Trung Quốc \’khó xử\’ khi Tổng thống Nga Putin \’lún sâu\’ ở Ukraine

6 giờ trước

\"Chủ
Chụp lại hình ảnh,Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Trong lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa giành chiến thắng ở Ukraine, đang xuất hiện một số ý kiến gợi ý Trung Quốc có thể xem Nga là \’gánh nặng\’ chứ không phải là \’đồng minh\’.

Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng trong hai cuộc bỏ phiếu không ràng buộc của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng trước liên quan cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

\’Chiến thắng\’ cho Mỹ

Trả lời Reuters hôm 7/4, Đại sứ Mỹ ở LHQ nói \’phiếu trắng\’ của Trung Quốc chính là \’chiến thắng\’ cho Mỹ.

\”Đó là một chiến thắng khi Trung Quốc bỏ phiếu trắng. Chúng tôi muốn họ bỏ phiếu phản đối Nga, nhưng một phiếu trắng sẽ tốt hơn là họ bỏ phiếu không,\”đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield nói với Reuters.

\”Họ tiếp tục ủng hộ Nga một cách công khai, nhưng tôi cảm thấy họ bắt đầu khó chịu.\”

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman cảnh báo hôm 6/4 rằng các biện pháp trừng phạt đối với Nga sẽ có thể khiến Trung Quốc \”hiểu rõ\” về những hậu quả mà nước này có thể phải đối mặt nếu cung cấp hỗ trợ vật chất cho Moscow.

Nói trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện vào thứ Tư, Wendy Sherman cho biết Hoa Kỳ hy vọng Trung Quốc \”nhận được một số bài học kinh nghiệm từ các lệnh trừng phạt đối với Nga\”.

\”Tôi hy vọng có một số bài học kinh nghiệm rút ra, rằng chúng ta sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt đó, và sẽ có hậu quả.\”

Theo bà Sherman, Mỹ đã nhận thấy \”dấu hiệu\” cho thấy Bắc Kinh đang lung lay với các báo cáo về thương vong dân sự và cáo buộc tội ác chiến tranh của Nga tại Ukraine.

\"Thị
Chụp lại hình ảnh,Thị trấn Bucha ở ngoại ô Kyiv, Ukraine

\”Điều đó không có nghĩa là họ không coi Nga là một đối tác. Tôi không ngây thơ. Nhưng họ cũng đã công khai nói rằng đó không phải là một liên minh. Và chắc chắn, họ cũng kinh hoàng vì những gì đã xảy ra ở Bucha.\”

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres hôm thứ Ba 5/4 đã kêu gọi mở một cuộc điều tra tội ác chiến tranh về việc giết hại dân thường ở thị trấn Bucha của Ukraine.

Ngày 5/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng Nga đã giải thích một cách có hệ thống lập trường của mình về tình hình ở Bucha, nhưng phương Tây \”nhắm mắt đưa tai\” và không sẵn sàng lắng nghe.

\”Thông tin đã được chuyển đi. Nhưng, mặt khác, có một ấn tượng rằng phương Tây tập thể chỉ nhắm mắt đưa tai và không muốn nghe về bất cứ điều gì. Đây là một thực tế đáng tiếc.\”

Trung Quốc đã mô tả các báo cáo và hình ảnh về các vụ giết hại dân thường ở Ukraine là đáng lo ngại, đồng thời kêu gọi phải được điều tra thêm, mặc dù không đổ lỗi cho Nga.

Ngày 6/4, về vụ ở Bucha, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, mọi chỉ trích \”đều phải dựa trên sự thật, trước khi có kết luận điều tra, các bên phải giữ kiềm chế, tránh sự chỉ trích vô cớ\”.

Ông Triệu Lập Kiên nói Trung Quốc ủng hộ mọi sáng kiến và biện pháp có lợi cho hoà dịu cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine.

\"Tổng
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Putin đã hội đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và dự lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022 hôm 04/02

Biden cảnh báo

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo ông Tập Cận Bình trong cuộc gọi điện video vào tháng Ba về \”hậu quả\” nếu Trung Quốc giúp Nga chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây hoặc cung cấp hỗ trợ quân sự.

Biden sau đó nói rằng Trung Quốc biết tương lai kinh tế của họ gắn liền với phương Tây chứ không phải Nga.

Quan điểm Trung Quốc?

Ngày 4/4, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị điện đàm với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba.

Bộ trưởng Vương Nghị nói thái độ cơ bản của Trung Quốc trên vấn đề Ukraine là thúc đẩy đàm phán hòa bình.

