- George Wright
- BBC News
8 tháng 4 2022
Vụ giết hại thường dân ở Bucha gần thủ đô Kyiv làm dấy lên những cáo buộc Nga gây ra tội ác chiến tranh, một số ý kiến cho rằng Moscow thậm chí còn đi xa hơn nữa.
\”Đó thực sự là tội ác diệt chủng, những gì bạn đã thấy ở đây\”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu từ Bucha.
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đồng tình rằng các vụ sát hại thường dân ở Bucha và các thị trấn khác gần thủ đô Kyiv \”phải được gọi là hành động diệt chủng và bị xử lý như vậy\”.
Thủ tướng Anh Boris Johnson nói các cuộc tấn công nhằm vào dân thường ở Bucha \”không khác diệt chủng là bao\”.
Nhưng liên minh quân sự Nato của Mỹ và phương Tây đã ngừng sử dụng từ này để mô tả những gì đang diễn ra ở Ukraine.
Vậy có trường hợp nào để cáo buộc quân đội Nga đã gây ra điều bị gọi là \”tội ác của mọi tội ác\”?
Diệt chủng là gì?
Diệt chủng được coi là tội ác nghiêm trọng nhất chống lại loài người.
Nó được định nghĩa là một cuộc tiêu diệt hàng loạt một nhóm người cụ thể, ví dụ vụ tàn sát Holocaust cướp đi sinh mạng 6 triệu người Do Thái trong Thế Chiến II.
Công ước ngăn ngừa và xử phạt tội ác diệt chủng của Liên Hiệp Quốc định nghĩa diệt chủng là bất kì hành vi nào sau đây \”với mục đích tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc nhóm tôn giáo\”:
- Sát hại các thành viên của nhóm người đó
- Gây nên những tổn hại nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với các thành viên của nhóm người đó
- Cố tình buộc nhóm người đó phải chịu những điều kiện sống được tính toán nhằm gây nên sự tiêu vong toàn bộ hoặc một phần nhóm người đó
- Áp đặt các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sinh đẻ trong nhóm người đó
- Dùng vũ lực chuyển trẻ em trong nhóm người đó sang một nhóm khác
Nga có phạm tội diệt chủng ở Ukraine không?
Điều này không được đồng thuận.
Eugene Finkel, phó giáo sư về các vấn đề quốc tế tại Đại học Johns Hopkins, tin rằng nạn diệt chủng đang diễn ra ở Ukraine. Ông nói có bằng chứng về các vụ giết người được thực hiện ở Bucha và những nơi khác với những người mang quốc tịch Ukraine.
\”Đó không chỉ là giết người, đó là nhắm vào một dân tộc.\”
Tuy nhiên, chính những lời lẽ hùng hồn từ Moscow đã dẫn đến ý định diệt chủng, ông Finkel nói.
Ông chỉ ra bài báo có tiêu đề \”Nga nên làm gì với Ukraine?\” được hãng truyền thông Ria của Nga đăng tải trong tuần này.
Bài báo lập luận rằng Ukraine \”không thể là một quốc gia\” và ngay cả tên nước này \”rõ ràng không thể được giữ lại\”; giới tinh hoa dân tộc chủ nghĩa Ukraine \”cần phải bị loại bỏ, cải tạo lại là điều không thể\” – tác giả bài báo Timofei Sergeytsev viết.
Ý kiến của Sergeytsev dựa trên tuyên bố vô căn cứ rằng Ukraine là một quốc gia của Đức Quốc xã, lập luận rằng một phần lớn người dân cũng phạm tội vì họ là \”Nazi thụ động\”, vì vậy là những kẻ đồng lõa. Sau khi chiến thắng của Nga diễn ra, những người này sẽ phải đi cải tạo lại ít nhất một thế hệ và điều đó \”không thể tránh khỏi việc phi Ukraine hóa\”.
\”Đối với tôi, sự thay đổi giọng điệu mấy tuần gần đây ở Nga, đặc biệt của tầng lớp tinh hoa là thời điểm mà chúng ta gọi là ngưỡng ý định, không chỉ để phá hủy một quốc gia… mà còn để phá hủy một định danh dân tộc\”, phó giáo sư Finkel nói.
\”Mục tiêu của cuộc chiến là phi Ukraine hóa … họ không tập trung vào đất nước, họ đang tập trung vào người Ukraine.\”
Gregory Stanton, người sáng lập và chủ tịch của tổ chức Quan sát diệt chủng, nói rằng có bằng chứng \”cho thấy quân đội Nga trên thực tế, phần nào đang có ý định tiêu diệt nhóm người Ukraine\”.
\”Đó là lý do tại sao họ nhắm vào dân thường. Họ không chỉ nhắm vào binh lính và quân đội.\”
Ông nói những tuyên bố của Tổng thống Putin trước cuộc xâm lược rằng cuộc chiến kéo dài 8 năm ở miền đông Ukraine giống như một cuộc diệt chủng là điều mà một số học giả gọi là \”phản chiếu\”.
