\”Cỗ máy\” 2.875 tấn của Mỹ lên bệ phóng: Đánh bại Saturn V, trở thành tên lửa mạnh nhất thế giới

Thứ Sáu, 01 Tháng Tư 2022

SLS chính là tên lửa mạnh nhất thế giới mà Mỹ sở hữu. SLS chuẩn bị thực hiện những \”sứ mệnh kỷ nguyên vàng\” của NASA.

Siêu tên lửa mạnh nhất thế giới SLS lên bệ

Tên lửa Mặt Trăng mới khổng lồ của NASA – tên là Hệ thống phóng không gian (SLS) – cuối cùng cũng đã có mặt trên bệ phóng tại Khu liên hợp phóng 39B sau hành trình kéo dài hơn 10 giờ di chuyển, tờ The New York Times (Mỹ) thông tin.

NASA cho biết, vào lúc 4:15 sáng thứ Sáu ngày 18/2/2022 giờ địa phương, phương tiện vận chuyển bánh xích khổng lồ Crawler-Transporter 2 đã hoàn thành nhiệm vụ mang tên lửa SLS thẳng đứng (trên đỉnh là tàu vũ trụ Orion) qua một đoạn đường dài hơn 6 km từ Tòa nhà lắp ráp phương tiện (VAB) thuộc Trung tâm Vũ trụ Kennedy đến bệ phóng.

\”Di chuyển ra khỏi VAB, rồi được đặt cố định lên bệ phóng – đó thực sự là khoảnh khắc mang tính biểu tượng của tên lửa phóng hạng nặng SLS\” – Tom Whitmeyer, Phó giám đốc phụ trách phát triển hệ thống thăm dò tại trụ sở NASA, cho biết trong một cuộc họp báo.

The Verge bình luận, màn ra mắt siêu tên lửa SLS là một thời khắc vô cùng quan trọng đối với NASA, nơi có hàng nghìn nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên đã dành hơn một thập kỷ để phát triển tên lửa này, với mục tiêu dùng SLS để đưa hàng hóa và con người tiến vào không gian sâu.

Trải qua khoảng thời gian khó khăn cả tên lửa SLS và tàu vũ trụ Orion đều chậm tiến độ nhiều năm và vượt ngân sách hàng tỷ đô la, cuối cùng thì NASA cũng chứng kiến hình ảnh tên lửa cùng tàu vũ trụ của mình sừng sững giữa không trung.

\"\"
Tên lửa khổng lồ SLS của NASA đã được cố định trên bệ phóng. Ảnh: Loren Grush / The Verge

\”Ngày hôm nay chứng kiến khoảnh khắc thế hệ Artemis mới – dựa trên những thành công vĩ đại của thế hệ Apollo – mở ra chương mới của hành trình khám phá Mặt Trăng nói riêng và không gian nói chung. Thế hệ Artemis mới sẽ đưa người Mỹ tái đổ bộ Mặt Trăng. Thành tựu đột phá này sẽ mở đường cho những sứ mệnh nhảy vọt khổng lồ trong tương lai của nhân loại đến sao Hỏa. Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta đang ở trong kỷ nguyên vàng của khám phá không gian. Tất cả bắt đầu với sứ mệnh Artemis I\” – Bill Nelson – Giám đốc NASA phát biểu trước khi SLS được đưa đến bệ phóng ngày 17/3/2022.

Theo Giám đốc NASA, SLS là tên lửa mạnh nhất mà NASA từng chế tạo và hiện SLS là tên lửa mạnh nhất trên thế giới, sở hữu lực đẩy vô địch mạnh 8,8 triệu pound (4.400 tấn Mỹ). Mega Moon (tên gọi khác của SLS) là tên lửa vũ trụ duy nhất (tính đến thời điểm hiện tại) có khả năng đưa con người thám hiểm không gian sâu.

Trước đó, tên lửa đẩy mạnh nhất thế giới thuộc về Saturn V cũng do chính NASA chế tạo. SLS sẽ tạo ra lực đẩy nhiều hơn 15% so với Saturn V và SLS có khả năng nâng khoảng 25 tấn hàng hóa lên Mặt Trăng.

The New York Times viết: Khung cảnh hùng vĩ hôm thứ Năm và thứ Sáu (17-18/3/2022) gợi nhớ đến kỷ nguyên Apollo thế kỷ 20 của NASA cách đây nửa thế kỷ khi tên lửa Saturn V – được sử dụng để thực hiện loạt sứ mệnh đưa người lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đổ bộ lên Mặt Trăng – cũng thực hiện những hành trình tương tự tới bệ phóng.

Chiếc xe bánh xích Crawler-Transporter 2 nặng 3.300 tấn được sử dụng hôm 17-18/3 chính là chiếc đã vận chuyển tên lửa Saturn V vào những năm cuối thập niên 1960, tất nhiên Crawler-Transporter 2 đã được NASA cải tiến và nâng cấp từ Crawler-Transporter trước đó để phù hợp với sức nặng 2.875 tấn của SLS.

