Vì sao Nga xâm lược Ukraine và Putin muốn gì?

  • Paul Kirby
  • BBC News

Hình ảnh quay bằng drone cho thấy mức độ tàn phá ở các thành phố Ukraine từ khi cuộc chiến bắt đầu

Khi Vladimir Putin phá tan hòa bình ở châu Âu bằng việc đánh vào một quốc gia dân chủ 44 triệu dân, cái cớ của ông là nước Ukraine hiện đại, nghiêng về phương Tây là một đe dọa thường xuyên và Nga không thể thấy \”an toàn, phát triển và tồn tại\” được.

Nhưng sau năm tuần bắn phá, hàng ngàn người thiệt mạng, nhiều thành phố bị phá hủy và hơn 10 ngàn người mất nhà cửa trong cũng như ngoài Ukraine, những câu hỏi lớn vẫn được đặt ra: mục tiêu của Putin là gì và liệu có lối thoát nào?

Mục tiêu của Putin là gì?

Mục tiêu ban đầu của vị tổng thống Nga là chiếm Ukraine và lật đổ chính quyền, chấm dứt vĩnh viễn mong muốn gia nhập liên minh quân sự phương Tây NATO. Nhưng cuộc xâm lược của Nga đã bị sa lầy và Putin dường như đã thu bớt tham vọng của mình.

Khi mở chiến dịch xâm lược hôm 24/2, ông nói với người dân Nga rằng mục tiêu của ông là \”phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine\”, để bảo vệ người dân Ukraine, những người đã phải chịu đựng cái mà ông gọi là tám năm đàn áp và diệt chủng của chính phủ Ukraine.

\”Kế hoạch của chúng ta không phải là chiếm lãnh thổ Ukraine. Chúng ta không định áp đặt điều gì lên bất kỳ ai bằng vũ lực,\” ông khẳng định.

Ông ta còn nói đây không phải là một cuộc chiến hay cuộc xâm lược, mà chỉ là một \”chiến dịch quân sự đặc biệt\”, cụm từ mà truyền thông Nga do nhà nước kiểm soát buộc phải dùng.

Cáo buộc về phát xít và diệt chủng ở Ukraine là hoàn toàn không có cơ sở, nhưng điều rõ ràng là Nga thấy thời điểm này là cốt yếu. \”Tương lai của Nga và vị trí của Nga trên thế giới đang bị đe dọa,\” giám đốc tình báo Nga Sergei Naryshkin nói.

Quân đội Nga có mục tiêu tràn vào thủ đô Kyiv, xâm lược Ukraine từ Belarus ở phía Bắc, cũng như từ phía Nam và Đông.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói về việc giải phóng Ukraine khỏi áp bức, trong khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky được bầu lên theo quá trình dân chủ thì nói \”kẻ thù đã xác định tôi là mục tiêu số một; gia đình tôi là mục tiêu số hai\”.

Nhưng sự chống trả quyết liệt của Ukraine đã gây ra thiệt hại nặng nề, và ở một số vùng, thậm chí đẩy lùi quân Nga.

\"Map
Chụp lại hình ảnh,Bản đồ cho thấy bước tiến của quân Nga và các khu vực quân Ukraine phản công

Putin đã thay đổi mục tiêu?

Nga dường như đã hạ thấp tham vọng của họ, tuyên bố rằng Nga \”nói chung đã hoàn thành\” mục tiêu của giai đoạn một – làm giảm đáng kể khả năng chiến đấu của Ukraine.

Phía Nga tuyên bố tại các vòng đàm phán hòa bình rằng họ sẽ \”giảm đáng kể\” hoạt động quân sự quanh thủ đô Kyiv và quanh thành phố Chernihiv ở phía Bắc.

Điều này vẫn chưa được xác nhận và Tổng thống Ukraine Zelensky nói Ukraine chỉ tin vào những kết quả cụ thể, chứ không tin được lời nói.

Chiến tranh vẫn tiếp diễn, nhất là ở phía Đông và phía Nam, nơi quân Nga cố gắng tạo một hành lang đất liền dọc bờ biển phía Nam nối tới biên giới Nga.

Sau một tháng xâm lược, Nga tuyên bố mục tiêu chính của họ là \”giải phóng Donbas\” – nói chung gồm 2 vùng Luhansk và Donetsk ở Đông Ukraine.

Hơn một phần ba khu vực này đã do các lực lượng ly khai được Nga hậu thuẫn chiếm trong cuộc chiến bắt đầu từ năm 2014.

