Người anh hùng thầm lặng đã giúp thế giới tránh khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt

Cách đây 60 năm, thế giới suýt bị hủy diệt bởi chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô trong 13 ngày cân não căng thẳng từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. May mắn thay, có một người đã cứu vãn khỏi tình thế nguy hiểm ấy. (Tổng hợp)

Người anh hùng thầm lặng đã giúp thế giới tránh khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt

 Bình luậnXuân Trường • 21:55, 24/03/22

Trong vài ngày qua, Nga tuyên bố sẽ không loại trừ việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi nước này phải đối mặt với mối đe dọa “mang tính sống còn”. LHQ cũng cảnh báo về khả năng leo thang hạt nhân trong bối cảnh chiến sự Nga-Ukraine đang diễn ra. Đây được cho là thời điểm căng thẳng và gợi nhớ đến tình huống 60 năm về trước, thế giới suýt bị hủy diệt bởi chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô trong 13 ngày cân não căng thẳng từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba.

May mắn thay, có một người đã cứu vãn khỏi tình thế nguy hiểm ấy…

Cuộc khủng hoảng này có cấp bậc sánh ngang tầm với cuộc phong tỏa Berlin, vì đây là một trong các vụ đối đầu chính của Chiến tranh Lạnh, và thường được xem là khoảnh khắc mà Chiến tranh Lạnh tiến đến gần nhất cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ ba với vũ khí hạt nhân. 

Để hiểu tầm quan trọng của người anh hùng thầm lặng này, chúng ta cần quay trở lại thời điểm cực kỳ nhạy cảm và nguy hiểm trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Mồi lửa nhen nhóm

Khi Dwight D. Eisenhower tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào năm 1953, ông cam kết đẩy lui sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô. Chính quyền Tổng thống Eisenhower coi bom hạt nhân là một phần không thể thiếu trong chính sách quốc phòng của Mỹ, với hy vọng giành ưu thế trong cuộc đối đầu với Liên Xô.

Vì thế, chính quyền của ông đã tăng số lượng 1.000 đầu đạn hạt nhân trong năm 1953 lên 18.000 vào đầu năm 1961. Tổng thống Eisenhower coi bom hạt nhân là một phần không thể thiếu của chính sách quốc phòng Mỹ, hy vọng rằng chúng sẽ chống đỡ cho các khả năng của Mỹ trong cuộc đối đầu với Liên Xô.

Năm 1962, Mỹ đã có số bom và đầu đạn hạt nhân lớn gấp 8 lần Liên Xô: 27.297 so với 3.332.

Để đối phó với Mỹ, năm 1962 Tổng Bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev khi ấy đã đưa ra ý tưởng nhằm cân bằng lại sự chênh lệch này, bằng cách đặt các tên lửa hạt nhân tầm trung tại Cuba. 

Tháng 5/1962, Tổng Bí thư Khrushchev và Chủ tịch Cuba Fidel Castro đã đạt được thỏa thuận “bí mật” cho phép Liên Xô bắt đầu xây dựng các trận địa tên lửa ở Cuba, trong đó có tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa mang đầu đạn hạt nhân. Vào thời điểm ấy, Mỹ đã có hệ thống tên lửa hạt nhân đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ý, có thể tấn công Moscow trong vòng 16 phút. Vào thời điểm này, Mỹ có tên lửa hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ và Ý có thể tấn công Moscow trong vòng 16 phút sau khi được phóng. (Wikipedia)

Liên Xô khi ấy dù có rất nhiều vũ khí hạt nhân hoàn toàn có khả năng hủy diệt các mục tiêu của đồng minh Mỹ trên khắp châu Âu, nhưng lại không có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở Mỹ. Vì vậy, Liên Xô cần phải có vũ khí hạt nhân ở Cuba, để lấy lại sự cân bằng trong Chiến tranh Lạnh.

