Hành vi thù hằn đối với người Nga đang gia tăng ở Nhật Bản

Đăng ngày: 23/04/2022

\"\"
\"\"
Đoàn người biểu tình phản đối việc Nga xâm lược Ukraina tại Tokyo, Nhật Bản ngày 05/03/2022. REUTERS – KIM KYUNG-HOON

Phan Minh

Trong những ngày gần đây, Nhật Bản đánh giá xung đột Nga-Ukraina đang ngăn cản các cuộc thảo luận về một hiệp ước hòa bình với Nga về quần đảo Kuril. Và không khí bài Nga ở Nhật Bản ngày càng gia tăng, đến mức các nhà chức trách Nhật Bản, thông qua tiếng nói của ngoại trưởng Yoshimasa Hayashi hôm 19/04/2022 đã phải lên tiếng kêu gọi người dân xứ hoa anh đào chấm dứt các hành vi bài ngoại đối với người Nga.

Từ Tokyo, thông tín viên Bruno Duval tường trình :

« Cút đi, hãy cút về nước ! Đồng bọn của lũ diệt chủng chẳng có lý do gì để ở lại Nhật Bản ! Chết đi ! »

Diyana nhận được những tin nhắn kiểu này hàng ngày…

Diyana nói : « Tôi đếm được hơn 300 người liên tục quấy rối tôi trên Twitter. Dù tôi có nói đi nói lại trên kênh YouTube của mình rằng tôi phản đối cuộc chiến này, thế nhưng tôi vẫn bị sỉ nhục từ sáng đến tối. Thật đáng buồn. Và điều đó đương nhiên làm tôi sợ. »

Những bức thư đe dọa nặc danh, những cuộc điện thoại mang tính xúc phạm cũng là những gì Daya và mẹ mình Anastasia phải hứng chịu.

Anastasia nói : « Sự hiếu chiến này thật điên rồ, chúng tôi tham gia hiệp hội giúp đỡ những di dân Ukraina ở Nhật Bản ! Tôi thực sự lo cho con gái hai tuổi của mình. Tôi sợ rằng nếu không khí bài Nga này kéo dài, con bé sẽ bị bắt nạt trong nhà trẻ. »

Một khách sạn đã giăng biển không tiếp khách Nga ở cửa. Một nhà ga tàu hỏa lớn ở Tokyo đã dẹp tất cả các biển chỉ dẫn bằng chữ Cyril, vì lo ngại chúng sẽ gây ra « cảm xúc khó chịu » cho người dân Nhật Bản. Cũng ở Tokyo, cửa sổ của một nhà hàng Nga đã bị phá hoại.

Cách đây hai năm cũng từng có một làn sóng bài ngoại tràn vào Nhật Bản. Vào thời điểm đó, các lời lẽ và hành động bài Trung Quốc đã tăng lên gấp bội. Bởi những bệnh nhân mắc Covid-19 đầu tiên được xác định ở nước này đều là những người đến từ Trung Quốc.

Bài Liên Quan

Leave a Comment