Chuỗi sứ mệnh bận rộn của SLS trong tương lai

NASA cho biết, ngay sau khi SLS được đưa cố định lên bệ phóng, nhóm phóng (gồm kỹ sư, kỹ thuật viên, các nhà khoa học NASA) sẽ dành 2 tuần tới để kiểm tra các hệ thống khác nhau trên tên lửa và bệ phóng.

Nếu mọi việc suôn sẻ, và ngày 3/4/2022 tới đây, NASA sẽ kiểm tra SLS bằng cuộc thử nghiệm tiền phóng: Nơi nhóm phóng thực hành quy trình 8 giờ nạp nhiên liệu [với hàng trăm nghìn gallon hydro lỏng lạnh và oxy lỏng chảy vào các thùng chứa thuốc phóng] cho tên lửa rồi đếm ngược và dừng ở 10 giây trước khi \”Cất cánh!\”. Điều này có nghĩa là động cơ sẽ không bốc cháy và tên lửa sẽ không rời khỏi mặt đất.

Sau cuộc thử nghiệm tiền phóng, tên lửa SLS sẽ thực hiện chuyến quay trở lại Tòa nhà lắp ráp phương tiện (VAB) tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy (ở Cape Canaveral, bang Florida, Mỹ).

\"\"
Các thành viên của nhóm phóng quan sát tên lửa SLS qua cửa sổ của Trung tâm Kiểm soát Vụ phóng Rocco A. Petrone hôm thứ Năm 17/3/2022. Ảnh: Joel Kowsky / NASA

Lần trở lại bệ phóng tiếp theo sẽ là lần nhân loại được chứng kiến siêu tên lửa SLS cất cánh cùng tàu vũ trụ Orion gắn trên đỉnh trong khuôn khổ sứ mệnh Artemis I (dự kiến vào khoảng tháng 6/2022).

Với khả năng tạo ra lực đẩy mạnh nhất đạt 4.400 tấn, SLS sẽ đưa tàu vũ trụ Orion (khi đó chưa có phi hành đoàn bên trong) thoát khỏi lực hút Trái Đất rồi sau đó thực hiện hành trình dài 386.242 km đến Mặt Trăng. Sau hành trình quay quanh quỹ đạo Mặt Trăng dài 1.609.344 km trong 3 tuần, Orion sẽ trở về Trái Đất và đáp xuống Thái Bình Dương.

Theo kế hoạch, sau khi sứ mệnh Artemis I thành công, NASA sẽ triển khai sứ mệnh tiếp theo tên là Artemis II vào năm 2024. Artemis II là một sứ mệnh đưa các phi hành gia bay quanh Mặt Trăng và quay trở lại Trái Đất lần đầu tiên kể từ năm 1972.

Sứ mệnh Artemis III sẽ chứng kiến thành tựu đi vào lịch sử: Mỹ đưa người tái đổ bộ Mặt Trăng vào năm 2025. Tất nhiên, nếu mọi chuyện suôn sẻ.

Nhiệm vụ đổ bộ lên Mặt Trăng (Artemis III) đòi hỏi sử dụng một tàu đổ bộ riêng, đó chính là tàu vũ trụ Starship do SpaceX chế tạo – Đây là kết quả hợp tác của NASA với SpaceX. Hệ thống phóng hạng nặng Starship (gồm một tàu tăng cường Super Heavy và tàu vũ trụ Starship) cũng có thể thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên lên vũ trụ trong năm 2022 này.

Những hình ảnh đáng nhớ của SLS ngày 17-18/3

\"
Cửa vào Tòa nhà lắp ráp phương tiện (VAB) của NASA từ từ mở ra, để lộ bệ phóng di động mang Hệ thống phóng vào không gian. Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"
Một người xem che mắt khi nhìn SLS đi ra từ VAB. Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"\"
Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"\"/

\"Khách
Khách và nhân viên tại NASA xem SLS ra mắt tại VAB. Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"Sau
Sau khi từ từ di chuyển ra ngoài, tên lửa SLS cuối cùng cũng có thể được nhìn thấy hoàn toàn. Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"Trên
Trên đầu SLS là Orion, một tàu vũ trụ mới được thiết kế để đưa con người vào không gian sâu. Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"SLS
SLS và VAB. Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"SLS
SLS trên bánh xích khổng lồ bắt đầu di chuyển đến bệ phóng khi Mặt Trời lặn. Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"Tàu
Tàu vũ trụ Orion (màu trắng trên đỉnh SLS). Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"\"
Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"\"
Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"\"
Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"Logo
Logo của NASA trên tên lửa SLS. Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"\"
Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"Đội
Đội kỹ thuật NASA vẫy tay chào người xem. Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"Bánh
Bánh xích khổng lồ của Crawler-Transporter 2. Ảnh của Loren Grush / The Verge

\"ten-lua-sls-11\"
Ảnh của Loren Grush / The Verge

Bài Liên Quan

Leave a Comment