Kế hoạch bại lộ từ một bức ảnh do thám

Mùa thu năm 1962, một chiếc máy bay U-2 của Mỹ bay qua Cuba để tìm cách xác nhận thông tin tình báo về các trận địa tên lửa của Liên Xô ở San Cristobal (Cuba).

Ngày 14/10/1962, chiếc U-2 trở lại Mỹ đem theo hình ảnh xác thực các vị trí Liên Xô bí mật lắp đặt tên lửa, cách bờ biển Florida của Mỹ chỉ khoảng 90 dặm. Một ngày sau, những bức ảnh này được đặt lên bàn làm việc của Tổng thống J.F. Kennedy.

Ngày 14/10/1962, chiếc U-2 trở lại Mỹ đem theo hình ảnh xác thực các vị trí Liên Xô bí mật lắp đặt tên lửa hạt nhân, cách bờ biển Florida của Mỹ chỉ khoảng 90 dặm. (Wikipedia)

Về phía Liên Xô, tất cả các kế hoạch và chuẩn bị để chuyên chở và triển khai các tên lửa tại Cuba được tiến hành một cách tối mật, chỉ có một số rất ít người được thông báo về tính chất thật sự của sứ mệnh này. Thậm chí các binh sĩ Liên Xô được giao nhiệm vụ cũng bị đánh lạc hướng. Họ được cho biết rằng họ sẽ phải đi đến một vùng lạnh giá và được trang bị với các giày trượt tuyết. 

Ngày 15/10/1962 được coi là ngày khởi đầu cho Cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử, kéo dài 13 ngày vào đúng thời điểm cao trào trong Chiến tranh Lạnh, khiến tình hình thế giới trở nên vô cùng căng thẳng trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. 

Ngày 22/10, Tổng thống Kennedy công bố những hành động mà Hoa Kỳ  thực hiện để đáp trả việc triển khai vũ khí hạt nhân của Liên Xô tại Cuba, bao gồm “một chiến dịch KIỂM SOÁT nghiêm ngặt” tất cả các thiết bị quân sự chuyển tới Cuba bằng đường biển. Tổng thống Kennedy và Bộ trưởng Quốc phòng McNamara trong cuộc họp EXCOMM. (Wikipedia)

Thuật ngữ “KIỂM SOÁT” để nhằm chỉ hành động “phong tỏa” của hải quân Mỹ, chặn mọi ngả đường dẫn vào bờ biển Cuba.

Ngày 24/10, Tổng thống Kennedy ra lệnh triển khai hàng trăm tàu chiến, bao gồm 4 tàu sân bay và nhiều máy bay tuần tra, máy bay săn tàu ngầm để phong tỏa bờ biển Cuba, đồng thời thông báo cho phía Liên Xô rằng, Mỹ sẽ thả bom chìm cảnh cáo nếu họ xác định đúng các tàu ngầm của Liên Xô và buộc các tàu ngầm này phải trồi lên mặt nước và quay trở về.

Có một điều mà Tổng thống Kennedy không biết được rằng, thời điểm đó Tổng bí thư Khrushchev đã gửi một biên đội tàu ngầm có trang bị vũ khí hạt nhân đang trên đường tới Cuba. 

Tất cả các tàu ngầm này đều được quyền tự quyết khai hỏa phóng ngư lôi hạt nhân nếu họ mất liên lạc với Moscow.Tổng thống Kennedy ký Tuyên bố ngăn chặn việc chuyển giao vũ khí tấn công cho Cuba tại Phòng Bầu dục vào ngày 23 tháng 10 năm 1962. (Wikipedia)

Đòn cân não

Ngày 1/10/1962, một đội gồm bốn tàu ngầm tấn công hạt nhân Foxtrot diesel di chuyển từ căn cứ Bắc Cực, gồm chiến hạm B-59, và ba tàu “chị em” B-36, B-4 và B-130 thuộc Lữ đoàn tàu ngầm số 69 bí mật tìm đường băng qua hàng rào phong tỏa của tàu chiến Mỹ để tiếp cận Cuba.

