IMF cảnh báo nguy cơ tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu

IMF cảnh báo nguy cơ tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu

Khánh An

minhhung@thanhniennews.com – 16/03/2022  

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lo ngại rằng khủng hoảng Nga – Ukraine sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như trật tự kinh tế toàn cầu về lâu dài.

\"IMF
Bảng giá tại một cây xăng ở Washington D.C vào ngày 14.3. Giá nhiên liệu trên thế giới tiếp tục tăng giữa khủng hoảng Nga – Ukraine.REUTERS

Hãng Reuters ngày 16.3 đưa tin Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo rằng khủng hoảng Nga – Ukraine sẽ ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế thế giới, khiến tăng trưởng chậm lại, lạm phát gia tăng và về cơ bản có thể tái định hình trật tự kinh tế toàn cầu về lâu dài.

Bên cạnh việc nhiều người phải chịu đựng và dòng người tị nạn lịch sử, khủng hoảng còn khiến giá thực phẩm và năng lượng tăng vọt, làm gia tăng lạm phát và xói mòn giá trị thu nhập, trong khi cản trở thương mại, chuỗi cung ứng và kiều hối tại các nước láng giềng với Ukraine.

Nó còn xói mòn lòng tin của doanh nghiệp, khiến giới đầu tư bất an, dẫn đến giá tài sản giảm, điều kiện tài chính siết chặt và có thể dẫn đến sự thất thoát vốn tại những thị trường mới nổi.

“Xung đột là cú giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu, sẽ ảnh hưởng tăng trưởng và làm tăng giá cả”, theo IMF.

Giới chức IMF dự kiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ hạ mức dự báo 4% trước đó cho năm 2022. Họ cũng đề nghị hạ mức dự báo tăng trưởng theo khu vực. Dự báo mới sẽ được cập nhật vào ngày 19.4.

Current Time0:00/Duration1:51Auto
Điện Kremlin: Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tranh kinh tế chống Nga

Các nước có thương mại trực tiếp, du lịch và phơi nhiễm rủi ro tài chính sẽ chịu áp lực gia tăng, với nguy cơ bất ổn ở một số khu vực, từ vùng hạ Sahara ở châu Phi và khu vực châu Mỹ La tinh cho đến vùng Kavkaz và Trung Á. Tình trạng mất an ninh lương thực sẽ gia tăng thêm tại nhiều khu vực ở châu Phi và Trung Đông, nơi những nước như Ai Cập nhập khẩu 80% lúa mì từ Nga và Ukraine.

Về lâu dài, xung đột có thể thay đổi cơ bản trật tự kinh tế và địa chính trị toàn cầu nếu thương mại năng lượng thay đổi, chuỗi cung ứng tái định hình, hệ thống thanh toán phân mảnh và các nước nghĩ lại về dự trữ tiền tệ.

Trong một diễn biến khác, AFP đưa tin Nga sẽ rút khỏi tổ chức Ủy hội châu Âu sau khi áp lực gia tăng đối với Moscow về việc bị buộc rời khỏi tổ chức này. Bộ Ngoại giao Nga xác nhận đã thông báo về ý định trên đến Tổng thư ký Marija Pejcinovic Buric.

Nga gia nhập Ủy hội châu Âu vào năm 1995. Bộ Ngoại giao Nga cho biết việc rút khỏi tổ chức này sẽ không ảnh hưởng đến các quyền và sự tự do của công dân Nga, và việc áp dụng các nghị quyết của Tòa án nhân quyền châu Âu sẽ tiếp tục nếu không mâu thuẫn với Hiến pháp Nga

Bài Liên Quan

Leave a Comment