\”Thường thì thủ phạm của tội ác diệt chủng sẽ buộc tội phía bên kia (những nạn nhân mục tiêu ) là có ý định diệt chủng trước, trên thực tế, thủ phạm mới là người làm việc đó. Đó là những gì xảy ra trong trường hợp này.\”
\’Bằng chứng chưa đủ mạnh\’
Tuy nhiên, các chuyên gia khác về vấn đề diệt chủng nói rằng còn quá sớm để xác định các hành động tàn bạo của Nga nằm trong phạm trù đó.
Theo Jonathan Leader Maynard, giảng viên chính trị quốc tế tại King\’s College London, bằng chứng vẫn chưa rõ ràng theo cách diễn đạt chặt chẽ của Công ước ngăn ngừa và xử phạt tội ác diệt chủng.
Điều đó không hẳn là diệt chủng đang không diễn ra, ông Maynard nói \”rất rõ ràng\” những hành động tàn bạo đang xảy ra – chỉ là chưa tới mức đó.
\”Có khả năng những hành động tàn bạo đó là tội ác diệt chủng hoặc có thể leo thang thành tội ác diệt chủng trong tương lai, nhưng các bằng chứng vẫn chưa đủ mạnh.\” – ông Maynard nói.
Tuy nhiên, ông chỉ ra những lời lẽ \”gây rối sâu sắc\” của Tổng thống Nga khi phủ nhận sự tồn tại trong lịch sử của Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập. Nó minh họa một \”lối suy nghĩ diệt chủng\” khi Vladimir Putin tin rằng Ukraine \”không có thật, vì vậy họ không có quyền tồn tại\”.
Nguy cơ diệt chủng đang gia tăng do kiểu nói phát ngôn này, \”nhưng chúng ta không thể tự động cho rằng những lời lẽ này sẽ dẫn đến những hành động thực tế\”.
Đối với giáo sư Philippe Sands, giám đốc Trung tâm Tòa án và Tòa án Quốc tế tại Đại học College London, dường như bằng chứng về tội ác chiến tranh khi nhắm vào dân thường và cuộc bao vây thành phố cảng Mariupol có vẻ là tội ác chống lại loài người.
Nhưng ông Sands cho biết để chứng minh tội ác diệt chủng theo luật pháp quốc tế, người khởi tố phải chứng minh được ý định tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần của nhóm người. Và các tòa án quốc tế đã đặt ra một ngưỡng rất cao để chứng minh điều đó.
Ý định diệt chủng có thể được chứng minh qua bằng chứng trực tiếp mà thủ phạm nói rằng họ đang giết người để tiêu diệt nhóm người đó. Giáo sư Sands tin rằng điều này khó xảy ra trong trường hợp của Ukraine.
Ý định cũng có thể được suy ra từ các hành vi, \”nhưng điều này rất khó\”, giáo sư Sands nói thêm. Vẫn chưa đủ thông tin về ý định của những người Nga được cho là đã thực hiện các hành động tàn bạo.
\”Tiến vào một ngôi làng và hành quyết phần lớn đàn ông của một nhóm người cùng chủng tộc hoặc một nhóm tôn giáo một cách có vẻ có hệ thống – nếu đó là những gì đã xảy ra ở Bucha – có thể là một dấu hiệu cho thấy ý định diệt chủng\”, ông Sands nói.
\”Nhưng ở giai đoạn này, chúng tôi không có đủ bằng chứng để biết chính xác điều gì đã xảy ra và tại sao. Tôi nghĩ nên hết sức cảnh giác trước các dấu hiệu của ý định diệt chủng, khi cuộc chiến chuyển sang phía đông Ukraine và ngày càng trở nên tàn khốc.\”
Alex Hinton, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Diệt chủng và Nhân quyền tại Đại học Rutgers, cho rằng tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người dường như đang diễn ra ở Ukraine thông qua việc ném bom xóa sổ một khu vực và nhắm vào dân thường.
Tổng thống Putin đang bày ra những lời lẽ mang tính diệt chủng, nhưng điều này cần phải được liên hệ rõ ràng với những hành động tàn bạo trên thực tế để chứng minh ý định diệt chủng – ông Hilton cho biết.
\”Tôi sẽ không nói đây là tội ác diệt chủng như [Tổng thống] Zelensky đã tuyên bố, nhưng tôi muốn nói rằng đang có các tín hiệu cảnh báo. Rủi ro là rất lớn\”, ông nói.
Dù Nga có diệt chủng hay không sẽ không làm lu mờ điều mà Alex Hinton cho là những hành động tàn ác rõ ràng do quân đội Nga gây ra ở Ukraine.
\”Chúng ta biết những tội ác tàn bạo đang diễn ra và bắt buộc phải hành động. Đây không nên là tình huống mà chúng ta nghĩ rằng mình chỉ hành động khi đó là tội ác diệt chủng.\”