Chỉ huy của nhóm tàu là thuyền trưởng Vasili Alexandrovich Arkhipov đi trên chiếc B-59 nhưng không chỉ huy nó. Thuyền trưởng của chiếc B-59 là Valentin Grigorievitch Savitsky. Ba trong bốn chiếc tàu ngầm ấy – chỉ cần sự đồng ý của chỉ huy tàu và sĩ quan chính trị – là có quyền khởi động “vũ khí đặc biệt” trên tàu.

Tuy nhiên, chiến hạm B-59 cần phải có sự đồng ý của 3 người, gồm chỉ huy tàu, sĩ quan chính trị và phó chỉ huy là Vasili Alexandrovich Arkhipov. 

Điều đặc biệt là, không một thủy thủ nào biết trên chiến hạm của họ đang mang theo một quả ngư lôi đầu đạn hạt nhân, có sức mạnh hủy diệt tương đương với quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima vào năm 1945. Vasili Aleksandrovich Arkhipov là một trong ba sĩ quan chỉ huy cấp cao của tàu ngầm hạt nhân tấn công B-59 của Liên Xô. (Wikipedia)

Ngày 27/10/1962, trên hải phận quốc tế, lực lượng đặc nhiệm của tàu khu trục và máy bay tuần tra Mỹ đã phát hiện tàu ngầm B-59 khi nó đang nổi lên mặt nước để sạc ắc quy. Để tránh sự truy lùng của máy bay Mỹ, B-59 buộc phải lặn sâu xuống nước.

Một cuộc vây lùng tàu B-59 với sự tham gia của 11 tàu khu trục Mỹ bắt đầu chiến dịch “quấy rối” bằng sóng siêu âm và thả bom chìm xung quanh chiếc B-59, như một dấu hiệu cho thấy phía hải quân Mỹ “truy bắt” nó phải trồi lên mặt nước.

Lẩn trốn trong lòng đại dương, chịu áp lực bởi những quả bom chìm khiến tàu B-56 rung lắc dữ dội, bên trong nó còn là một trận chiến nảy lửa của đội ngũ cấp cao chỉ huy tàu, cùng thủy thủ đoàn hoàn toàn kiệt quệ vì căng thẳng và mệt mỏi.

Quan ngại là người Mỹ không hề biết mục tiêu họ đang truy kích dữ dội ấy là một tàu ngầm có mang theo đầu đạn hạt nhân, và chỉ huy tàu B-59 khi ấy đang lưỡng lự: Liệu có khai hỏa?

Căng thẳng tột cùng

Trước sự bao vây của các chiến hạm Mỹ, tính tới thời điểm ấy, tàu B-59 đã lặn sâu dưới biển gần 4 tuần và gần 1 tuần mất liên lạc với Moscow. Các thành viên trên tàu, từ chỉ huy cho tới thủy thủ đoàn hầu như kiệt sức và không nhận thức được hoàn cảnh bên ngoài.

Điều nguy hiểm là tàu ngầm B-59 được thiết kế để chịu được điều kiện băng giá của Bắc cực, nhưng giờ lại phải chịu nhiệt độ quá nóng ở Đại Tây Dương. Vì hệ thống làm mát không được thiết kế cho vùng biển nhiệt đới nên khi nhiệt độ bên ngoài tàu lên tới hơn 30 độ C, thì nhiệt độ trong tàu tăng tới 45 đến 60 độ C, mức CO2 đã trở nên nguy hiểm khiến nhiều thủy thủ bị ngất xỉu.