\"Map
Chụp lại hình ảnh,Bản đồ vùng Donbas
\"2px

Trước khi cuộc xâm lược bắt đầu, điều rõ ràng là Tổng thống Putin muốn chiếm tất cả Đông Ukraine. Ông đã công nhận cả vùng này là thuộc về hai tiểu nhà nước do Nga giật dây. Người đứng đầu tiểu nhà nước Luhansk đề xuất tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập Nga, tương tự như cuộc trưng cầu được tổ chức lặng lẽ ở Crimea hồi 2014.

Ngoài mục tiêu quân sự, yêu sách lớn hơn của Tổng thống Putin là có được sự đảm bảo về trung lập trong tương lai của Ukraine.

Phía Ukraine đã đồng ý điều đó với điều kiện có đảm bảo về an ninh từ các nước đồng minh như một phần của thỏa thuận hòa bình rộng hơn được đưa ra trong vòng đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Vì sao Putin muốn một nước Ukraine trung lập?

Putin coi việc Liên Xô sụp đổ là \”sự tan rã của nước Nga lịch sử.\” Ông tuyên bố người Nga và người Ukraine là một và phủ nhận lịch sử lâu dài của Ukraine.

Chính việc ông gây áp lực lên cựu tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych, người nghiêng về phía Nga, không ký một hiệp ước với Liên minh Châu Âu hồi 2013 đã dẫn đến các cuộc biểu tình và cuối cùng làm ông Yanukovych phải ra đi hồi tháng 2/2014.

Sau đó Nga đã chiếm vùng Crimea ở phía Nam Ukraine và châm ngòi cho phong trào ly khai nổi dậy ở phía Đông và một cuộc chiến khiến 14.000 người thiệt mạng.

Khi Putin chuẩn bị xâm lược Nga vào tháng Hai, ông xé tan thỏa thuận hòa bình Minsk 2015 và cáo buộc NATO đã đe dọa \”tương lai của chúng ta như một dân tộc\”. Ông tuyên bố mà không có cơ cở nào rằng các nước NATO muốn mang chiến tranh tới Crimea.

Một nước Ukraine trung lập là thế nào?

Trước khi Ukraine đưa ra kế hoạch hòa bình, Nga nói họ sẽ cân nhắc một nước Ukraine \”trung lập, phi quân sự\” với quân đội và hải quân riêng, tương tự như các nước Áo và Thụy Điển, cả hai đều là thành viên EU. Áo là nước trung lập trong khi Thụy Điển là nước không liên kết.

Tổng thống Zelensky đã tuyên bố rằng người Ukraine hiểu rằng họ sẽ không được vào NATO: \”Đó là sự thực và điều đó cần được công nhận.\”\"VolodymyrEPA/Ukraine presidencySecurity guarantees and neutrality, the non-nuclear status of our state – we are ready to go for it… If I remember correctly, this is why [Russia] started the warVolodymyr Zelensky
President of Ukraine

Nga không coi các đề nghị hòa bình của Ukraine là hứa hẹn hay đột phá, nên cuộc chiến vẫn tiếp diễn.

Nhưng đây là những gì Kyiv đề xuất:

•Ukraine sẽ trở thành một quốc gia \”không theo khối nào (hay không liên kết) và phi hạt nhân\”, và không có căn cứ quân sự hay quân đội nước ngoài trên lãnh thổ

•Các đảm bảo nghiêm ngặt và mang tính pháp lý sẽ yêu cầu các quốc gia như Anh, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Canada, Ý, Ba Lan và Israel bảo vệ nước Ukraine trung lập trong trường hợp nước này bị tấn công

•Trong vòng ba ngày Ukraine bị tấn công, các quốc gia bảo lãnh sẽ phải bàn bạc và tham gia bảo vệ Ukraine

•Ukraine sẽ được phép gia nhập Liên minh Châu Âu

•Ukraine sẽ không tham gia các liên minh quân sự – chính trị và bất kỳ cuộc tập trận quốc tế nào sẽ phải được sự đồng ý của các quốc gia bảo lãnh.

Đơn xin gia nhập NATO (và EU) của Ukraine được ghi trong hiến pháp 2019 của nước này, nên bất kỳ thay đổi nào sẽ cần có một cuộc trưng cầu dân ý sau đó vài tháng.

Còn Crimea và vùng Đông Ukraine thì sao?

Cho tới giờ, Nga không ấn tượng với đề xuất của Ukraine về số phận tương lai của Crimea, mà Nga xâm chiếm hồi 2014. Điện Kremlin nói Crimea giờ đây là lãnh thổ của Nga và hiến pháp Nga cấm việc bàn thảo địa vị của Crimea với bất kỳ bên nào khác.

