Cuộc chạy đua viện trợ vũ khí cho Ukraine qua biên giới Ba Lan

VN ENKute Nguyen  02/04/2

Mỹ và đồng minh phương Tây đang chạy đua để sản xuất và vận chuyển thêm nhiều thiết bị quân sự cho Ukraine trong bối cảnh Kyiv sắp cạn kiệt nguồn vũ khí chống lại Nga.

\"Cuộc
 Một hầm thời Thế chiến II bên ngoài Przemysl, Ba Lan. Ảnh: Wall Street Journal.

Suốt cả ngày lẫn đêm, những đoàn xe tải ầm ầm đi qua những ngôi làng và thị trấn ở biên giới Ba Lan. Máy bay vận tải quân sự khổng lồ hạ cánh nhiều lần trên đường băng duy nhất tại sân bay địa phương. Hàng hóa của họ là vũ khí viện trợ cho lực lượng Ukraine.

Trong nhiều tuần qua, Mỹ và các đồng minh NATO chạy đua để cung cấp tên lửa chống hạm, khẩu đội phòng không và các loại vũ khí trang bị khác trị giá hàng trăm triệu USD, theo Wall Street Journal.

Giờ đây, áp lực ngày càng tăng khi Ukraine cho biết họ sắp hết vũ khí và đạn dược, trong đó có tên lửa chống hạm và tên lửa phòng không đang đặc biệt thiếu hụt. Trong cuộc họp thượng đỉnh của NATO và Liên minh châu Âu trong tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là sẽ thúc ép các đồng minh cung cấp cho Ukraine nhiều hơn, đặc biệt là hệ thống phòng không.

Đại sứ Ukraine tại Anh, Vadym Prystaiko, hôm 23/3 cho biết kho dự trữ một số vũ khí quan trọng có thể sớm cạn kiệt và lực lượng Ukraine cần gấp vũ khí tầm xa.

Các quan chức an ninh phương Tây cho biết chiến lược ban đầu là trang bị cho lực lượng Ukraine sử dụng chiến thuật du kích. Tuy nhiên, khi quân Nga đang hoạt động trên phần lớn lãnh thổ Ukraine, họ chuyển sang trang bị cho cả đội quân chính quy tham gia phòng thủ rộng hơn.

“Người Ukraine đang sử dụng rất nhiều vũ khí. Điều này nhiều hơn so với chúng tôi dự đoán”, một quan chức phương Tây cho biết. “Chúng tôi đang cố gắng đẩy nhanh để đáp ứng yêu cầu mới và tình trạng thiếu hụt vẫn liên tục xảy ra”.

Hoạt động cả ngày lẫn đêm

Con đường chính cho việc chuyển giao vũ khí là thị trấn Rzeszow, miền Nam Ba Lan. Sân bay địa phương thường phục vụ các hãng hàng không giá rẻ đưa đón du khách từ các nơi khác ở châu Âu. Giờ đây, các máy bay chở khách bị thu hẹp phạm vi hoạt động bởi vận tải cơ quân sự C-130 khổng lồ. Các khẩu đội tên lửa Patriot dựng gác gần đường băng.

Những nhân viên mặt đất kéo những hàng hóa được phủ bạt từ bụng máy bay. Trong khi đó, các binh sĩ thuộc Sư đoàn Dù số 82 của Mỹ đứng bên đường băng khi các nhân viên khác nhanh chóng dỡ xuống chiếc Gulfstream G450 của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp các máy bay không người lái có vũ trang mà Ukraine dùng trong tấn công mục tiêu của Nga.

Ga đến được bao quanh bởi các phương tiện quân sự, container vận chuyển và đống thiết bị dài bằng một số sân bóng đá. Ở phía bắc của sân bay, phía sau hàng cây, hàng xe tải mang biển số Ukraine đang chờ chất hàng.

Những đoàn xe thường di chuyển qua các ngã ba biên giới vào ban ngày nhưng giờ hoạt động thường xuyên cả vào ban đêm. Những lô hàng như vậy “sẽ sử dụng xe tải và xe dân dụng trọng yếu”, một người nói.

Marek – công nhân xây dựng người Ba Lan, 61 tuổi, sống cách biên giới Ukraine khoảng 500 m – cho biết: “Tôi băn khoăn không biết nên nói hay không. Nhưng vào ban đêm, rất nhiều xe hàng viện trợ qua lại”. Ông thường xuyên nhìn thấy những đoàn xe nhỏ đi qua cửa khẩu biên giới có hàng rào gần đó.

Không lâu sau, những người lính biên phòng Ba Lan đi chiếc ATV băng qua những con đường đầy sỏi đã chặn phóng viên Wall Street Journal và khuyến khích họ rời đi.

