Điện Kremlin nói rõ về thời điểm Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân
Tuấn Anh (Theo Al Zaeera) Thứ tư, ngày 23/03/2022
Bình luận của ông Peskov được đưa ra khi hãng tin CNN hỏi rằng liệu ông có \”bị thuyết phục hay tự tin\” rằng Tổng thống Vladimir Putin sẽ không sử dụng lựa chọn hạt nhân trong bối cảnh Ukraine.
\”Chúng tôi có một khái niệm về an ninh nội địa, và nó công khai. Bạn có thể đọc tất cả các lý do để vũ khí hạt nhân được sử dụng\”, ông Peskov nói. \”Vì vậy, nếu nó là một mối đe dọa hiện hữu đối với đất nước của chúng tôi, thì nó có thể được sử dụng phù hợp với khái niệm của chúng tôi\”, ông Peskov nói thêm.ADVERTISING
Tháng trước, Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh đặt các lực lượng hạt nhân của Nga trong tình trạng báo động cao.
Theo lệnh, Bộ Quốc phòng Nga vào ngày 28/2 cho biết lực lượng tên lửa hạt nhân và các hạm đội phía bắc và Thái Bình Dương đã được đặt trong nhiệm vụ chiến đấu tăng cường, hãng thông tấn Interfax đưa tin.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày14/3 cho biết \”viễn cảnh xung đột hạt nhân, từng là không thể tưởng tượng được, giờ đã quay trở lại trong phạm vi khả năng xảy ra\”.
Ông Peskov cũng nói với CNN rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine \”đang diễn ra hoàn toàn theo đúng kế hoạch và mục đích đã được thiết lập từ trước\”.
Các bình luận được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo rằng ông Putin đang cân nhắc sử dụng vũ khí hóa học và sinh học ở Ukraine, khi ông mô tả các chiến thuật của Moscow ngày càng \”tàn bạo\”.
Tuần trước, Nga cho biết họ đã phóng tên lửa siêu thanh Kinzhal (Dao găm) có thể bắn trúng mục tiêu ở bất kỳ đâu trên Trái đất trong vòng một giờ.
Hồi tháng 12, ông Putin nói rằng Nga là nước dẫn đầu toàn cầu về tên lửa siêu thanh, với tốc độ, khả năng cơ động và độ cao khiến chúng khó bị theo dõi và đánh chặn.
Tên lửa Kinzhal là một phần của loạt vũ khí được công bố vào năm 2018. Nga lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh trong chiến dịch quân sự ở Syria vào năm 2016.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày càng căng thẳng, làm dấy lên lo ngại có thể xảy ra một sự cố hạt nhân không mong muốn.
Đặc biệt, các đám cháy rừng bùng phát gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã ngừng hoạt động của Ukraine, nhưng bộ trưởng tài nguyên thiên nhiên của nước này cho biết ngọn lửa đã được dập tắt và phóng xạ ở mức bình thường. Năm 1986, Chernobyl là nơi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.