Độ ẩm cũng là một vấn đề nghiêm trọng, khẩu phần ăn bị cắt giảm và mỗi người chỉ được phép uống một ly nước mỗi ngày. Thủy thủ Anatoly Andreyev ghi trong nhật ký: “Ở đây, tình hình rất nghiêm trọng và ngày càng tồi tệ hơn, nhiều người bị bệnh, một số bị ngất xỉu, số khác bị phù nề. Không ai ngủ được trong cái nóng khủng khiếp và không khí ngột ngạt này. Hầu hết mọi người bị sốt phát ban”. Một bản đồ giải mật được sử dụng bởi Hạm đội Đại Tây Dương của Hải quân Mỹ cho thấy vị trí của các tàu Mỹ và Liên Xô ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng. (Wikipedia)

Việc sỹ quan chỉ huy tàu là Valentin Savitsky ra lệnh cho B-59 lặn sâu hơn dưới đại dương để lẩn trốn khỏi sự truy lùng của tàu Mỹ, cũng đồng nghĩa với việc mọi liên lạc với bên ngoài của con tàu đều bị cắt đứt. Họ không thể bắt được sóng radio, hay nghe được bất cứ phương tiện truyền thông nào của Mỹ, cũng như không nhận được bất cứ liên lạc nào từ Moscow.

Thời điểm ấy, họ không biết được rằng hải quân Mỹ đã thông báo cho phía Liên Xô biết “Thủ tục xác định vị trí và Nhận dạng Tàu ngầm”, rằng phía Mỹ sẽ thả bom chìm loại nhỏ để báo hiệu cho tàu ngầm Liên Xô biết họ đã bị phát hiện và buộc phải nổi lên mặt nước trước khi Mỹ sử dụng loại bom chìm uy lực hơn. 

Thật không may, các nhà lãnh đạo Liên Xô không thể truyền đạt thông tin này cho chiếc B-59 do nó lặn quá sâu dưới nước.

Sức công phá của bom chìm dù nhỏ nhưng vẫn làm hỏng cột ăng ten vô tuyến, khiến thủy thủ tàu B-59 mất đứt hoàn toàn liên lạc với sở chỉ huy tại Liên Xô. Bởi vậy, các sĩ quan trên tàu ngầm không hề biết đến “Thủ tục xác định vị trí và nhận dạng tàu ngầm” mà Mỹ đã thông báo cho phía Liên Xô, dẫn đến việc hải quân Mỹ quyết định gửi tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ hơn bằng cách sử dụng loại bom uy lực hơn.Hải quân Mỹ quyết định gửi tín hiệu cảnh báo mạnh mẽ hơn bằng cách sử dụng loại bom uy lực hơn. (Minh họa: Snappy Goat)

Vadim Pavlovich Orlov, sĩ quan tình báo truyền thông trên tàu B-59 đã mô tả về bom chìm nổ ngay bên cạnh thân tàu như sau: “Nó giống như bạn đang ngồi trong một thùng kim loại, mà ai đó liên tục dùng búa tạ gõ lên thành thùng”.

Trong không gian chật hẹp với nhiệt độ tăng lên tới mức cực điểm 60 độ C, những thành viên trên tàu B-59 đã trải qua những thời khắc không khác gì địa ngục. Anatoly Andreev viết trong thư gửi cho vợ: “Bốn ngày qua, bọn anh lặn sâu dưới nước…. Tưởng chừng như đầu nổ tung vì không khí ngột ngạt trên tàu…. Hôm nay, ba thủy thủ bị ngất xỉu vì quá nóng… Máy lọc không khí chạy ì ạch, hàm lượng CO2 đang gia tăng và trữ lượng điện đang giảm xuống mức thấp nhất. Những thủy thủ hết ca trực thì ngồi yên bất động, mắt nhìn vào hư không… Nhiệt độ trên tàu lúc nào cũng duy trì liên tục trên 50 độ C”.Trong không gian chật hẹp với nhiệt độ tăng lên tới mức cực điểm 60 độ C, những thành viên trên tàu B-59 đã trải qua những thời khắc không khác gì địa ngục. (Minh họa: Wikimedia Commons)

Chỉ huy tàu Valentin Savitsky đang ở trong tâm trạng lo lắng, kiệt sức, thiếu thông tin trong suốt chuyến đi kéo dài cả tháng trời dưới lòng biển sâu. Ông cho rằng trên mặt đất đã xảy ra chiến tranh hạt nhân, và nghĩ tới khả năng phóng ngư lôi đầu đạn hạt nhân. Theo chỉ thị từ trước, trong trường hợp mất liên lạc với mặt đất, chỉ huy tàu ngầm có quyền ra lệnh phóng ngư lôi mang theo tên lửa hạt nhân nếu cả ba người có thẩm quyền trên tàu đều đồng ý.

