ 108 theo bảng xếp hạng của Global FirePower. Thoạt nhìn, quốc gia này không phải là đối thủ, và cũng chẳng thể gây ra vấn đề lớn cho Nga.

Tuy nhiên, trong một bài viết đăng hồi tháng 1 năm nay, trang tin topcor.ru lưu ý rằng, trong trường hợp NATO quyết định phong tỏa vùng Kaliningrad của Nga thì những nước nhỏ như Estonia, với vị trí chiến lược ở Baltic, có thể sẽ gây ra nhiều rắc rối cho Moscow.

Đáng lưu ý, gần đây Estonia đã đặt mua các thủy lôi cỡ lớn từ Phần Lan để tăng cường khả năng phòng thủ ven biển, “cho phép răn đe kẻ địch tiềm tàng dọc theo toàn bộ bờ biển nước này”.

Nếu như các tàu chiến của Nga phải di chuyển từ St.Petersburg tới giải cứu lực lượng ở Kaliningrad thì việc Estonia bố trí thủy lôi dọc bờ biển của họ có thể làm gián đoạn hoạt động của nhóm tàu Nga.Ngoài ra, còn có thông tin Estonia đã đặt mua từ Israel các hệ thống chống tàu trang bị tên lửa Blue Spear (5G SSM). Với tầm bắn 290km, trên lý thuyết, tên lửa này có thể “kết liễu” các tàu Nga ngay từ St. Petersburg.

Đó là chưa kể theo nhà sản xuất phía Israel, Blue Spear 5G “miễn nhiễm” với các hệ thống tác chiến điện tử.

Trong khi đó, trang tin của Nga ngậm ngùi thừa nhận rằng, Hạm đội Baltic chỉ có 2 hoặc 3 tàu có khả năng đảm bảo đối phó với những cuộc tấn công từ các tổ hợp tên lửa ven biển của Estonia. Do vậy, Moscow khó có thể xem thường quốc gia nhỏ bé này và những gì mà họ có thể làm để chống lại Nga.Theo Tin Nóng

Bài Liên Quan

Leave a Comment