\”Quái vật\” im lìm dưới đáy biển: Với NATO, đây mới là thứ đáng lo nhất của Nga ở Ukraine?

\”Quái vật\” im lìm dưới đáy biển: Với NATO, đây mới là thứ đáng lo nhất của Nga ở Ukraine?

Mạnh Kiên | 17/03/2022

\""Quái

Trong khi sự chú ý đang dồn vào chiến dịch trên bộ ở Ukraine, hải quân NATO đang để mặt đến sự im lìm dưới đáy biển của lực lượng có thể thay đổi cuộc chiến đến từ Nga.

Mối đe doạ từ đáy biển

Trong khi sự chú ý của các bên liên quan tập trung vào chiến dịch trên bộ ở Ukraine, hải quân NATO đang tích cực huấn luyện để đề phòng các động thái dưới đáy biển đến từ Nga, theo Insider.

Từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3 vừa qua, hải quân NATO đã tiến hành hai cuộc tập trận lớn tập trung vào tác chiến chống ngầm, một bài tập đầy thách thức đã được hải quân Mỹ và đồng minh chú ý nhiều hơn trong những năm gần đây để đối phó với việc Nga ngày càng được trang bị các tàu ngầm tinh vi hơn.

Sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014, Mỹ đã chứng kiến tàu ngầm hải quân Nga tăng cường triển khai tại nhiều khu vực, bao gồm cả hoạt động ngoài khơi Bờ Đông nước Mỹ.

\”Tại thời điểm đó, Đại Tây Dương không còn cung cấp vị trí địa lý cho phép bảo vệ và ngăn cách mọi thứ như những gì chúng tôi tận hưởng trong nhiều thập kỷ\”, Phó Đô đốc Daniel Dwyer, chỉ huy Hạm đội 2 thuộc Hải quân Mỹ, cho biết tại Hội nghị WEST ở San Diego vào tháng 2.

Các tàu ngầm Nga cũng đã bổ sung khả năng tấn công các mục tiêu trên đất liền bằng tên lửa hành trình, lần đầu tiên được thể hiện bằng việc nhắm vào các mục tiêu IS ở Syria vào năm 2015, khiến giới chức quân sự Mỹ và châu Âu bất ngờ.

Các chỉ huy NATO lo ngại những tên lửa đó có thể được sử dụng để chống lại các cảng và cơ sở hạ tầng khác ở châu Âu, có khả năng can thiệp vào các nỗ lực tiếp tế cũng như răn đe

Giới quân sự Mỹ cũng coi những tên lửa đó là mối đe dọa ngày càng tăng đối với đất liền nước Mỹ. Tướng Không quân Mỹ Glen VanHerck đã nhiều lần cảnh báo về các tên lửa hành trình phóng từ trên không và trên biển của đối thủ.

VanHerck đặc biệt chỉ ra các tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường lớp Severodvinsk (Yasen) của Nga đứng ở vị thế \”ngang hàng\” với Mỹ.

\”Thách thức này sẽ còn gia tăng trong vài năm tới khi Hải quân Nga bổ sung tên lửa hành trình siêu vượt âm Tsirkon vào kho vũ khí của Severodvinsk\”, tướng VanHerck nhấn mạnh.

\"Quái

Vì sao tàu ngầm Nga nguy hiểm?

Chiến dịch của Nga trên thực địa ở Ukraine đã đặt ra câu hỏi về năng lực quân sự và vũ khí của nước này sau nhiều năm đầu tư và nâng cấp, sau khi có các báo cáo cho rằng quân đội Nga gặp nhiều trở ngại và sai lầm trên chiến trường, gây ra tổn thất lớn.

Cùng với đó, Nga vẫn chưa triển khai hoàn toàn chiến đấu cơ và lực lượng hải quân nhằm bổ trợ cho chiến dịch trên mặt đất.

Vài ngày trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, giới quan sát nhận thấy Nga đã huy động và triển khai lực lượng hải quân rầm rộ ở Biển Đen, trong đó có cả các khí tài hải quân quan trọng từ những căn cứ cách xa hàng nghìn km được điều đến các vị trí gần Ukraine.

Lực lượng Nga tại đây được bổ sung bởi 4 tàu ngầm lớp Kilo cải tiến. Mỗi tàu ngầm chỉ có thể mang một vài tên lửa hành trình Kalibr, nhưng mang lại khả năng tấn công phủ đầu chiến lược.

Ở Địa Trung Hải, nhiều tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của Nga cũng đặt trong tình trạng sẵn sàng. Theo Naval News, đây được xem như một lớp phòng thủ bên ngoài, có trọng tâm chống hạm, giúp trói chân các lực lượng của NATO, đe doạ lực lượng đối thủ trong kịch bản can thiệp đường không.

Cho đến nay, hải quân Nga có một vai trò hạn chế trong chiến dịch, tuy nhiên giới chức hải quân Mỹ cảnh báo không nên đánh giá vội vàng về thế lực này.

\”Không bao giờ được đánh giá thấp kẻ thù của mình. Có những hạn chế mà chúng tôi nhìn thấy liên quan đến quân đội Nga khi họ mở chiến dịch ở Ukraine, nhưng những bất lợi đó không nhất thiết sẽ xuất hiện trong hải quân và lực lượng tàu ngầm của họ\”, Carlos del Toro, một quan chức hải quân Mỹ cảnh báo.

Del Toro nhấn mạnh Moscow đang đầu tư \”rất chiến lược và khôn ngoan\” vào các tàu ngầm của mình \”và công nghệ của họ tiệm cận với chúng ta\”, vì vậy không bao giờ được đánh giá thấp năng lực và mối đe dọa từ khả năng đó gây ra\”.

Bài Liên Quan

Leave a Comment