Sau nhiều giờ bị tra tấn vì bom chìm và nguồn oxy dần cạn kiệt, chỉ huy tàu Savitsky hoàn toàn suy sụp, và trở nên giận dữ khi không liên lạc được với Moscow.

Và ông ra lệnh cho thứ “vũ khí đặc biệt” sẵn sàng vào bệ phóng hướng tới mục tiêu USS Randolph – tàu sân bay khổng lồ đang dẫn đầu lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ vây lùng B-59.

Với cái đầu nóng của mình, hẳn thứ “vũ khí đặc biệt” ấy theo lệnh của chỉ huy Savitsky sẽ dễ dàng làm bốc hơi tàu sân bay Mỹ, cùng các tàu khu trục đang hộ tống nó, và Mỹ có thể phản ứng lại bằng bom hạt nhân phá tàu ngầm. Điều đó có thể, như nhà văn Nga nổi tiếng Svetlana Savranskaya viết, sẽ “khởi đầu một chuỗi những sự phát sinh vô ý, dẫn đến hậu quả thảm khốc cho loài người”.USS Randolph – tàu sân bay khổng lồ đang dẫn đầu lực lượng đặc nhiệm Hoa Kỳ vây lùng B-59. (Snappy Goat)

Sĩ quan chính trị Ivan Semonovich Maslennikov trên chiếc B-59 cũng đồng tình với chỉ huy tàu Valentin Savitsky. Như vậy, hai trong ba người có thẩm quyền trên tàu đã đồng ý khai hỏa “quái vật” ngư lôi mang đầu đạn hạt nhân. 

11 tàu khu trục của Mỹ cùng tàu sân bay USS Randolph đang lởn vởn quanh đó không thể ngờ rằng suýt chút nữa, chúng trở thành mục tiêu của “thứ vũ khí hủy diệt” trên con tàu B-59 cùng quẫn ấy.

Người hùng xuất hiện

May mắn thay, người thứ ba đã mạnh mẽ phủ quyết quyền khai hỏa của chỉ huy tàu Savitsky và sĩ quan chính trị Maslennikov. Đó chính là vị phó chỉ huy trên chiếc tàu B-59 – Vasili Alexandrovich Arkhipov.

Vasili Arkhipov đã kịch liệt phản đối, lập luận rằng trong một thời gian dài, vì không có mệnh lệnh nào truyền từ Matxcova nên một hành động quyết liệt như vậy là không thích hợp.Người Mỹ thả bom chìm bên trái, bên phải mạn tàu và luôn luôn tắt mục tiêu, đó là những tín hiệu mà người Mỹ muốn gửi tới tàu B-59 rằng, chúng tôi biết các vị đang ở đó.\” (Tổng hợp)

34 tuổi, điềm tĩnh và khiêm nhường, người ta không biết làm thế nào mà Vasili Arkhipov có thể bình tĩnh thuyết phục người đồng nghiệp – chỉ huy tàu Savitsky đang điên cuồng và sở hữu một lá phiếu ủng hộ.

Theo lời kể của các nhân chứng, đã có một cuộc đối đầu căng thẳng giữa 3 người cấp cao trên tàu B-59 khi ấy.

Vasili Arkhipov vẫn bình tĩnh để phân tích kỹ càng tình huống bấy giờ với viên chỉ huy rằng, chiến hạm B-59 không gặp nguy  hiểm và những tiếng nổ chát chúa bên ngoài thân tàu không phải là một cuộc tấn công.

