Nga-Nato: Lo ngại về nguy cơ đụng độ hai phe có vũ khí nguyên tử

Nga-Nato: Lo ngại về nguy cơ đụng độ hai phe có vũ khí nguyên tử

26 tháng 2 2022

\""The
Chụp lại hình ảnh,Tên lửa hạt nhân xuyên lục địa SS-17 của Liên Xô cũ

Trả lời báo chí hôm 24/02/2022, bộ trưởng ngoại giao Pháo Jean-Yves Le Drian xác nhận lời đe dọa của ông Vladimir Putin được hiểu là \”Nga sẵn sàng dùng vũ khí nguyên tử\”.

Trước đó, ông Putin nói ai đe dọa Nga sẽ \’lãnh hậu quả chưa từng có\’, khiến các báo châu Âu bình luận rằng đây là cách ông Putin cảnh cáo các nước ủng hộ Ukraine rằng Nga sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân.

Bộ trưởng Le Drian tuy vậy đã nói trên kênh TF1 của Pháp rằng Nga \”cần biết Nato là một liên minh có vũ khí nguyên tử\”.

Ông từ chối bình luận thêm về điều này.

Dù đã nỗ lực tìm cách giảm căng thẳng ở Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người liên tục nói chuyện với Tổng thống Vladimir Putin của Nga tuần qua, đã phải công khai lên án \”cuộc xâm lăng của quân đội Nga\” đánh vào láng giềng Ukraine.

Trong Nato, hiện có Pháp, Anh và Hoa Kỳ sở hữu kho vũ khí nguyên tử.

Quốc vụ khanh chuyên về quân khí của Anh, James Heappey đánh giá hôm 24/02 rằng để chiếm Ukraine, ông Putin \”sẵn sàng tung ra vũ khí nguyên tử chiến thuật\”.

Tin quân Nga chiếm gọn khu vực nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine trong cuộc đột kích từ Belarus làm dư luận châu Âu lo ngại về một vụ rò rỉ như năm 1986.

Dù điều này không xày ra, một số tờ báo Anh viết rằng giao tranh quanh Chernobyl gây ra nguy cơ các hầm chức chất thải hạt nhân có thể bị hư hại, với hậu quả khôn lường.

Dù viễn cảnh đối đầu bằng hạt nhân với Nga còn xa, việc hình thành \”chiến tuyến\” giữa Nga và các nước EU thuộc Nato đang gây lo ngại lớn cho dư luận Anh và EU.

Trang Express ở Anh hôm 24/05 có bài nêu giả thuyết nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân thì các vị trí nào ở Anh sẽ bị hỏa tiễn xuyên lục địa mang đầu đạn nguyên tử của Nga bắn vào chỉ \”trong vòng 20 phút\”.

Đó là chín căn cứ không quân, hải quân ở Flyingdales, Alconbury, Lakenheath, Mildenhall, Croughton, Barford St John, Clyde, Devonport và Portsmouth.

Căn cứ Croughton nằm giữa London và Birmingham là các khu vực đông dân cư nhất Anh, và quân cảng Clyde nằm cạnh các thành phố lớn của Scotland.

\"A
Chụp lại hình ảnh,Các nước chính thức hoặc hoặc không chính thức sở hữu đầu đạn nguyên tử -năm 2017

Đối đầu ở Baltic trong một tương lai khác hẳn Chiến tranh Lạnh

Cùng lúc, có ý kiến nói Anh cần chặn Nga ở xa, thay cho chờ \’nguy hiểm tới gần\’.

Tướng Anh Sir Richard Shirreff, cựu phó tổng tư lệnh Nato, với trên kênh BBC Radio 4 ngày 25/02 rằng các lãnh đạo Phương Tây đã \”quá chủ quan trước suy tính của Putin\”.

Theo ông, quân Nga có ý định không chỉ chiếm toàn bộ Ukraine, mà còn muốn \”tái lập một phiên bản của Liên Xô\”.

Vì biên giới của Nato nay nằm ở các nước Baltic [từng thuộc Liên Xô cũ], nên Anh cần phải chuẩn bị \”đối phó với Nga tại đó\”.

Dùng hình tượng từ Thế Chiến 2, tướng Shirreff nói với đài BBC:

\”Điều quan trọng nhất đánh giá lại an ninh của chúng ta, và coi tuyến phòng thủ bắt đầu không phải từ các Vách đá Trắng ở Dover, mà từ các khu rừng của Lithuania, Latvia và Estonia.\”

Ông đề xuất để Anh tiếp tục tăng cường hỗ trợ quốc phòng cho các đồng minh Nato tại vùng Đông Âu và Baltic.

\"General
Chụp lại hình ảnh,Cựu trung tướng Sir Richard Shirreff

Theo Hiến chương của Nato mà Anh và các nước Ba Lan, Hungary, Slovakia, Lithuania, Latvia, Estonia đều là thành viên, vụ tấn công vào một nước đồng nghĩa với tấn công vào cả khối, và buộc mọi thành viên phải chia sẻ trách nhiệm phòng thủ.

Viết trên trang Politico (25/02), giáo sư sử học Michael Kimmage cho rằng logic của ông Putin khiến thế giới bước vào một thời kỳ mới, tồi tệ hơn Chiến tranh Lạnh và vũ khí hạt nhân có thể được sử dụng:

\”Putin có thể đang cân nhắc một kiểu chiến tranh mới, với việc dùng các chiến dịch quân sự thuần tuý, cộng thêm giả định rằng khi cần thì hỗ trợ bằng vũ khí hạt nhân, hoặc lời đe dọa dùng vũ khí hạt nhân.\”

\”Đây là bước tách xa hẳn các quy ước trong Chiến tranh Lạnh.\”

Ông cũng nói tới viễn cảnh sẽ có xung đột Nga-Nato, sau khi Nga chiếm Ukraine.

\”Các cuộc nổi dậy ở Ukraine sẽ có hỗ trợ từ \’liên minh cùng ý chí\’ của một số nước láng giềng, và Nga có thể phản ứng chống nổi dậy bằng cách đe dọa lãnh thổ các nước đó, một số họ là thành viên Nato…\”

Theo ông, sẽ không có Bức màn Sắt quay trở lại mà là những cơn xoáy sự kiện bất ổn, trải dài từ Estonia tới Thổ Nhĩ Kỳ.

Bài Liên Quan

Leave a Comment