Quan chức địa phương cho biết họ lo ngại việc tăng cường triển khai quân sự khiến Rzeszow trở thành mục tiêu. Nông dân Ba Lan đang rao bán đất đai, lo lắng khi tài sản của họ ở quá gần chiến tuyến. Tuần trước, Thị trưởng Konrad Fijolek đã yêu cầu các cử tri kiểm tra điều kiện sống trong các hầm trú bom được xây dựng trong chiến tranh Lạnh.

“Chúng tôi phải sẵn sàng cho các tình huống khác nhau. Quân đội Nga đang ở bên kia biên giới”, ông Fijolek nói. \”Không bao giờ biết liệu họ có phóng tên lửa hay hạ cánh ở đây hay không\”.

Tăng cường sản xuất

Ukraine nói họ nỗ lực giữ cho dòng vận chuyển vũ khí tiếp tục vào trong biên giới. Trong khi đó, NATO đang tranh luận và xem xét xem hệ thống vũ khí nào sẽ dẫn đến leo thang với Nga, loại trừ chuyển máy bay chiến đấu.

Trong khi các quan chức Mỹ và châu Âu cho biết họ đang chuyển vũ khí càng nhanh càng tốt, một số người lo ngại một số hệ thống vũ khí có thể rơi vào tay Nga hoặc lưu hành trong nhiều năm trên thị trường chợ đen.

Một số quốc gia châu Âu miễn cưỡng cung cấp thêm vũ khí mà họ lo ngại có thể phát động chiến sự trên lục địa này. Trong khi đó, Moscow cảnh báo họ coi các lô hàng vũ khí là “mục tiêu hợp pháp”.

Nga đã tấn công một căn cứ quân sự của Ukraine gần biên giới Ba Lan bằng tên lửa hành trình vào ngày 13/3, khiến ít nhất 35 người thiệt mạng. Tuy nhiên, lực lượng không quân của Nga không kiểm soát bầu trời Ukraine và dường như chưa đánh trúng bất kỳ chuyến hàng vũ khí nào trên đường bay.

Hôm 23/3, các quan chức Đức cho biết họ sẽ giao thêm 1.700 tên lửa phòng không Strela, sau khi đã giao 500 chiếc vào tuần trước. Các loại vũ khí do Liên Xô sản xuất đã “nằm” trong kho quân sự trong suốt nhiều thập niên. Trong khi đó, Thụy Điển sẽ gửi 5.000 vũ khí chống tàu ngầm.

Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết từ 24/2, nước này đã phân bổ 350 triệu USD tài trợ các loại vũ khí như tên lửa Stinger và Javelin cho Ukraine, đồng thời hoàn thành việc giao đợt đó trong tuần qua.

Đầu tháng 3, Quốc hội Mỹ đã thông qua thêm một khoản hỗ trợ quân sự 200 triệu USD, trong khi ông Biden cho biết sẽ chi thêm 800 triệu USD. Mỹ dự kiến cung cấp 1.400 chiếc Stinger và 4.600 chiếc Javelin thông qua các yêu cầu tài trợ trong năm nay.

\"\"/

Quân nhân Ukraine cầm tên lửa Javelin ở khu vực phía bắc Kyiv. Ảnh: Reuters.

Trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự, các nhà sản xuất vũ khí không được chế tạo vũ khí chống tăng và phòng không với tốc độ thời chiến. Các quan chức cho biết Mỹ có 13.000 chiếc Stinger trong kho dự trữ trước chiến dịch, họ không có kế hoạch sản xuất thêm hàng loạt.

Trong khi đó, quân đội ở châu Âu đã cung cấp tên lửa Stinger và tên lửa chống tăng cho Ukraine hiện muốn bổ sung thêm vào các kho dự trữ đã cạn kiệt.

Tuy nhiên, \”số lượng cơ sở sản xuất rất hạn chế. Bạn có thể tăng tốc, nhưng không giống như việc đột ngột mở thêm 2-3 dây chuyền sản xuất mới\”, một nhà thầu quốc phòng ở Ba Lan cho biết.

Giờ đây, các nhà thầu quốc phòng đang chạy đua để tăng cường cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine. Các bộ trưởng quốc phòng Trung Âu cho biết họ đã thiết lập đường dây nóng tới Ukraine, để các chỉ huy quân sự có thể đặt mua thiết bị từ kho của họ.

Tuần trước, Ngoại trưởng Annalena Baerbock cho biết Đức đã đạt giới hạn về số lượng vũ khí có thể vận chuyển tới Ukraine. Một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng Đức cho biết Berlin có rất nhiều vũ khí trong kho có thể viện trợ được, nhưng ý chí chính trị mới chính là sự thiếu hụt thực sự.

\”Trong 20 năm, hầu hết nước phương Tây đã không đầu tư đầy đủ vào đường cung ứng, và giờ chúng tôi đang phải trả giá\”, Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Artis Pabriks cho biết.

Bài Liên Quan

Leave a Comment