Ông lập luận rằng: “Người Mỹ thả bom chìm bên trái, bên phải mạn tàu và luôn luôn tránh mục tiêu. Đó là những tín hiệu mà người Mỹ muốn gửi tới tàu B-59 rằng, hãy xác nhận và nổi lên mặt nước để nói chuyện. Chúng tôi không có ý định gây thiệt hại cho con tàu”. 

Ngày 27/10/1962, tên lửa hạt nhân không khai hỏa mà thay vào đó, tàu B-59 từ từ nổi lên mặt nước trong tình trạng kiệt quệ mọi thứ. Nó từ chối sự trợ giúp của các tàu khu trục Mỹ, xoay lưng về phía Cuba và hướng về phía bắc trở về Liên Xô, nơi nó dự đoán sẽ “được” chào đón một cách đáng quan ngại.Tàu ngầm B-59 của Liên Xô, buộc phải ngoi lên mặt nước ở Caribe gần Cuba. (Wikipedia)

Khi B-59 trở về quê hương, thủy thủ đoàn đã gặp phải sự ghẻ lạnh thờ ơ của giới lãnh đạo cấp cao ĐCS Liên Xô. Dưới con mắt của những vị lãnh đạo cấp cao Xô Viết khi ấy, hành động quay đầu trở về của B-59 được cho là hành động đầu hàng người Mỹ, và toàn bộ thành viên trên tàu chẳng khác gì những kẻ tội đồ. Một đô đốc Liên Xô khi ấy từng tuyên bố thẳng thừng rằng: “Sẽ tốt hơn nếu các vị chìm cùng tàu của mình”.

Có một điều đặc biệt là khi tàu B-59 nổi lên mặt nước, người Mỹ đã không lên tàu, không lục soát tàu và cho phép chiến hạm bình yên trở về căn cứ tại quê nhà. Vì vậy Hải quân Mỹ không thể ngờ được rằng, B-59 sở hữu vũ khí hạt nhân cho tới tròn nửa thế kỷ sau, khi các cựu chiến binh gặp nhau tại một cuộc hội ngộ kỷ niệm 50 năm sự kiện đó vào năm 2012. 

Vai trò của vị phó chỉ huy tàu Vasili Arkhipov trong việc cứu thế giới thoát khỏi một cuộc chiến tranh hạt nhân vẫn là một bí mật cho đến tận khi ông qua đời vào năm 1998. Và với thế giới, ông có lẽ là một trong những người anh hùng vô danh của thời đại.Phó chỉ huy tàu Vasili Arkhipov đã cứu cứu thế giới thoát khỏi một cuộc chiến tranh hạt nhân. (Pixabay)

Quyết định hủy bỏ ngòi nổ cận kề cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba đã không được thực hiện tại điện Kremlin hay Nhà Trắng, mà trong phòng điều khiển chật chội, nóng nực của một chiếc tàu ngầm đang trong lằn răn của việc khai hỏa vũ khí hủy diệt.

Như Thomas Blanton, Giám đốc Cục Lưu trữ An ninh Quốc gia Hoa Kỳ phát biểu vào năm 2002: “Vasili Arkhipov từ chối tuân lệnh chỉ huy tàu ngầm và dám đối mặt với những thách thức từ cuộc đối đầu của mình. Chúng ta nên cảm ơn vì sự bất tuân đó”.

Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1962, một tính toán sai lầm cũng có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Theo các nhà quan sát, Tổng thống J.F Kennedy khi ấy đã xử lý tình huống vô cùng cương quyết và khéo léo.

Năm 2022 này, lịch sử có vẻ lặp lại khi Tổng thống Joe Biden đang phải đối mặt với một loạt khủng hoảng, mà cuộc xung đột tại Ukraine đang cho thấy Mỹ trên đà yếu thế trước một nước Nga quyết đoán. Liệu Joe Biden có lặp lại những sai lầm như cuộc rút quân vội vã đầy tai tiếng ở Afganistan, và có tháo được \”ngòi nổ\” hạt nhân như Tổng thống Kennedy đã từng làm được trong quá khứ?

Xuân Trường

Bài Liên Quan

Leave a Comment