Mỹ và phương Tây tái mặt khi Nga tuyên bố một quyền “nguy hiểm bậc nhất” ở Donbass

Mỹ và phương Tây tái mặt khi Nga tuyên bố một quyền “nguy hiểm bậc nhất” ở Donbass

February 22, 2022

\"\"

Dựa trên thỏa thuận được ký kết bởi Tổng thống Vladimir Putin ngày 21/2 với lãnh đạo hai nước cộng hòa tự xưng Donest (DPR) và Luhansk (LPR) ở miền Đông Ukraine, Nga đã giành được quyền xây dựng căn cứ quân sự tại khu vực này.

Nga và lãnh đạo của DPR cùng LPR dự kiến ký kết thỏa thuận độc lập về hợp tác quân sự và bảo vệ biên giới. Nội dung này nằm trong dự thảo luật Hạ viện Nga dự kiến xem xét ngày 23/2.

Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Putin cũng ra lệnh cho Bộ Quốc phòng Nga cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk.

Tối 21/1, sau cuộc họp bất thường Hội đồng An ninh Nga, Tổng thống Putin đã phát biểu gửi thông điệp tới người dân trong nước. Cuối bài phát biểu, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố đã ký sắc lệnh công nhận độc lập của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine.

Mặc dù các hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Nga và các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk vẫn đang trong giai đoạn dự thảo, Duma Quốc gia Nga đã công bố các tài liệu mới bao gồm các nội dung về việc xây dựng tuyến phòng thủ chung chống lại “sự xâm lược bên ngoài” và quyền sử dụng cơ sở hạ tầng quân sự của nhau.

\"Mỹ

Theo RT, Điều 5 của luật rất đáng chú ý. Theo đó, luật cho phép cả hai bên ký kết có quyền “xây dựng, sử dụng và cải thiện cơ sở hạ tầng quân sự, căn cứ và các đối tượng khác trên lãnh thổ của họ”. Điện Kremlin đã ra lệnh cho quân đội Nga triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới hai khu vực này, trong khi chờ một hiệp ước chính thức về hợp tác quân sự.

Điều 6 cấm cả hai bên “tham gia vào bất kỳ khối hoặc liên minh nào chống lại một trong hai bên” và sẽ không cho phép lãnh thổ của họ được sử dụng để phát động các cuộc tấn công chống lại nhau.

Điều 11 quy định việc di chuyển tự do của công dân giữa các bên ký kết và buộc cả Nga và các nước cộng hòa tự xưng phải “phát triển và thực hiện một loạt các biện pháp đã thỏa thuận để điều chỉnh quy định ra vào lãnh thổ của công dân các nước thứ 3”.

Điều 13 cũng bắt buộc các bên ký kết phải bảo vệ “bản sắc dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo của các dân tộc thiểu số trên lãnh thổ của họ và tạo điều kiện để bảo tồn và phát triển” những bản sắc này đồng thời đảm bảo các quyền của cá nhân và tập thể thiểu số “mà không chịu bất kỳ hành vi nào của sự đồng hóa trái với ý muốn của họ”.

Việc Nga có thể đặt căn cứ quân sự tại vùng Donbass có thể coi là “một cú đấm” đối với Ukraine. Phản ứng lại động thái này, tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp, cấm người Mỹ tham gia vào các hoạt động kinh tế ở Donetsk và Lugansk. Trong khi đó, rạng sáng 22/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng vội vã tuyên bố rằng các biên giới đã được quốc tế công nhận của Ukraine sẽ không thay đổi, dù Tổng thống Putin quyết định công nhận độc lập cho 2 khu vực Donetsk và Lugansk.Theo Tin Nóng

Bài Liên Quan

Leave a Comment