Theo đề nghị hòa bình của Urkraine, tất cả quân Nga sẽ rời lãnh thổ Ukraine và tương lai của các khu vực phía Đông do quân ly khai chiếm giữ sẽ được đàm phán giữa hai tổng thống như một phần của cuộc gặp thượng đỉnh đình chiến.

Tuy nhiên, Tổng thống Putin sẽ không từ bỏ bất kỳ vùng lãnh thổ nào Nga chiếm được trong chiến tranh, nhất là khi mục tiêu ông tuyên bố là \”giải phóng\” miền Đông Ukraine. Trong khi đó, Kyiv sẽ không bao giờ đồng ý khoan nhượng toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Ukraine chưa bao giờ coi trọng yêu cầu phi quân sự hóa của Nga, và việc Moscow khăng khăng phải \”phi Phát xít hóa\” chỉ là tuyên truyền của Nga. Theo lời của ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba: \”Thật là điên rồ, đôi khi họ thậm chí còn không giải thích được họ muốn nói đến điều gì.\”

Vấn đề của Putin với NATO là gì?

Với nhà lãnh đạo Nga, liên minh quân sự có 30 thành viên của phương Tây chỉ có một mục đích – chia rẽ xã hội Nga và cuối cùng là hủy hoại nó.

Trước khi cuộc chiến bắt đầu, ông yêu cầu NATO quay lại thời 1997 và đảo ngược việc mở rộng sang phía Đông, rút quân và bỏ các căn cứ quân sự từ các nước thành viên gia nhập liên minh này từ năm 1997 và không triển khai \”vũ khí tấn công gần biên giới với Nga\”.

Điều đó có nghĩa là Trung Âu, Đông Âu và các nước vùng Baltic.

\"Graphic
Chụp lại hình ảnh,Bản đồ cho thấy sự mở rộng của NATO kể từ 1997
\"2px

Trong con mắt của ông Putin, phương Tây đã hứa từ những năm 1990 rằng NATO sẽ \”không mở rộng một tí nào về phía Đông\”, nhưng vẫn làm như vậy.

Tuy nhiên, đó là việc trước khi Liên Xô sụp đổ, và lời hứa \”không mở rộng về phía Đông\” được đưa ra cho Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev chỉ nói đến Đông Đức trong bối cảnh một nước Đức thống nhất. Chính ông Gorbachev sau đó đã nói rằng \”chủ đề NATO mở rộng chưa bao giờ được bàn tới\” vào lúc đó.

Putin có tham vọng xa hơn Ukraine không?

Nếu có, thì những thất bại quân sự của ông ở Ukraine có lẽ đã làm giảm những tham vọng rộng hơn của Putin ngoài Ukraine.

Sau nhiều giờ nói chuyện với vị lãnh đạo chuyên quyền Nga, Thủ tướng Đức Olaf Scholz kết luận:

\”Putin muốn xây dựng một đế chế Nga…Ông ta muốn định hình lại một cách cơ bản hiện trạng của châu Âu theo tầm nhìn của ông ta. Và ông ta không ngần ngại gì về việc sử dụng quân đội để đạt mục đích này.\”

Bà Tatiana Stanovaya của hãng phân tích RPolitik và trung tâm Carnegie Moscow Center lo ngại về sự đối đầu Chiến tranh lạnh xoáy ốc: \”Tôi có một cảm giác chắc chắn rằng chúng ta phải chuẩn bị nhận một tối hậu thư mà Nga đưa cho phương Tây, một tối hậu thư quân sự hóa hơn và hiếu chiến hơn chúng ta có thể tưởng tượng.\”

Sau khi chứng kiến việc ông Putin sẵn sàng san phẳng các thành phố châu Âu để đạt được mục tiêu, các lãnh đạo phương Tây không còn ảo tưởng gì nữa. Tổng thống Joe Biden đã gọi Putin là một tội phạm chiến tranh và lãnh đạo Đức và Pháp coi cuộc chiến này là một bước ngoặt trong lịch sử châu Âu.

Trước cuộc chiến, Nga yêu cầu tất cả vũ khí hạt nhân Mỹ bị cấm sử dụng bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã gợi ý bắt đầu đàm phán về hạn chế sử dụng tên lửa tầm ngắn và tầm trung, cũng như một hiệp ước mới về tên lửa xuyên lục địa, nhưng ít có khả năng chuyện này sẽ xảy ra lúc này.

\"Ukrainian
Chụp lại hình ảnh,Trước khi chiến tranh nổ ra, Tổng thống Volodymyr Zelensky thường xuyên đi thăm các chiến trường ở Đông Ukraine

Bài Liên Quan

Leave a Comment