\”Nữ phóng viên chiến trường\” của CNN, mạo hiểm tính mạng để tác nghiệp từ Afghanistan cho đến Ukraine

\”Nữ phóng viên chiến trường\” của CNN, mạo hiểm tính mạng để tác nghiệp từ Afghanistan cho đến Ukraine

Người phụ nữ dừng lại, nức nở nói với Ward về những tiếng nổ kinh hoàng đánh thức mình vào buổi sáng: \”Nó không phải là sự thật, đúng không?\”

\"Clarissa

Bên trong ga tàu điện ngầm – nơi đã trở thành hầm trú bom bất đắc dĩ tại Kharkiv, Ukraine, một người phụ nữ tất tả bước đi. Cô bước ngang qua một đứa trẻ mới chập chững biết đi, qua một gia đình đang ôm theo chú chó nhỏ, qua một cặp đôi trẻ đang ôm chầm lấy nhau. Một người đàn ông đang thổn thức bên vệ đường, dìu theo đứa trẻ nhỏ bên cạnh.

Một người phụ nữ dừng lại, đến bên cô và nói về tiếng nổ kinh hoàng đã đánh thức mình vào buổi sáng ngày 24/2. \”Nó không phải là sự thật, đúng không,\” – cô nức nở.

\"

Clarissa Ward – \”nữ phóng viên chiến trường\” của CNN

Đó là cảnh tượng xảy ra sau khi nước Nga tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhắm đến Ukraine. Và người phụ nữ trong câu chuyện trên là Clarissa Ward, nữ phóng viên nổi tiếng của tờ CNN, người hiện đang dũng cảm đến ghi hình trong bối cảnh tình hình tại Ukraine đang hết sức nhạy cảm và nguy hiểm.

Sáng ngày 24/2, Ward đang đưa về cảnh một nhóm người Ukraine quỳ gối cầu nguyện trên nền đá ở giữa trung tâm Kharkiv, bất chấp tiết trời lạnh giá âm độ. Đối với cô, đó là một khoảnh khắc sâu lắng và đầy đớn đau của những người dân Ukraine bình thường.

\”Họ chẳng làm bất kỳ điều gì để phải chịu đựng chuyện này, không một chút khao khát dành cho chiến sự hay xung đột.\”\”

\"

Cảnh người Ukraine quỳ gối cầu nguyện khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt là một khoảnh khắc không thể nào quên

Nữ phóng viên của chiến trường

Clarissa Ward (42 tuổi) hiện tại là trưởng phóng viên quốc tế của CNN. Cô sinh ra tại London nhưng thành thạo cả 2 ngoại ngữ là tiếng Pháp và Ý, đồng thời có thể giao tiếp bằng nhiều thứ tiếng khác như Nga, Arab, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Trước khi công tác tại CNN, cô từng làm việc cho nhiều đài báo nổi tiếng khác như CBS, ABC News, FOX News Channel.

Cơ duyên đến với nghề phóng viên của Ward đến từ một bi kịch nổi tiếng của lịch sử hiện đại: thảm họa khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ.

\"

Clarissa Ward đưa tin tại Ukrainejavascript:if(typeof(admSspPageRg)!=\’undefined\’){admSspPageRg.draw(2011511);}else{parent.admSspPageRg.draw(2011511);}

\”Đối với tôi, mọi chuyện bắt đầu vào ngày 11/9. Khi đó tôi đang học ngành văn tại ĐH Yale, với dự định tham gia nghề diễn, làm phim và xuất bản một cuốn tạp chí. Nhưng vụ tấn công ấy khiến tôi bừng tỉnh, và tôi cứ thế bám dính vào những bản tin cập nhật trên báo chí, truyền hình,\” – trích lời Ward trong một buổi phỏng vấn vào năm 2020.

\”Có gì đó trong tôi như thôi thúc bản thân, muốn cống hiến nhiều hơn trong việc đưa tin. Khi đó tôi mới 22 tuổi, khá trẻ và cũng chẳng rõ ý định ấy sẽ dẫn đến điều gì. Nhưng đó là sự khởi đầu cho hành trình trở thành một nhà báo.\”

\"

Suốt sự nghiệp của mình, Ward đã đạt được rất nhiều giải thưởng về báo chí. Cô nhạy bén về tin tức đến mức được thủ lĩnh tổ chức kháng chiến Hồi giáo Hamas gọi là \”thợ săn\” – danh hiệu được cô xem là lời khen tặng.

\”Tôi biết rằng mình luôn muốn được lên sóng, được đi khắp nơi và truyền tải những câu chuyện về con người,\” – cô từng nói vậy trên Forbes vào năm 2013.

Năm 2015, Ward chuyển từ CBS News sang làm việc tại CNN – một trong những tờ báo uy tín và nổi tiếng nhất nước Mỹ. Trên thực tế, việc gia nhập CNN giống như một chuyến \”đi thật xa để trở về\”, vì cô từng thực tập tại CNN Moscow vào năm 2002.

\"

Clarissa Ward tác nghiệp tại Kabul ở thời điểm bị Taliban chiếm đóng

Sự nghiệp quốc tế của Ward đã kéo dài hơn 15 năm. Trước sự kiện Ukraine, Ward đã từng xả thân đến những khu vực hết sức phức tạp và nguy hiểm, bao gồm cả đường phố Kabul (Afghanistan) sau khi Taliban chiếm quyền kiểm soát vào tháng 8/2021. Đối với Ward, công việc tại Kabul \”là một trong những trải nghiệm đáng sợ và choáng ngợp nhất trong sự nghiệp của mình\”.

Đang thai nghén vẫn xông pha

Năm 2016, Ward kết hôn cùng Philipp von Bernstorff sau hơn một thập kỷ gắn bó. Cô trở thành mẹ vào năm 2018, rồi hạ sinh thêm một cậu con trai nữa vào năm 2020.

Khi mang thai cậu con trai đầu lòng, Ward vẫn đang làm việc. Cô tới Caribbean để xử lý tin tức hậu bão Irma, rồi qua lại giữa biên giới Bangladesh, Myanmar và Yemen. Khi cô nói với chồng về chuyến đi tới Yemen – nơi đang có chiến tranh, chồng cô phải nhắc rằng: \”Hãy nhớ mọi chuyện không còn là chỉ vì em nữa.\”

\"

Ward nhớ lại, suốt chuyến đi \”đứa trẻ không quẫy đạp gì nhiều lắm\”, và điều này khiến cô cảm thấy lo lắng. Cô sợ rằng mình sẽ mất con. \”Con đâu rồi con yêu? Đạp mẹ một cái để mẹ biết nào,\” – cô vẫn thì thầm với cái thai trong bụng mình như thế mỗi đêm, khi phải ngủ trong túi ngủ dã chiến.

\”Phải thừa nhận rằng công việc của tôi đã có ảnh hưởng sau sự ra đời của 2 cậu con trai – có một cảm xúc gì đó rất mãnh liệt. Thực sự rất đau lòng khi nhìn thấy một đứa trẻ đau đớn nơi có xung đột, nhưng giờ tôi còn không thể chịu nổi cảm xúc đó nữa. Tôi thực sự sẽ bật khóc. Tôi mong rằng sự đồng cảm này sẽ xuất hiện cả trong những lần đưa tin của mình.\”

Nguồn: CNN, Glamour

Bài Liên Quan

Leave a Comment