Ông Vương nói Trung Quốc hoan nghênh Nga và Ukraine tiến hành đàm phán hòa bình, \”bất kể khó khăn lớn như thế nào, bất đồng nhiều như thế nào, cũng phải kiên trì định hướng đàm phán hòa bình, cho đến khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn và hòa bình\”.

Trước đó, tối ngày 1/4, tại Bắc Kinh, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp trực tuyến với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.

Theo phía Trung Quốc, ông Tập có đề cập vấn đề Ukraine, nhấn mạnh \”ngăn chặn mở rộng xung đột cục bộ\”.

Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố tại cuộc họp với EU: \”Không thể gây tác động đến hệ thống kinh tế thế giới hiện nay một cách liều lĩnh, càng không thể chính trị hóa, công cụ hóa và vũ khí hóa kinh tế thế giới, dẫn tới khủng hoảng trầm trọng trong các lĩnh vực như tài chính, thương mại, năng lượng, công nghệ, lương thực, chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng thế giới.\”

Trung Quốc và Nga ngày càng trở nên thân thiết dưới thời Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chỉ vài tuần trước khi chiến tranh bắt đầu, ông Tập và ông Putin đã gặp nhau tại Bắc Kinh và đưa ra một tuyên bố chung mô tả mối quan hệ của họ là \”không có giới hạn\”.

Tuy vậy, một bài trên báo Hong Kong South China Morning Post ngày 6/4 chỉ ra rằng liên kết của Bắc Kinh với Moscow không chỉ có thể gây ra những hậu quả về uy tín sau cuộc chiến Ukraine mà còn đang trở thành vấn đề gây tranh cãi trong nước.

Bài này, của Yuan Jiang, nói một nước Nga \’phụ thuộc\’ vào Trung Quốc chưa chắc đã có lợi ích cho chính Bắc Kinh.

Thay vào đó, bài này biện luận rằng Bắc Kinh \”có thể sử dụng Moscow như một con bài thương lượng để hàn gắn mối quan hệ với phương Tây xa xôi, và đổi lấy những thỏa hiệp của phương Tây ví dụ như nới lỏng các lệnh trừng phạt của Mỹ.\”

Ngày 5/4, tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân nói Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh đối thoại và đàm phán là lối thoát duy nhất để mở ra cánh cửa hòa bình.

Theo ông, Trung Quốc kêu gọi Mỹ, NATO, Liên minh châu Âu và Nga triển khai \”đối thoại toàn diện, nhìn thẳng vào mâu thuẫn dồn nén trong nhiều năm qua, tìm ra giải pháp, thúc đẩy tạo dựng khung an ninh khu vực cân bằng, hiệu quả và bền vững\”.

Tuy vậy, đài Trung Quốc China Radio International hôm 7/4 đăng bài cứng rắn, nói: \”Khủng hoảng Ukraine là cạm bẫy mới do Mỹ—kẻ chủ mưu Chiến tranh Lạnh đặt ra trong thế kỷ 21, âm mưu qua đó để làm tiêu hao sinh lực của Nga, kiểm soát châu Âu, từ đó bảo vệ bá quyền tuyệt đối của mình trên thế giới.\”

Bài này nói: \”Trung Quốc là một mục tiêu khác của Mỹ trong xung đột Nga – Ukraine. Khi Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh \”Trung Quốc không muốn trông thấy tình hình hiện nay\”, các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu lại thừa cơ tấn công Trung Quốc, gây áp lực và yêu cầu Trung Quốc tham gia trừng phạt Nga, và tách ra một cách ác ý các nước phương Tây và Trung – Nga là hai nhóm đối lập, điều này đúng là tư duy Chiến tranh Lạnh điển hình.\”

Ngày 6/4, tại buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên còn nói đối với châu Âu, chiến tranh và trừng phạt sẽ mang lại làn sóng người tị nạn, nguồn vốn chảy ra ngoài và khan hiếm về năng lượng.

\”Đối với Mỹ, chiến tranh và trừng phạt lại khiến nước này vụ lợi và kiếm bộn tiền trong rối ren,\” ông Triệu nói.

\”Lịch sử và thực tế đã cho thấy rõ ràng rằng các biện pháp trừng phạt không thể đảm bảo hòa bình hay an ninh, và sẽ chỉ dẫn đến tình trạng được-mất, tác động sâu hơn đến nền kinh tế thế giới vốn đang suy yếu và hệ thống kinh tế toàn cầu hiện có.\”

\”Nếu Mỹ nghiêm túc trong việc xoa dịu tình hình Ukraine, họ nên ngừng đổ thêm dầu vào lửa, ngừng áp đặt các biện pháp trừng phạt, ngừng những lời nói và việc làm mang tính ép buộc và thực sự cam kết thúc đẩy hòa đàm,\” ông Triệu Lập Kiên nói.

Bài Liên Quan

Leave a Comment